K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2016

1, Uống nước nhớ nguồn: khi được hưởng thụ thành quả phải biết ơn người đã có công vun trồng gây dựng nên.
2, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: khi được hưởng thụ thành quả thì phải nhớ phải biết ơn người đã gây dựng nên.
3, Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: trong cuộc sống phải biết cân nhắc lòi nói cho đúng và hợp lòng, hợp ý người.

11 tháng 4 2017

1. Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

2. câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

3. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.

BN THẤY ĐÚNG THÌ TS CHO MK NHA !!! THS NHÌU

LM
Lê Minh Vũ
CTVHS VIP
28 tháng 4 2021

Giải thích ý nghĩa câu nói: "Lời nói chẳng mất tiền mualựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữLời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh.

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.

Tham khảo Giải thích câu nói: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Văn mẫu lớp 7 - Yêu văn

14 tháng 12 2017

Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp ứng xử. Vì vậy, ta cần phải cẩn trọng trong từng lời ăn, tiéng nói. Để nhắc nhở con cháu về cách đối nhân xử thế ông cha ta đã dạy con cháu bằng câu ca dao:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau​

Vậy câu ca dao trên có nghĩa là gì ? Câu ca dao trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
Thế thì tại sao khi giao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự? Trong đời sống ta ko thể tồn tại một cách lẽ loi, đơn độc mà phải tập hợp thành cộng đồng, ở đó, chúng ta có những mối wan hệ khác nhau mà lời nói là công cụ giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau. Hơn nưã lời nói là một trong những phương tiện để đánh giá phẩm chất của con người. Chẳng hạn như:Trong một lớp học àm lớp trưởng là người ôn hòa, lịch sự thì nói gì ai cũng nghe theo; một ông gám đốc dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự với nhân viên thì nhân viên sẽ phục tùng 
Làm thế nào để thực hiên lời dạy trên? Trong giao tiép chúng ta cần phải ăn nói lịch sự, từ tốn, lời nói phải có đầu, có duôi. Trong nhìu trường hợp mà người ta dùng cách giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên ko phải "cho vừa lòng nhau" mà ta dùng cách ăn nói xu nịnh. Cách sử sự như vậy ko tốt, cần phải tránh
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 pài hox cho kon người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho kon người. Pản thân em láh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "kon ngoan trò giỏi"

14 tháng 12 2017

Ngôn ngữ hay nói cách khác là lời nói là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá con người và qua lời nói ta có thể thể hiện thái độ tình cảm với mọi người. Vì vậy cần có những lời nói đúng chừng mực và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Đó chính là nội dung của câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đúng như vậy, qua lời nói ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, hay trình độ văn hóa của người nói. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.

Lời nói ra của bản thân mình, do mình phát ra chứ ta không phải dùng tiền bạc để mua bất cứ của ai, vì vậy mới nói “lời nói chẳng mất tiền mua”, dẫu rằng như vậy nhưng mỗi khi lời nói được phát ra thì lại là vô giá, như câu ví “lời nói gói vàng” là như vậy. Ông cha ta đã có câu: “phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” cũng là để làm rõ hơn về giá tri của lời nói. Cho dù một ai có mắc lỗi đi chăng nữa nhưng thay vì chửi bới, dùng những lời lẽ thô tục để nói họ thì hay giữ thái độ bình tĩnh và ôn tồn nhẹ nhàng nói với họ, như vậy vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Nhưng “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ở đây cũng không có nghĩa là phải nói dối, che giấu sự thật để người nghe được vừa lòng, đó không phải là “lựa lời” mà là “nói dối”, điều này không được mọi người ủng hộ. Thay vì nói dối thì hãy nói đúng sự thật nhưng với một thái độ chân thành nhất, đây cũng là một cách “lựa lời”.

Câu tục ngữ đưa ra một bài học, một cách sống nghe có vẻ dễ dàng, tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người không thực hiện được. Những người này vẫn có những lời lẽ thiếu suy nghĩ, thậm chí xúc phạm đến người khác. Ta luôn nhớ mãi hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp hơn đời như thế/ Người với người sống để yêu nhau”. Vậy thì có lý do gì mà chúng ta không dành những lời nói tốt đẹp cho nhau để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, và cuộc sống thêm ý nghĩa.

Câu tục ngữ nào cũng truyền đạt cho ta một bài học quý giá và câu tục ngữ này cũng vậy, bài học về cách sử dụng lời nói trong đời sống hàng ngày là một bài học rất thiết thực và ý nghĩa

Tham khảo:

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. ... Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

21 tháng 12 2021

Bạn lấy trên mạng à hum

22 tháng 12 2016

hai tuc ngu tren giup chung ta hieu duoc ve dao li lam nguoi.long ton kinh,su biet on ko the thieu trong moi con nguoi ,dac biet la the he tre hom nay chung ta luon phai trau doi nhung pham chat cao quy do, hay biet ren luyen ,phan dau bang nhung hanh dong nho nhat vi no ko tu co trong chung ta. chung ta phai biet on nhung nguoi da co cong dan dat ta trong cuoc song nhat la doi voi nhung nguoi trucc tiep giup do chi bao ta nhu cha me,thay co . bai hoc do se mai mai la mnot kinh nghiem song an chua trong hai cau tuc ngu tren va no co vai tro tac dung rat lon doi voi cuoc song tren hanh tinh nay

 

25 tháng 12 2016

wtf trả lời ko dấu ***** hiểu

Trong cuộc sống hàng ngày, con người trong xã hội trao đổi những vấn đề về công việc, tình cảm với nhau thông qua hành động giao tiếp, hay nói cách khác, con người dùng ngôn ngữ, lời nói để giao tiếp với nhau. Trong cuộc giao tiếp ấy, con người có thể đem lại niềm vui cũng như hài lòng cho nhau thông qua những lời nói khéo léo, thân tình, tránh được những xích mích, hiểu lầm không đáng có. Nói về cách ứng xử, giao tiếp này, ông cha ta xưa kia cũng có một câu tục ngữ nói về vấn đề này: “ Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, bởi nó phản ánh được đúng ý nghĩa, mục đích của các cuộc giao tiếp, đồng thời câu tục ngữ cũng như lời khuyên chân thành, lời nhắn nhủ của ông cha ta với các thế hệ hậu bối về cách ững xử khéo léo trong giao tiếp cũng như cách xử dụng lời nói của mình sao cho phù hợp, đạt được mục đích giao tiếp cao nhất của các cuộc giao tiếp. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp chính là cách thức con người trao đổi tư tưởng, tình cảm với nhau. Do đó, trong một ngày ta có thể tiếp xúc với rất nhiều người. Tuy nhiên,trong quá trình tiếp xúc này, ta có gây được thiện cảm với họ hay không lại hoàn toàn vào cách xử dụng ngôn ngữ của chúng ta.

“Lời nói chẳng mất tiền mua”, lời nói là cách con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người. Lời nói là cái vốn có, vì vậy nó được chi phối, điều tiết bởi chính bản thân người nói. Có thể nói điều này, điều kia, nói nhiều, nói ít không bị giới hạn, tùy vào mục đích sử dụng của con người. Vì vậy, lời nói “không mất tiền mua”. Ở đây, các tác giả dân gian như muốn nói với chúng ta về một sự thật hiển nhiên, tưởng chừng như ai cũng biết. Song, hàm ý của câu nói lại hoàn toàn nằm ở vế sau của câu tục ngữ : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nếu ở vế đầu, các tác giả dân gian trình bày về một đặc điểmcủa lời nói thì ở vế này, lại nhấn mạnh vào lời nhắn nhủ. Vì lời nói không mất tiền mua, vì vậy con người có thể thoải mái sử dụng lời nói của mình mà không gặp bất cứ rào cản nào. Nhưng, lời nói có thể dễ dàng nói ra, nhưng không phải lời nói nào cũng “đi” vào tai người nghe. Người nói có gây thiện cảm với người nghe được không thì còn hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng lời nói của người nói. Các tác giả dân gian khuyên nhủ chúng ta nên có sự lựa chọn phù hợp, sao cho vừa đáp ứng được bối cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp mà vừa tạo được sự ấn tượng, thiện cảm ở người nghe.

Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa là một lời khuyên về cách ứng xử của ông cha cho thế hệ con cháu, vừa thể hiện được phong cách sống khéo léo, uyển chuyển của nhân dân ta. Người dân Việt Nam nổi tiếng với bạn bè quốc tế là một quốc gia chuộm hòa bình, hiếu khách, thân thiện. Sự thân thiện này một phần nằm ở cách cư xử khéo léo, linh hoạt trong mọi trường hợp, trong mọi tình huống giao tiếp. Cùng trong một trường hợp giao tiếp, nhưng người Việt Nam luôn sử dụng lời nói của mình sao cho khéo léo nhất, tránh mất lòng người nghe, gây thiện cảm với người đối diện.

Tuy nhiên, sự khéo léo trong cách ứng xử, sự linh hoạt, chọn lựa trong lời nói không có nghĩa là nói là những lời giả dối, nịnh bợ hợm hĩnh chỉ mong vừa lòng người khác, nâng vị trí của mình trong lòng người ta. Bởi, những lời nói không thật lòng thường biến ta thành những con người giả dối, ấn tượng về ta trong lòng người khác không hơn không kém chỉ là một kẻ nịnh bợ, rào trước đón sau một cách hợm hĩnh. Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vừa khuyên nhủ con người cần có sự khéo léo trong việc sử dụng lời nói nhưng cũng đề cao tính chân thực trong lời nói ấy. Trong những trường hợp cần bị phê bình, lên án thì ta vẫn phải nói thẳng, nói thật. Tùy vào từng đối tượng, hoàn cảnh mà mức độ lời nói của ta khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, khuyên bảo về những khuyết điểm của người khác, ta cần sử dụng những lời nói sao vừa đủ để nhắc nhở song không làm người ta tổn thương đến lòng tự trọng.

Như vậy, câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa nói về cách ứng xử của con người với nhau trong xã hội. Vì, lời nói thân tình có thể thắt chặt mối quan hệ tình cảm của con người với con người, làm cho xã hội trở nên bền vững, tốt đẹp hơn.

14 tháng 4 2016

Câu tuc ngữ muôn nói khi chúng ta giao tiếp với nhau thì nên lựa những lời hay ý đẹp để nói ,để hai bên cảm thấy vui vẻ , thoải mái khi nói chuyện và tránh những lời nói khó nghe.

29 tháng 4 2019

Lời nói là một trong những phương tiện giao tiếp của chúng ta nhằm trao đổi tâm tư tình cảm của bản thân Lời nói nó có giá trị vô cùng đặc biệt và quan trọng chính vì thế khi ta nói ra thì cần phải lựa lời tức là chọn lựa những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh. Câu tục ngữ : “Lời nói chẳng mất tiền mua./Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Đã đưa ra một lời khuyên rất chân thành đó là hãy suy nghĩ trước khi nói, nói những lời hay lẽ phải để không làm mất lòng người khác, không khiến họ bị tổn thương.

t.i.c.k nha 

29 tháng 4 2019

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Thật vậy, lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người. Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp, con người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả tốt hơn. Mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều mà cũng có lời hay, lời đẹp, cũng có lời thô, lời tục. Người khôn phải biết lựa chọn để nói lời hay, lời đẹp. Lời nói là một thứ công cụ, nhưng có thể lựa chọn được tuỳ theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Ví thế, ông cha ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm trong tầm tay của mỗi người. Nếu chọn đúng lời nói sẽ gây hiệu quả lớn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Vậy muốn lời nói làm vừa lòng nhau thì chúng ta cần phải chọn lời nói thích hợp với đối tượng, hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm. Mỗi lời nói hợp với người, hợp với cảnh sẽ làm cho quan hệ tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc “lựa lời”. Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp cần phải có quá trình học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài. Chúng ta phải biết nói những lời nói chân thật và sau đó là lựa chọn những lời nói đẹp, nói hay để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng lựa lời đẻ nói, để xuê xoa mọi chuyện mà có lúc chúng ta cần nói thật.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Vì vậy chúng ta cần tự rèn luyện cách nói năng văn minh lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

16 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHÉ BẠN

Một truyền thống tốt đẹp của ngàn đời để lại đó là phẩm chất uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đạo lý đó đã thức tỉnh cho nhiều người về sự biết ơn và những đối đáp của họ với những con người đã có công ơn.       

Câu nói này là câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta, nó là một bài học dậy dỗ chúng ta cần biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta ăn và ở đây đối với những người đã trồng cây và tạo nên quả ngọt cho chúng ta chúng ta cần biết ơn và có những thái độ để bảo tồn và phát triển truyền thống đó của dân tộc, những người trồng cây đã cố gắng để tạo nên những cây tốt tươi và từ đó kết trái cho chúng ta hưởng thụ, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo nên những điều rất tốt và mang những giá trị sâu sắc, những người cố gắng để tạo nên thành quả để cho chúng ta ăn thì chúng ta cần phát huy và tôn tạo nó một cách sinh động và hấp dẫn hơn.

Câu nói này nó không chỉ dừng lại ở vấn đề người trồng và người ăn quả ý nghĩa của nó sâu rộng hơn, qua đó nó vừa là động lực để cho con người ý thức và trách nhiệm được tấm lòng biết ơn thành kính của mình, những điều đó đã tác động lớn không chỉ đến với mỗi người mà đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, những điều đó đã tạo nên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ, khi cha mẹ sinh ra chúng ta đã có công lao sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta cần biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, khi thầy cô dạy cho chúng ta những bài học hay có ích chúng ta cần biết ơn thầy cô vì những bài học đó, nó góp phần không chỉ tạo ra những lòng biết ơn đơn thuần mà điều đó đã thấm nhuần tư tưởng của mỗi chúng ta.

Những đạo lý đó không chỉ để lại cho chúng ta bài học quý giá mà nó còn là câu tực ngữ hay được lưu truyền rộng rãi và trở thành kim chỉ nan dậy dỗ và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống ấy mang giá trị lớn sâu sắc, nó không chỉ làm cho con người, ngày càng ý thức được niềm tin và trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Ý nghĩa mà câu nói muốn để lại đó là lòng biết ơn sây sắc, truyền thống đó không chỉ diễn ra mới mà đó đã được đúc kết từ ngàn đời, đó là những điều kiện sống mới và chúng ta cần trùng tu và phát triển nó phù hợp với tình hình của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển chúng ta ngày càng phải có những giá trị đó, đó là niềm tin và là một chuẩn mực của con người.

Những người đã có công rất lớn trong công cuộc phát triển và gây dựng đất nước như chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn được người đời biết ơn đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống đó của dân tộc mình, những hình ảnh đó đã làm cho dân tộc của chúng ta thêm vẻ vang và có nhiều những đóng góp lớn lao đối với một dân tộc có nhiều truyền thống tốt đẹp, ngày nay Việt Nam ngày càng có nhiều những ngày để báo đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô, hay những người đã có công với đất nước, như ngày lễ vu lan đây là ngày lễ tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ, ngày giỗ tổ Hùng Vương thì là ngày tưởng nhớ đến vị vua đã có ông xây dựng đất nước ta, chúng ta cần phải có những lòng biết ơn thành kính đối với dân tộc ta.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được truyền đời từ xa xưa đến nay, nó đang được bù đắp và ngày càng phát triển mạnh mẽ, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt của dân tộc, nó không chỉ tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người mà cũng làm nên những điều quan trọng và luôn nhằm giáo dục ý thức của con người, mỗi người đều cần phải học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc, hiện nay cũng có rất nhiều những tấm gương về lòng biết ơn, và họ đã có những việc làm to lớn để đền đáp lại những sự báo hiếu đối với cha mẹ, đối với một người con luôn có những thái độ biết ơn và thành kính đối với cha mẹ của mình, luôn nghe lời và chăm sóc cha mẹ chu đáo.

Đối với đất nước đã tạo nên những thành quả lớn khi chúng ta là thế hệ sau của đất nước, và chúng ta đã được hưởng những thành quả của sự tự dao và một cuộc sống ấm no do ông cha ta đã đổ xương máu ra để có được, chúng ta cần phải có sự tự hào về những điều đó những điều đó góp phần làm nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, mỗi người đều là những tấm gương sáng có thể đền đáp và báo hiếu công ơn của ông cha bằng những việc làm đền ơn đáp nghĩa, đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng nay đã được nhà nước trao tặng huân huy chương cao quý và nó góp phần quan trọng nên cho những lòng biết ơn của chúng ta.   

Chúng ta cần phát huy và biết ơn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một truyền thống tốt và chúng ta cần bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, mỗi chúng ta đều có thể học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc ta nó không chỉ là một truyền thống quý báu mà còn để lại cho chúng ta những điều thật ý nghĩa và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

16 tháng 9 2016

Ý nghĩa của 2 từ trên là:Phải nhớ đến cội nguồn tổ tiên của mình không được quên nhưng người đã giúp mình giù là nhưng việc nhỏ nhất!!!!!!!!

4 tháng 10 2016

    Ông cha chúng rta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ đến những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam ta như hôm nay. Nhưng đó không chỉ là các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ người Việt Nam ta đã cùng chung sức, chung lòng mới có được đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh nnhư hôm nay. Chúng ta, những thế hệ cháu con phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của ông cha ta và không ngừng phát huy những thành quả mà những người đi trước đã nhọc nhằn mang lại. Đây chính là lời khuyên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến mọi người chúng ta và muôn dời con cháu mai sau.Được hưởng một nền độc lập, tự do như hôm nay nhiều bạn HS đã quên mất một điều rằng cuộc sống hôm nay được đổi bằng máu xương, mồ hôi và nước mắt của bao lớp người đi trước. Câu tục ngữ là một lời khuyên với chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây đó. Trồng được một quả ngọt phải đổ bao nhiêu mồ hôi và phải dãi dầu mưa nắng. Như ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng m,ột thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. “ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp này hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ vậy ai là người đã làm ra thành quả của ngày hôm nay? Trước hết đó là cha, mẹ người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng từ khi ta còn bé cho đến ngày lớn khôn. Họ là người luôn dõi theo từng bước đi của chúng ta, an ủi, động viên, dìu dắt chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội. Đó là thầy, cô giáo - người đã cho chúng ta ánh sáng tri thức - một hành trang qúi giá nhất để chúng ta vững bước vào đời. Đó là những anh bộ dội, những chị thanh niên xung phong đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cùng một phần xương máu của mình để góp phần tạo nên cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Đó là những nhà khoa học đã dốc sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm giàu cho xã hội, cho chúng ta được hưởng thụ và còn biết bao nhiêu người khác nữa đang âm thầm cống hiến mà không cần được tôn vinh. Những con người đó dù ở vị trí nào vẫn luôn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước...Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí cả xương máu, cả cuộc đời để đem lại “quả ngọt” cho đời. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên cuộc đời này? Đó bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau đã sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời

 

16 tháng 9 2016

/hoi-dap/question/90892.html mik tl rồi nhè!!!!!!!