">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2016
Câu 1: Sự khác nhau và giống nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm.
- Giống nhau.
+ Cả hai đều sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp…
+ Đều sử dụng các phương tiện biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Khác nhau:
-Văn miêu tả
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả
Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.
-Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.
Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.
Câu 2:
-Giống nhau:
+ Tự sự và biểu cảm cùng sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, liên tưởng và tưởng tượng.
+ Đều sử dụng các phương pháp biểu đạt: miêu tả, bình luận, tự sự, biểu cảm.
-Khác nhau:
Văn tự sự
Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự. Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.
Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. Tự sự làm nền cho cảm xúc nhằm biểu đạt tình cảm của người viết và chỉ kể lại ấn tượng sâu đậm nhất, không cần đầy đủ cả câu chuyện.
Câu 3:
- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.
- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.
- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Tất cả những bà ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”… đều là những ví dụ cụ thể.
Câu 4:
- Các bước thực hiện khi viết bài văn.
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết bài.
+ Đọc và sữa chữa bài viết.
-Tìm ý và sắp xếp ý. Bạn có thể tìm thêm ý và sắp xếp các ý sau thành một trình tự hợp lí:
+ Mùa xuân là mùa mở đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở.
+ Mùa xuân là mùa mỗi người thêm một tuổi, mở đầu cho những dự định kế hoạch.
+ Mùa xuân còn là biểu tượng của sức sống, của tuổi trẻ.
Câu 5:
- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy…
- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả = > tính trữ tình.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
 
28 tháng 3 2018

Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm

Câu 1: Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

Văn miêu tả Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: miêu tả

Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung được về nó.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 2: Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm:

Văn tự Văn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là: tự sự

Mục đích: Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc.

Phương thức biểu đạt chủ yếu là: biểu cảm.

Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Câu 3: Tự sự và miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

- Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.

- Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiết yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Tất cả những bà ta đã học: "Hoa hải đường", "Về An Giang", "Hoa học trò", "Cây sấu Hà Nội"… đều là những ví dụ cụ thể.

Câu 4: Tham khảo dàn ý "cảm nghĩ về mùa xuân" sau:

a. Mở bài: Trong một năm có 4 mùa, mỗi mùa có một đặc điểm riêng (kể một vài đặc điểm riêng biệt) nhưng em yêu nhất là mùa xuân vì đó là sự khởi đầu mới cho một năm, hoa, lá đâm chồi nảy lộc, ...

b. Thân bài:

- Biểu cảm về mùa xuân:

+ Thiên nhiên:

++) Không khí ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc

++) Hoa đào khoe sắc, chim én chao liệng

++) Nắng uân hây hẩy, nông nàn.

++) Hoạt động đặc trưng của con người.

+ Đón tết Nguyên Đán, lễ hội mùa xuân.

- Kỉ niệm với mùa xuân: sum vầy bên gia đình, ....

c. Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về mùa xuân

Câu 5:

- Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy, ...

- Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ có đặc điểm giống nhau: thể hiện cảm xúc của tác giả => tính trữ tình.

17 tháng 4 2022

bạn cần làm câu mấy

 

17 tháng 4 2022

câu 3,4

12 tháng 2 2019

CÂU ĐẶC BIỆT

I. Thế nào là câu đặc biệt?

Chọn c

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Tác dụngBộc lộ cảm xúcLiệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượngXác định thời gian nơi chốnGọi đáp
Một đêm mùa xuân.Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
( Nguyên Hồng)
  x 
Đoàn người nhốn nháo. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay 
( Nam Cao)
 x  
“ Trời ơi!”, cô giáo tái mặt nước mắt giàn giụa. lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
( Khánh Hoài)
x   
An gào lên: 
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! 
- Chị An ơi! 
Sơn đã nhìn thấy chị 
( Nguyễn Đình Thi)
   x

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Ví dụCâu rút gọnCâu đặc biệt
a- Có khi được trưng bày… trong hòm 
- Nghĩa là phải ra sức giải thích….kháng chiến
 
b Ba giây… Bốn giây…. Năm giây… Lâu quá!
cMột hồi còi 
dLá ơi!- Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi 
- Bình thường lắm chẳng có gì đáng kể đâu

Bài 2 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Tác dụng của câu đặc biệt trong bài tập 1

   + Xác định thời gian

   + Bộc lộ cảm xúc

   + Gọi đáp

Bài 3 (trang 29 Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đoạn văn tham khảo

Một ngày xuân. Tôi dạo bước trên con đường làng. Ôi quê tôi! Nơi đây thật đẹp biết bao. Xa xa kia là lũy tre làng đã ôm trọn ngôi làng suốt bao năm tháng qua. Tôi yêu biết bao cánh đồng lúa xanh mướt trải dài tít tắt tới chân trời. Tôi yêu hương khói bếp tỏa ra mỗi buổi chiều về. Từng đàn trâu thong dong gặm cỏ, cò trắng từng đôi liệng xuống đồng, những hình ảnh thân thuộc ấy không biết tự bao giờ đã đậm sâu trong tâm trí tôi. Quê hương hai tiếng ấy thật thiêng liêng biết bao!

12 tháng 2 2019

Soạn bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

- Bài văn có ba phần lớn: mở bài , thân bài, kết bài

- Phần mở bài và kết bài có một đoạn văn, phần thân bài có hai đoạn

- Các luận điểm

    + luận điểm lớn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước( tác giả giải thích đó là một truyền thống quý báu có vai trò giữ nước )

    + các luận điểm nhỏ:

        • Lòng yêu nước trong quá khứ ( tác giả dẫn ra các ví dụ lịch sử)

        • Lòng yêu nước trong hiện tại( tác giả dẫn chứng bằng cách liệt kê đủ các tầng lớp nhân dân)

→ Rút ra kết luận : Bổn phận của chúng ta… làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đem ra thực hành vào công việc yêu nước kháng chiến

II. Luyện tập

a. Bài văn nêu lên tư tưởng luận điểm : học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn

- Tư tuởng được thể hiện qua các luận điểm:

    + Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài

    + Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tố,t thật tinh mới có tiền đồ

b. Bố cục và cách lập luận trong bài

* MB: dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: Ít ai biết học cho thành tài

* TB: kể lại câu chuyện của danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng là muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và kiên trì của thầy trò nhà danh họa

* KB: lập luận theo lối nguyên nhân kết quả

- Nhờ chịu khó học tập động tác cơ bản tốt nên mới có tiền đồ

- Nhờ những ông thầy lớn nên mới dạy trò những điều cơ bản nhất

- Thầy giỏi sẽ tạo được trò giỏi

20 tháng 4 2018

ĐỀ 6:

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ cho bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất , không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính Phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Bài làm

a)

- Câu mở đoạn: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước."

- Câu kết đoạn: "Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yên nước."

b)

- Nêu các tầng lớp nhân dân để làm rõ “dân ta”

- Nêu quan hệ "Từ... đến " để nói rõ khái niệm “truyền thống”

c)

Đây là lối liệt kê cặp. Việc liên kết này đã tạo nên ý nghĩa cho hai tiếng “kết thành” và tạo nên những đợt sóng càng lúc càng mạnh để lướt qua mọi sự nguy hiểm, nhấn chìm tất cả lũ bán nước lũ cướp nước.

d)

Sách là sản phẩm kì diệu của trí tuệ, tinh thần, tâm hồn con người. Sách tích lũy kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của thế giới trong ngàn đời nay. Sách mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Từ việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ tốt đến việc tăng khả năng sáng tạo. Từ việc làm giảm căng thẳng đến việc giúp cải thiện trí nhớ tốt. Từ việc tăng khả năng phân tích đến việc cải thiện sự tập trung. Bác Hồ sinh thời cũng đã nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội". Cùng quan điểm ấy, đại thi hào Nga M. Gorki cũng nói: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới" , "Hãy yêu sách, mến sách vì sách là nguồn tri thức, chỉ có tri thức mới là cứu cánh, chỉ có sách mới có thể làm các bạn thành những người có tinh thần mạnh mẽ, chính trực, khôn ngoan, biết yêu tha thiết con người, tôn trọng lao động của con người, chân thành chiêm nghiệm những thành quả tuyệt vời của sức lao động vĩ đại và không mệt mỏi của con người". Hay Cicérm nói: "Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn". Vì vậy, hãy giành thời gian cho sách nhiều hơn, bởi sách mãi là người thầy, người bạn quan trọng.

1 tháng 6 2019

Đáp án: C

Tham khảo

Đề 1:

Các luận điếm cần phải làm sáng rõ về lí và có dẫn chứng sinh động.

– Lợi và hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… một cách quá mức :

+ Lợi: tác dụng giải trí.

+ Hại:

– Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.

– Hại sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.

– Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …

– Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:

+ Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..

+ Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.

+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.

– Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.

Đề 2:

– Giải thích các từ Hán Việt :

+ Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.

+ Canh: làm canh tác.

+ Trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng.

– Ý nghĩa của câu tục ngữ:

+ Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).

+ Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.

14 tháng 2 2022

ok bạn giúp với

3 tháng 3 2017

Đáp án: A