K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

-Bài Đồng chí:

+Tóm tắt nội dung:vẻ đẹp chân thực giản dị của anh bộ đội thời chống Pháp và tình đồng chí sâu sắc,cảm động

+Đặc sắc nghệ thuật: chi tiết,hình ảnh tự nhiên,bình dị, cô đọng, gợi cảm.

-Bài Đoàn thuyền đánh cá:

+Tóm tắt nội dung:Vẻ đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn của thiên nhiên,vũ trụ và con người lao động mới.

+Từ ngữ giàu hình ảnh,sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa.

-Bài Bếp lửa:
+Tóm tắt nội dung: Tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh

+Đặc sắc nghệ thuật: Hồi tưởng kết hợp với cảm xúc, tự sự,bình luận.

-Bài Viếng lăng Bác:
+Tóm tắt nội dung:Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác khi vào thăm lăng Bác.

+Đặc sắc nghệ thuật:Giai điệu, trang trọng,thiết tha, sử dụng nhiều ẩn dụ gợi cảm.

 

9 tháng 8 2021

Trl tn tui chx bn hiền?

16 tháng 9 2023

Tham khảo
loading...

17 tháng 11 2016
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
13 tháng 10 2016

      câu3   

      Mọi cái đều không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.

14 tháng 10 2016

2)Chi tiết:

Bác đến chơi đây ta với ta

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

->“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
3)Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

4) Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh  tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

 

 

thơ nào Nhi Nhí Nhảnh

30 tháng 10 2016

-Hai câu đầu

Giọng điệu miêu tả,tư sự và thoáng chút ngậm ngùi,tâm sự của người được trở về quê hương

14 tháng 9 2023

* Yêu cầu

- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

23 tháng 11 2023

ummmmmmmmmmmm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Bước 1: Nghe ý chính và ghi tóm tắt

- Tập trung lăng nghe nội dung và chú ý vào ý chính của bài nói (vấn đề trọng tâm mà người nói sẽ trình bày).

+ Chú ý phần mở đầu và phần kết thúc. Thông thường, người trình bày sẽ giới thiệu ý chính của bài nói trong phần mở đầu bằng một số mẫu câu như "Hôm nay, tôi sẽ trình bày về...", "Trong bài này, tôi muốn nhấn mạnh về vấn đề...". Những ý chính của bài cũng sẽ được nhấn mạnh ở phần kết thúc.

+ Chú ý tốc độ nói. Thường người nói sẽ nói chậm, nhấn mạnh ở những chỗ trình bày ý chính và nói với tốc độ nhanh hơn ở những ý bổ trợ.

+ Chú ý từ khóa của bài nói. Từ khóa là từ ngữ quan trong, thể hiện nội dung chính của bài nói. Thường khi trình bày ý chính, người nói sẽ nhắc đến từ khóa của bài nói.

+ Chú ý các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như: sơ đồ, bảng, hình ảnh,... Các phương tiện này thường được sử dụng để làm rõ ý chính của bài nói.

- Kết hợp lắng nghe và ghi chép bằng cách:

+ Ghi ngắn gọn bằng ngôn từ của mình, ghi dưới dạng cụm từ, từ khóa.

+ Sử dụng các kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nổi bật các ý.

+ Thể hiện các ý chính dưới dạng sơ đồ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi với người nói ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

- Trao đổi phần tóm tắt với những người nghe khác để chỉnh sửa cho chính xác.

14 tháng 9 2023

Tóm tắt Mắt Biếc – Nguyễn Nhật Ánh:

Mắt Biếc là cuốn tiểu thuyết kể về cuộc đời của Ngạn. Ngạn sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng tên Đo Đo, thuộc xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đây cũng là quê quán của tác giả. Lớn lên cùng với Ngạn là cô bạn hàng xóm có đôi mắt đẹp tuyệt trần tên Hà Lan. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan đã gắn bó với nhau cùng với những kỉ niệm đẹp như đồi sim, đánh trống trường,…

Tình bạn thời còn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan. Đến khi trưởng thành, cả hai phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học. Tuy tấm lòng của Ngạn luôn hướng về Hà Lan, nhưng Hà Lan không thể cưỡng lại những cám dỗ của cuộc sống ở nơi xa hoa chốn thành thị, và cuối cùng cô cũng ngã vào vòng tay của Dũng. Dũng là một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng thiếu đứng đắn. Ngạn rất đau khổ khi nhìn Hà Lan phải sống một cuộc sống không có hạnh phúc.