K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2017

Nguyên nhân của mưa axit là do trong nước mưa có hoà tan những khí SO2, SO3,NO, NO2, N2O. Các khí này hoà tan trong nước mưa tạo ra các axit tương ứng của chúng, làm cho độ pH thấp gây nên hiện tượng mưa axit. Các khí này có nguồn gốc từ tự nhiên trong các hoạt động của núi lửa, nhưng chủ yếu chúng được thải ra từ các hoạt động của con người. (Khí thải từ các nhà máy và các phương tiện giao thông, chặt phá rừng, rác thải…)

Cuộc sống thực vật Axit mưa thấm vào đất và cây bằng cách hòa tan các chất độc hại trong đất , chẳng hạn như nhôm , mà được hấp thụ bởi rễ . Mưa này cũng hòa tan các khoáng chất có lợi và các chất dinh dưỡng trong đất mà sau đó được rửa sạch , trước khi các loại cây có cơ hội sử dụng chúng để phát triển . Khi có mưa axit thường xuyên , nó ăn mòn lớp phủ bảo vệ sáp của lá. Khi lớp bảo vệ này trên lá bị mất, hậu quả của nó làm cho cây dễ bị bệnh . Do lá bị hư hỏng làm mất khả năng sản sinh đủ lượng dinh dưỡng mà cần để cho nó được khỏe mạnh. Nó là kết quả trong việc làm cho cây dễ bị tổn thương với thời tiết lạnh, côn trùng và bệnh tật, mà có thể biến dẫn đến cái chết. Cuộc sống dưới nước Mưa axit cũng ảnh hưởng xấu đến sinh vật dưới nước . Một số lượng cao của acid sulfuric trong nước biển gây trở ngại cho khả năng của cá để có chất dinh dưỡng, muối và oxy . Các phân tử kết quả axit trong chất nhầy hình thành trong mang của chúng , giúp ngăn chặn hấp thụ oxy với số lượng đầy đủ. Thêm vào đó, nồng độ axit , làm giảm độ pH , gây ra sự mất cân bằng muối trong các mô của cá . Sự thay đổi này trong độ pH cũng làm suy yếu một số khả năng của cá để duy trì nồng độ canxi của nó . Nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá. Thiếu canxi cũng gây ra biến dạng xương và cột sống bị suy yếu . Đối tượng nhân tạo Khác hơn gây nguy hại cho các hệ sinh thái , mưa axit cũng gây thiệt hại nhân tạo cấu trúc và vật liệu. Ví dụ , mưa axit hòa tan đá sa thạch , đá vôi, đá cẩm thạch . Nó cũng ăn mòn sứ, dệt may, sơn, và kim loại . Cao su và da xấu đi nếu tiếp xúc với mưa axit . Di tích đá và chạm khắc mất bóng của họ khi tiếp xúc với mưa bị ô nhiễm này . Con người Hầu hết tất cả , mưa axit ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người . Nó có thể làm hại chúng ta thông qua không khí và ô nhiễm đất . Mưa axit dẫn đến sự hình thành các hợp chất độc hại bằng cách phản ứng với các hợp chất hóa học tự nhiên . Một khi các hợp chất độc hại được hình thành , họ có thể thấm vào nước uống , và cũng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Thực phẩm bị ô nhiễm này có thể gây tổn hại các dây thần kinh ở trẻ em, hoặc dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng , thậm chí tử vong . Các nhà khoa học nghi ngờ rằng nhôm , một trong những kim loại bị ảnh hưởng bởi mưa axit , có liên quan đến bệnh Alzheimer. Lượng khí thải của nitơ oxit và các vấn đề nguyên nhân sulfur dioxide như kích thích cổ họng , mũi và mắt, đau đầu , hen suyễn và ho khan .
7 tháng 11 2023

Tham khảo!

- Ví dụ 1 (biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế):Thị trường tài chính ở Việt Nam hiện này ngày càng được mở rộng.

+ Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử.

+ Bên cạnh các ngân hàng trong nước, ở Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động, như: HSBC; ANZ Việt Nam (ANZ Bank); Standard Chartered; Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…

Ví dụ 2 (biểu hiện của khu vực hóa kinh tế): Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức - Hà Lan,…

+ Vùng Ma-xa Rai-nơ được hình thành ở khu vực biên giới của Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ và Hà Lan. Vùng có diện tích khoảng 11000 km2 với số dân khoảng 4 triệu người (năm 2021).

+ Hằng ngày, có khoảng 43000 người sang các nước láng giềng làm việc. Hệ thống kết nối giao thông của vùng khả phát triển để người dân đi lại thuận tiện. Các trường đại học của 3 quốc gia đã phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng. Một số hoạt động giao lưu văn hoá trong vùng cũng được chú trọng nhằm tăng cường tình đoàn kết giữa nhân dân các nước trong vùng.

25 tháng 10 2023

Ngành du lịch

- Việt Nam có một địa hình đa dạng, từ bãi biển dài và đồng bằng sông Cửu Long phẳng lặng đến các dãy núi cao và khu vực cao nguyên. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành du lịch:

+ Bãi biển và du lịch biển: Với hơn 3,000 km bờ biển, Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp và cảnh quan biển tuyệt vời. Địa hình phẳng của các vùng biển như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển và các khu nghỉ dưỡng.

+ Du lịch núi và leo núi: Các dãy núi như dãy Trường Sơn và dãy núi Tây Bắc cung cấp cơ hội tuyệt vời cho du lịch núi và leo núi. Địa hình núi cao, rừng rậm và dân tộc thiểu số làm cho khu vực này trở nên hấp dẫn đối với người yêu thích phượt và du lịch mạo hiểm.

+ Du lịch vùng cao nguyên: Các khu vực cao nguyên như Đà Lạt và Pleiku cung cấp không gian mát mẻ và cảnh quan độc đáo. Địa hình cao nguyên tạo điều kiện thích hợp cho du lịch thảo nguyên, thăm vườn hoa, và trải nghiệm khí hậu mát mẻ.

- Khó khăn và thách thức: địa hình núi cao và xa xôi có thể tạo ra thách thức về việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vận chuyển. Việc phát triển du lịch ở những khu vực này có thể đòi hỏi đầu tư lớn và quản lý thông minh để bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương.

17 tháng 2 2016

a.  Khái niệm:

        Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,các dân tộc trên TG

 b.  Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa là:

      + Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

  + Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

  + Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

       + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực:

 Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia ĐNA ( ASEAN)

 c. Ảnh hưởng của xu thế  toàn cầu hóa:

       * Tích cực:

           - Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.

      - Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

       * Tiêu cực:

           - Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu-nghèo... 

      - Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

→ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN

nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

   * Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừalà thách thức đối với VN:

       + Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia cácliên minh KT,chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu KH,CN tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí....

       + Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia 

17 tháng 2 2016

a. Khái niệm toàn cầu hóa.

- Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học…trong đó quan trọng nhất là toàn cầu hóa về kinh tế.

b. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu vì:

- Xuất phát từ nhu cầu bản thân mỗi quốc gia, muốn tăng tiềm lực phát triển kinh tế cần phải có sự liên kết.

- Do sự tác động của cuộc CMKHKT hiện đại.

- Do những vấn đề mang tính toàn cầu.

c. Biểu hiện.

- Thương mại thế giới phát triển mạnh.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

d. Hệ quả.

- Thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Làm gia tăng khoảng cách giàu –nghèo và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

e. Nguyên nhân.

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

- Sự mở rộng liên kết kinh tế thế giới.

- Sự phát triển của các công ty đa quốc gia.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin, GTVT và việc ứng dụng nó.

- Để giải quyết một số vấn đề mang tính toàn cầu (thiên tai, dân số, bệnh dịch…).

 

31 tháng 3 2017

a/ Vùng biển Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:

Vùng biển Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông, đã tác động đến sự phát triển của vùng, nhất là Vũng Tàu. Các dịch vụ về dầu khí & sự phát triển ngành hóa dầu trong tương lai góp phần phát triển kinh tế của vùng, cần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Phát triển giao thông vận tải biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.

- Phát triển du lịch biển: Vũng Tàu, Long Hải…

- Đẩy mạnh nuôi trồng & đánh bắt thuỷ sản.

b/ Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:

- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí - điện - đạm Phú Mỹ.

- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở ven bờ.

- Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở BR-VT.

- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.

Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển phải chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường do vận chuyển, khai thác và chế biến dầu khí.

31 tháng 3 2017

a) Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng:

- Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế của vùng. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng.

- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu sẽ thu được nhiều ngoại lệ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của vùng.

- Việc mở rộng và hoàn thiện các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ hàng hải, cơ khí sữa chữa và đóng mới tàu...

- Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển sẽ làm xuất hiện công nghiệp đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản.

b) Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa:

- Đẩy mạnh khai thác và chế hiến dầu khí, xây dựng các nhà máy lọc dầu, hóa dầu, chế biến khí đốt. Phát triển tổ hợp khí - điện - đạm ở Phú Mĩ.

- Đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là phát triển đánh bắt xa bờ.

- Phát triển du lịch biển ở Vũng Tàu.

- Phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu.

- Cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.


17 tháng 2 2016

a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.

- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.

b. Hệ quả.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực.

- Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.

- Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

- Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.

c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.

- Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:

+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

+ Liên minh Châu Âu (EU).

+ Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).

+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).

+ Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

- Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:

+ Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.

+ MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006.

d. Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.

* Năm 2009:

- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%).

- Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 170 nước trên thế giới, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương.

- Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2009.

- Tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.

- Tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch).

* Năm 2010:

- Tiếp tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2010.

- Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.

- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị thế.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.

- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.