soạn bài Ôn tập văn biểu cảm Ngữ văn 7 tập 1 trang 168
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những "người lái đò" đưa thế hệ trẻ "cập bến" tương lai.
Bài làm Tôi không thể nào định nghĩa được tình thầy trò là gì? Phải chăng tình thầy trò có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn dù chỉ là một phần nhỉ? Đó là tình cảm mà bạn có thể tìm thấy được một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống. Chắc hẳn trong chúng ta cũng đã có một thời gian gắn bó bên mái trường, được học tập dưới sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của thầy cô. Xúc động làm sao khi nghĩ về hình ảnh những người giáo viên đã luôn ân cần dạy dỗ chúng ta nên người.
“ Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta trí thức”
Quả đúng là như vậy, công lao của thầy cô là to lớn biết nhường nào. Mà có lẽ là cả cuộc đời này, chúng ta cũng không thể nào đền đáp được hết. Chính các thầy cô là người lái đò đưa những thế hệ học trò cập bến tương lai. Làm sao tôi có thể quên những ánh mắt ấm áp, dịu hiền của thầy cô, những ánh mắt luôn dõi theo hình bóng của từng học trò bé nhỏ trong suốt cả quảng đời cấp sách đến trường. Hình ảnh những cô giáo trước tà áo dài thước tha. Những người thầy với vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm khắc ấy lại chứa động cả một khoảng trời yêu thương rộng lớn đã để lại trước tâm trí những người học trò chúng tôi không biết đến bao nhiêu ký ức khó phai. Không chỉ vậy, điều gây ấn tượng nhiều nhất với tôi chính là nụ cười của các thầy cô. Đặc điểm này không hẳn là kiêu sa, cũng chẳng đặc biệt gì nhưng tôi lại vô cùng trân trọng những nụ cười ấy. Vì đó chính là sự động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao, là nguồn động lực giúp tôi vươn lên trong học tập. Mỗi khi tôi phạm lỗi, vẫn là khuôn mặt quen thuộc ấy nhưng hành động đã không còn những nụ cười vui vẻ của ngày nào mà thay vào đó là một ánh mắt nghiêm nghị. Mặc dù thầy cô không la hoặc trách mắng gì nhưng tôi như đọc được một chút buồn bã và thất vọng thoáng qua những đôi mắt kia. Những lúc như vậy sao mà tôi cảm thấy ân hận quá! Vì chính tôi đã làm các thầy cô cảm thấy thất vọng. Nhưng cũng nhờ đó mà tôi nhận ra được những lỗi lầm thực sự của mình để sửa chữa.
Đến tận bây giờ tôi mới nhận ra được một điều: không phải lúc nào thầy cô cũng cười với chúng tôi nhưng chỉ cần những người thầy, người cô cười một nụ cười yêu thương thì trong tôi bổng dâng trào một niềm vui sướng giống như tôi vừa làm được một điều gì rất lớn cho thầy cô. Sao lại có thể quên những nụ cười hạnh phúc, hay những nụ cười vỗ về,an ủi. Thầy cô ơi! Các thầy cô có biét rằng những nụ cười của các thầy cô lại chính là ngọn lửa hồng sưởi ấm những trái tim nhỏ bé non nớt của đám học trò chúng con hay không? Chỉ bao nhiêu đó là mình quá may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác. Bao gánh nặng về cuộc sống, công việc, gia đình và những cực nhọc chất chồng lên đôi vai của những người giáo viên. Thật không thể nào có thể diễn tả được hết nỗi biết ơn sâu nặng cúa tôi đối với các thầy cô, những người luôn miệt mài bên những trang giáo án, truyền đến học trò chúng tôi những bài học hay và bổ ích, những người đã không quên nhọc nhằn giúp xây dựng một thế giới huy hoàng, một tương lai tươi sáng bằng con đường học vấn. Thế giới của tri thức nhân loại mới rộng lớn và bao la làm sao! Nhưng chính những người thầy người cô đã dẫn dắt chúng tôi bước vào một thế giới mà đối với các thế hệ học sinh dường như là hoàn toàn mới mẻ và lạ lẫm. Và rồi từng ngày trôi qua, tôi đã quen dần với mài trường này, nơi mà chúng tôi thường gọi là ngôi nhà thứ hai. Hình ảnh người thầy cô ân cần, tận tụy dạy cho chúng tôi không chỉ về kiến thức mà cả về những kĩ năng sống cần thiết không biết tự bao giờ đã trở thành một ấn tựợng khó phai trong ký ức những cô cậu học trò tinh nghịch ngày nào! Thầy cô đã dày công dạy dỗ chúng tôi nên người giúp chúng tôi biết thế nào là lòng nhân ái. Chính các thầy cô đã tạo nên những khoảng thời gian giúp những đứa học trò gặp gỡ, tìm hiểu nhau hơn. Thầy cô cũng như là cha mẹ của chúng tối. Dấu trường thành theo thời gian giờ đây tôi mới hiểu rằng làm giáo viên chưa hẳn là sung sướng. Tôi nghiêm khắc ghi trong tim những công ơn lớn lao của thầy cô giáo viên với niềm kính trọng nhất. Thầy cô ơi, những kiến thức được thầy cô đúc kết thành những tinh hoa của nhân loại qua boa nhiêu thế hệ đã giúp con nhận ra rằng, những gì mà ta thu thập được từ kho tàng kiến thức rộng lớn sẽ tan biết đi vào một khoảng không gian trống một khi chúng ta nhụt chí và lùi bước. Thầy cô đã gieo những hạt giống của trí tuệ vào tâm hổn trong sáng của những đứa học sinh, là người cầm bó đuốc tri thức của nhân loại soi đường chỉ lối cho thế hệ học trò.
Ôi! Tôi ước sao mình mãi là đứa học trò yêu dấu của thầy cô, mặc dù biết là không thể được. Tuy vậy, tôi vẫn cầu mong là các thầy cô sẽ mãi tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ măng non bước qua cánh cửa dẫn đến một vùng đất kì dịu. Thầy cô ơi! Em không biết phải bày tỏ tình cảm của minh như thế nào nữa, em chỉ muốn cảm ơn vì tất cả những điều hay, điều bổ ích mà thầy cô đã truyền đạt đến thế hệ học sinh chúng em. Những người lái đò của một tương lai mộng mơ .
1. Chuẩn bị ở nhà
- Tham khảo các đề sau:
(1) Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
(2) Cảm nghĩ về tình bạn.
(3) Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hằng ngày.
(4) Cảm nghĩ về món quà mà em đã được nhận thời thơ ấu.
- Tìm hiểu đề:
+ Xác định đối tượng biểu cảm
+ Xác định tình cảm cần thể hiện
b) Tìm ý và lập dàn ý để xây dựng một bài văn nói trước lớp.
Tuỳ từng đối tượng biểu cảm mà ý và dàn ý có thể khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo trình tự, bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Vì đây là bài văn nói nên chú ý trình bày những ý thật cô đọng, tránh dài dòng, không gây được ấn tượng cho người nghe.
2. Gợi ý dàn bài
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những " người lái đò" đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
Mở bài: Cảm nghĩ chung về hình ảnh thầy cô giáo trong suy nghĩ và tình cảm của học trò.
Thân bài:
- Cảm nghĩ về những tri thức mà thầy cô mở ra cho học sinh :
+ Thầy cô là người mang cho học sinh tri thức (những kiến thức trong vấn đề học tập, cách đối nhân xử thế, cách cư xử…)
+ Ý nghĩa của những tri thức đó trong giáo dục và bồi dưỡng tình cảm, hình thành nhân cách cho học sinh.
- Cảm nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô:
+ Cảm nghĩa về ngoại hình, vóc dáng của thầy cô
+ Hình ảnh thầy cô trong việc truyền tải tri thức ( liên tưởng đến hình ảnh thầy cô soạn giáo án, thầy cô giảng dạy…).
+ Cảm nghĩ về sự quan tâm và những tình cảm của thầy cô với lớp học.
+ Nêu suy nghĩ bản thân về cuộc sống thanh bạch của người thầy và "nghề giáo".
- Nêu cảm nghĩ về những đóng góp của thầy cô cho tương lai đất nước
- Suy nghĩ về hình ảnh người thầy, người cô hiện nay ( mở rộng vấn đề).
Kết bài: Khẳng định hình ảnh thầy cô sống mãi trong lòng học sinh.
Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn
Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
Thân bài:
- Thế nào là một tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng, ...
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn ...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
3. Thực hành trên lớp
a) Chia tổ để tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị;
b) Nghe và tự nhận xét lẫn nhau, tự sửa chữa bài nói của mình;
c) Nghe các bài nói tiêu biểu của cả lớp, ghi chép những nhận xét, sửa chữa của thầy, cô giáo; tự hoàn thiện bài của mình.
Chúc bạn học tốt!
ĐỀ 6:
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ cho bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất , không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính Phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Bài làm
a)
- Câu mở đoạn: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước."
- Câu kết đoạn: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yên nước."
b)
- Nêu các tầng lớp nhân dân để làm rõ “dân ta”
- Nêu quan hệ "Từ... đến " để nói rõ khái niệm “truyền thống”
c)
Đây là lối liệt kê cặp. Việc liên kết này đã tạo nên ý nghĩa cho hai tiếng “kết thành” và tạo nên những đợt sóng càng lúc càng mạnh để lướt qua mọi sự nguy hiểm, nhấn chìm tất cả lũ bán nước lũ cướp nước.
d)
Sách là sản phẩm kì diệu của trí tuệ, tinh thần, tâm hồn con người. Sách tích lũy kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của thế giới trong ngàn đời nay. Sách mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Từ việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ tốt đến việc tăng khả năng sáng tạo. Từ việc làm giảm căng thẳng đến việc giúp cải thiện trí nhớ tốt. Từ việc tăng khả năng phân tích đến việc cải thiện sự tập trung. Bác Hồ sinh thời cũng đã nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội". Cùng quan điểm ấy, đại thi hào Nga M. Gorki cũng nói: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới" , "Hãy yêu sách, mến sách vì sách là nguồn tri thức, chỉ có tri thức mới là cứu cánh, chỉ có sách mới có thể làm các bạn thành những người có tinh thần mạnh mẽ, chính trực, khôn ngoan, biết yêu tha thiết con người, tôn trọng lao động của con người, chân thành chiêm nghiệm những thành quả tuyệt vời của sức lao động vĩ đại và không mệt mỏi của con người". Hay Cicérm nói: "Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn". Vì vậy, hãy giành thời gian cho sách nhiều hơn, bởi sách mãi là người thầy, người bạn quan trọng.
Các bài văn biểu cảm đã được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:
STT | Tên văn bản | Tác giả |
1 | Cổng trường mở ra | Lý Lan |
2 | Trường học | Ét-môn-đô đơ A-mi-xi |
3 | Mẹ tôi | Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi |
4 | Cuộc chia tay của những con búp bê | Khánh Hoài |
5 | Thư cho một người bạn hiểu về đất nước mình | I-ri-na Ki-xlô-va |
6 | Tấm gương | Băng Sơn |
7 | Tản văn Mai Văn Tạo | Mai Văn Tạo |
8 | Cây sấu Hà Nội | Tạ Việt Anh |
9 | Sấu Hà Nội | Nguyễn Tuân |
10 | Cây tre Việt Nam | Thép Mới |
11 | Người ham chơi | Hoàng Phủ Ngọc Tường |
12 | Những tấm lòng cao cả | Ét-môn-đô đơ A-mi-xi |
13 | Mõm Lũng Cú tột Bắc | Nguyễn Tuân |
14 | Cỏ dại | Tô Hoài |
15 | Quà bánh tuổi thơ | Đặng Anh Đào |
16 | Tuổi thơ im lặng | Duy Khán |
17 | Kẹo mầm | Băng Sơn |
18 | Một thứ quà của lúa non: Cốm | Thạch Lam |
19 | Sài Gòn tôi yêu | Minh Hương |
20 | Mùa xuân của tôi | Vũ Bằng |
Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Hướng dẫn soạn bài
Bố cục (đề - thực – luận – kết) :
- Hai câu đề : khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
- Hai câu thực : tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.
- Hai câu luận : hình tượng người anh hùng.
- Hai câu kết : khẳng định tư tưởng nhà thơ.
Câu 1 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
-“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” : bản lĩnh anh hùng trước sau như một.
- “Chạy mỏi chân” : hoạt động sôi nổi đầy thử thách.
- “thì hãy ở tù” : sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.
→ Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.
Câu 2 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
- Giọng thơ bay bổng trầm hùng sang suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.
- Phép đối : khách không nhà – người có tội ; trong bốn biển – giữa năm châu → hình ảnh người có tội trở nên cao đẹp.
Câu 3 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Câu 5-6 sử dụng phép đối “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan” ; “bồ kinh tế” – “cuộc oán thù” làm mạnh khẩu khí của nhà thơ. Đây là tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng. Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hào hùng, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.
Câu 4 (trang 147 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):
Hai câu cuối có điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng. Câu thơ cũng là lời thách thức với ngục tù gian khổ.
Luyện tập
Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật : 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gieo vần bằng ở câu cuối 1, 2, 4, 6, 8.
P/s:Soạn ngắn
Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang bị bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).
- Bằng giọng đùa vui hóm hỉnh xen lẫn ngạo nghễ, tác giả đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù đày.
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Có thể hình dung về cấu trúc như sau:
+ Hai câu đầu diễn tả hoàn cảnh (Chạy mỏi chân thì hãy ở tù)
+ Bốn câu giữa chia thành hai cặp đối nhau cả ý và từ diễn tả tâm trạng, thể hiện bản lĩnh, khí phách...
+ Hai câu cuối khép lại vấn đề, khẳng định tư tưởng, cảm xúc chủ đạo... của cả bài thơ.
Câu 1: Hai câu 1 – 2 vào bài thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng:
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
Nhân vật trữ tình hiện ra với một phong thái đường hoàng, tự tin đến ngang tàng, ngạo mạn. Giọng đùa vui, tự trào làm tan biến đi cảm giác của một người tù, chỉ thấy một tư thế cao ngạo, xem thường hiểm nguy. Hai từ vẫn trong câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ. Một sự việc nghiêm trọng (tù) được nói đến bằng một thái độ cười cợt, xem thường. Bị giam hãm trong tù ngục mà khẩu khí cứ như của khách tài tử tạm dừng chân trên chặng đường thiên lí. Hoàn cảnh dù có đổi thay, nguy biến có thể ập đến bất cứ lúc nào nhưng chí khí thì chẳng khi nào lay chuyển.
Câu 2:
Hai câu 3 – 4 , tác giả tự ngẫm về cuộc đời làm cách mạng đầy sóng gió của mình với một giọng trầm, phảng phất buồn đau mà không bi lụy. Chỉ vì hết lòng muốn tìm đường cứu nước, chỉ vì yêu đất nước, dân tộc mình mà người chí sĩ bị xem như một tội nhân, bị truy nã khắp nơi. Phiêu bạt, lênh đênh, chẳng được yên ổn bao giờ, con người ấy cất tiếng than cho mình cũng là đau cho nỗi đau chung của một đất nước đang mất chủ quyền. Tiếng thở dài ấy là của bậc anh hùng. Cái buồn ấy là cái buồn của một người tù yêu nước, của một nhân cách phi thường.
Câu 3: Một phút ngẫm ngợi về mình để rồi lại sang sảng ca lên âm giai lãng mạn:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Bằng lối nói khoa trương, cặp câu 5 – 6 góp phần khắc hoạ tính chất phi thường trong chân dung, khí phách của người chí sĩ cách mạng, tạo nên âm hưởng chủ đạo của bài thơ.
Câu 4: Bản lĩnh và tư thế khác người của người anh hùng yêu nước được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ kết bài:
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp, Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Con người ấy còn sống là còn tranh đấu đến cùng cho lí tưởng chính nghĩa của mình. Hai chữ còn ngắt ra, điệp lại càng tăng thêm sắc thái mạnh mẽ, dứt khoát cho câu thơ. Ý chí thép sẽ chiến thắng hiểm nguy.
Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm
Câu 1: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:
Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.
Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.
Câu 2: Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm:
Mục đích: Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.
Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.
Câu 3: Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.
- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.
- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Tất cả những bà ta đã học: "Hoa hải đường", "Về An Giang", "Hoa học trò", "Cây sấu Hà Nội"… đều là những ví dụ cụ thể.
Câu 4: Tham khảo dàn ý "cảm nghĩ về mùa xuân" sau:
a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...
b. Thân bài:
- Biểu cảm về mùa xuân:
+ Thiên nhiên:
++) Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc
++) Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng
++) Nắng uân hây hẩy, nông nàn.
++) Hoạt động đặc trưng của con người.
+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.
- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ....
c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân
Câu 5:
- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...
- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.