nét nổi bật nhất trong thuật học của an - đéc - xen qua truyện ngắn cô bé bán diêm là gì
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện "Cô bé bán diêm" của Hans Christian Andersen là một câu chuyện ngắn nổi tiếng, nói về một cô bé nghèo đang bán diêm trong đêm giá lạnh. Truyện mang một thông điệp sâu sắc về tình người và lòng nhân ái. Phân tích truyện, ta có thể nhận thấy các yếu tố sau:
1. Tình người và lòng nhân ái: Truyện tập trung vào cuộc sống khó khăn của cô bé bán diêm và cách mà xã hội lạnh lùng đối xử với cô. Cô bé không chỉ bị bỏ rơi và bị bỏ quên trong cái lạnh giá của đêm đông, mà còn bị người khác coi thường và không chú ý đến. Tuy nhiên, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cô bé gặp một hình ảnh của bà mình và được bà đưa đi với mình. Điều này cho thấy tình người và lòng nhân ái có thể tồn tại ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất
.2. Sự bất công xã hội: Truyện cho thấy sự bất công xã hội khi cô bé bán diêm không nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ những người đi qua. Ngược lại, họ chỉ coi cô bé như một cản trở và không đáng để dừng lại. Điều này thể hiện sự thờ ơ và vô tâm của xã hội đối với những người nghèo khó.
3. Hy vọng và tưởng tượng: Truyện cũng nhấn mạnh vai trò của hy vọng và tưởng tượng trong cuộc sống. Dù cô bé bị bỏ rơi và chịu đựng sự lạnh lẽo của đêm đông, cô vẫn có thể tưởng tượng và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này thể hiện sức mạnh của tâm hồn và khả năng vượt qua khó khăn.
Tóm lại, truyện "Cô bé bán diêm" của Hans Christian Andersen là một câu chuyện đầy ý nghĩa về tình người, lòng nhân ái và sự bất công xã hội. Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sự tử tế và hy vọng trong cuộc sống.
tham khảo:
Cô bé chết vì đói và lạnh. Đây là một cái chết không đáng có, một cái chết hết sức đáng thương của một em bé bất hạnh. Em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mĩm cười là hình ảnh thật đẹp. Dường như em không chết mà đi vào cõi bất tử, nơi có tình yêu thương bao la của bà. Hình ảnh em bé chết rét ngoài đường phố, trong đêm giao thừa đã gợi lên bao xót xa trong lòng người đọc. Chúng ta phải thương xót, đồng cảm, có trách nhiệm với cuộc sống đáng thương của cô bé.2Chúng ta cso thể nói cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại là bởi vì
+Cụ Bơ-men đã hi sinh cả mạng sống của mik để cứu lấy một cô hạo sĩ
+Cụ đã dỗ hết sức lực còn lại để hoàn thành bức vẽ trong đêm mưa bão
+Chính kiệt tác của cụ Bơ-men đã giúp cho Giôn-xi ko còn thấy bi quan nữa
+Ông đã vẽ một bức tranh mà ngay cả người họa sĩ cũng ko nhận ra
+Ông có nột tấm lòng thương người,giúp người khác hết sức có thể
Cô bé đã quẹt diêm 5 lần. Mỗi lần quẹt diêm, những mộng tưởng xuất hiện trong mắt em:
Lần thứ nhất, vì em đang rét nên “Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”.
Lần thứ hai, em đang đói, nên mơ ước “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”.
Lần thứ ba, khi đã được ấm, no trong tưởng tượng, em ước “một cây thông Nô-en. Cây lớn và lộng lẫy… Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng”.
Lần tiếp theo, “em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”.
Lần cuối cùng, vì muốn níu bà ở lại, “em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ càm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi”.
Văn bản " Cô bé bán diêm " lên án xã hội thờ ơ, vô cảm trước cái chết của em bé bán diêm, bên cạnh đó nhắc nhở mọi người phải quan tâm và yêu thương trẻ em nhiều hơn nữa, để những đứa trẻ luôn sống trong tình cảm yêu thương gia đình, để sẽ ko còn cô bé bán diêm nào như vậy nữa!
Trong chúng ta, chắc là đã có nhiều bạn từng đọc “Bầy chim thiên nga ”, đọc "Nàng tiên cá”,... của An-đéc-xen - nhà văn nổi tiếng Đan Mạch trong thế kỉ XIX. Ông là nhà văn của “mỗi thời, mọi người và mọi nhà” với loại truyện kể cho trẻ em.
Cái phong vị phương Bắc, với hoa tuyết, với cánh thiên nga, với nàng tiên cá, với ngọn lửa diêm thần kì,... như đưa tuổi thơ chúng ta sống với bao giấc mơ huyền ảo, những giấc mơ tuyệt đẹp.
Truyện “Cô bé bán diêm” được An-đéc-xen viết vào năm 1845, khi ông đã có trên 20 năm cầm bút, tên tuổi lừng danh thế giới. Nó thuộc loại truyện vừa thực vừa ảo, vừa mang màu sắc cổ tích thần kì, vừa đậm đà chất thơ trữ tình, gợi lên một tình thương, một vẻ đẹp nhân văn sáng giá. Em bé bán diêm đã chết cóng trong tuyết, với má hồng và đôi môi như mỉm cười tưởng được ru bằng những giấc mơ huyền thoại!
Người đọc từng băn khoăn tự hỏi: mẹ em bé đi đâu? Nhiều người dự đoán em bé mồ côi mẹ. Tuổi thơ đẹp nhất của em là quãng thời gian được sống bên bà nội hiền hậu trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh từ sau ngày bà nội mất, sống bên người bố thô lỗ, cục cằn, em phải“chịu chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa” .
An-đéc-xen dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của cô bé. Một thời điểm điển hình nói lên sự nghèo khổ, nói lên nỗi bất hạnh tột cùng của một em bé. Đó là một đêm giao thừa “rét dữ dội, tuyết rơi”. Em ra đi đầu trần, lúc đầu có đôi “giày vài phỏng”, nhưng chỉ một lát sau thôi, giày của em, chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc thứ hai thì bị một thằng bé xa lạ lượm lấy, tung lên trời, và nó bảo đem về “làm nôi cho con chó sau này". Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé, chẳng mấy chốc “chân em đỏ ửng lên, rồi tím bầm lại vì rét”. Nhìn em, ai mà chẳng thương tâm?
Nhà văn tạo nên hai nghịch cảnh một đêm giao thừa. Một em bé đi bán diêm suốt một ngày mà chẳng bán được một bao diêm nào, “bụng đói cật rét ” đi lang thang trên đường, chẳng được ai bố thí cho em chút đỉnh! Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trái lại, cửa sổ mọi nhà đều “sáng rực ánh đèn” và trong phố thì“sực nức mùi ngỗng quay”. Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở nên thấm vị đợm cay đắng! Trên bước đường bán diêm kiếm sống giữa đêm giao thừa, em bé đang sống trong cô đơn, buồn tủi. Một quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em. Mái nhà xưa với dây trường xuân, với hình ảnh bà nội, đầm ấm thế, yên vui thế! Nay còn đâu? Mái nhà hiện tại thì tồi tàn, suốt ngày em chỉ luôn nghe lời mắng chửi. Sẽ phận em bé bán diêm thật cay đắng và đáng thương biết bao! Một tuổi thơ thấm đầy lệ. Đằng sau cảnh đời, số phận em bé bán diêm đêm giao thừa là một cái nhìn dõi theo của nhà vãn An-đéc-xen với nhiều trắc ẩn, với nỗi lo khôn nguôi.
Cô bé bán diêm ngoài cái rét, đơn côi,... còn có một nỗi đau tinh thần, luôn luôn bị giày vò, ám ảnh hết sức nặng nề. Ở nhà thì bị bố mắng nhiếc chửi rủa, lang thang trong đêm tuyết, giao thừa, nếu khống bán được ít bao diêm hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về, nhất định em sẽ bị bố đánh! Nỗi bất hạnh này thành đáng sợ, nó luôn luôn đè nặng tâm hồn em. Có biết rằng: “ tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ” mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của nhà văn Đan Mạch. Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương, sung sướng trong vòng tay bố mẹ mình nên biết cảm thông với cái khổ tâm, nỗi thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh như cô bé bán diêm này. Bởi lẽ, biết san sẻ cùng đồng loại cũng là hạnh phúc.
Phần cảm động nhất, hay nhất khi tác giả nói về những cơn mơ của em bé bán diêm. Em đã đánh hết cả một bao diêm trên tay. Lúc đầu là “đánh liều” quẹt một que, với ý định “sưởi cho đỡ rét một chút”. Ngọn lửa của một que diêm sao có thể chống lại cả một dêm dày sương tuyết? Lúc đầu em chỉ thấy, em chỉ phát hiện ra ngọn lửa diêm “xanh lam”, rồi “trắng ra”, “rực hồng lên quanh que gỗ trông đến vui mắt”. Từ niềm vui nhỏ nhoi, bình dị của một em bé con nhà nghèo như thế, em đã bước vào những cơn mơ kì diệu. Mỗi que diêm từ tay em bé quẹt lên là có một ngọn lửa "thần kì”. Que diêm thứ nhất “sáng rực như than hồng " làm cho em "tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Ngọn lửa trong lò sưởi ấy “nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng”. Đó cũng là mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét dài lê thê! Nhà văn có cái tâm đẹp, cái tấm lòng nhân hậu và giàu trí tưởng tượng mới đồng cảm với những em bé nghèo khổ qua những mơ ước bình dị như vậy.
Que diêm thứ hai bùng cháy dẫn hồn em đến một mái nhà êm ấm có “tấm rèm bằng vải màu ”, có một mâm cỗ sang trọng. Một bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa bằng sứ quý giá, có ngỗng quay. Em đang “bụng đói cật rét” mà, nên em thấy có một điều kì diệu nhất là ‘ângỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cá dao ăn phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em”. Que diêm tắt, mộng tan. Em bé bán diêm vẫn ngồi cô đơn một mình dưới trời tuyết trong đêm giao thừa. Hỡi ai còn mang trong lòng tình người nhất định sẽ chảy lệ khi nghĩ về thân phận em bé sau khi que diêm thứ hai tắt, mộng tan.
Lại que diêm thứ ba nữa bùng cháy. Em bé như thấy trước mắt mình một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi... Em đang giơ tay với về phía cây... thì diêm tắt. Lần này, em thấy các ngọn nến bay lên cao mãi rồi “biến thành những ngôi sao trên trời”. Chất văn và cảm xúc của câu chuyện kể đã mang một nồng độ mới. Từ ngọn nến trên cây thông Nô-en (trong mơ) em nghĩ đến trời sao lấp lánh, rồi chập chờn về một ngôi sao đổi ngôi, một linh hồn nào đó đã “bay lên trời với Thượng đế”. Cũng cần cảm thụ được hình ảnh Thượng đế trong câu chuyện kể của An-đéc-xen, đó là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái vô cùng cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ, chứ không phải trong quan niệm của nhiều tôn giáo, cũng như Tiên, Phật trong cổ tích Việt Nam vậy.
Em bé chìm dần vào giấc mơ huyền diệu tuổi thơ khi em quẹt que diêm thứ tư. Trong ánh lửa xanh tỏa ra từ cây diêm, em bé “ nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Và lần này cũng vậy, diêm cháy rồi tàn, làm tan giấc mộng: ‘Que diêm tắt phụt, và áo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến”. Đã hơn một thế ki trôi qua từ ngày An-đéc-xen viết truyện này (1845) nhưng người đọc khắp hành tinh - những cô, cậu học trò nhỏ bé đáng yêu - hình như vẫn còn nghe văng vẳng đâu đây lời nguyện cầu của cô bé bán diêm tội nghiệp. Cháu vẫn ngoan ngoãn đấy bà ơi! “Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân cho cháu về với bà..”.
Chập chờn trong mơ tưởng. Đêm càng về khuya, rét càng dữ và tuyết càng phủ dày mặt đất. Diêm nối nhau chiếu sáng. Bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em bay lên cao, cao mãi "chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa ” em nữa. Hai bà cháu đã về chầu Thượng đế”.
Cái tài của An-đéc-xen là đã nói về cái chết của em bé bán diêm, chết đói, chết rét trong tuyết mà không gợi ra sự bi thảm hãi hùng. Em chưa chết và em không chết! Em đã cùng bà nội giã từ cái hiện thực cay đắng, phũ phàng và côi cút này để bước sang thế giới mới tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Đó là nơi mơ ước của em; lên trời với Thượng đế chí nhân. Hình ảnh em bé bán diêm chết nằm trên tuyết, giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn “có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười ” trong ngày mồng một Tết là một hình ảnh nhiều ý nghĩa, gợi lên bao xót xa trong lòng người. Bầu trời thì xanh nhạt, mặt trời lên chói chang, tuyết vẫn phủ mặt đất. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Và họ bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”. Trái đất và bầu trời vẫn đẹp. Vẫn có kẻ vô tình trước nỗi đau của đồng loại. Đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như “tuyết vẫn phủ kín mặt đất”. Ai mà biết được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm ?
Đọc truyện "Cô bé bán diêm”, hình tượng ngọn lửa - diêm là hình tượng lấp lánh nhất”. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no và hạnh phúc, được ăn ngon và vui chơi, ước mơ về tình thương gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Từ ngọn lửa - diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời... để soi đường cho em bé bay lên với Thượng đế. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng An-đéc-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những mơ ước hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ. vẻ đẹp nhân văn của truyện “Cô bé bán diêm" được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa”. Và ông cũng nhắc khẽ mọi người phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ. An-đéc-xen có một lối viết nhẹ nhàng. Giá trị nhân bản của truyện “Cô bé bán diêmm’ giúp ta thấy được, ông là nhà văn của “mọi thời, mọi người và mọi nhà” như Huy-gô, đại văn hào Pháp đã nói. Hãy nghĩ đến và phấn đấu vì một ngày mai - một ngày mai tươi đẹp - cho tuổi thư trong ấm no, hạnh phúc và ca hát, hòa bình.
Tham khảo
Thân gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm - nhà văn An-đéc-xen. Một trong những truyện cổ tích yêu thích nhất của cháu chính là truyện Cô bé bán diêm do ông sáng tác. Dưới ngòi bút nhân văn của tác giả, truyện đã mang đến cho mỗi người đọc bài học sâu sắc về ý nghĩa về cuộc sống. Giữa đêm giao thừa rét mướt, khi mọi người trong khu phố được ở trong nhà quây quần bên gia đình hạnh phúc thì một cô bé nghèo phải lang thang để bán diêm. Những người đi ngoài đường không hề đoái hoài đến cô bé đáng thương đang run rẩy với chiếc áo rách, đôi chân trần và mái tóc bết lại. Khi đọc đến những đoạn văn miêu tả hình ảnh cô bé, cháu đã cảm thấy thật xót xa. Đặc biệt nhất, trong câu chuyện của mình, nhà văn còn thỏa mãn ước mơ của cô bé bằng những mộng tưởng quá đỗi giản dị. Cái kết của truyện khiến cho cháu cảm thấy ám ảnh nhất. Hình ảnh cô bé chết đi nhưng đôi vẫn má hồng, còn đôi môi đang mỉm cười đã giúp người đọc có thêm hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ở nơi thiên đường cho cô bé tội nghiệp. Tác phẩm Cô bé bán diêm quả là giàu giá trị nhân văn cao đẹp và mang cho người đọc nhiều cảm xúc đáng quý.
Kính gửi nhà văn An-đéc-xen, tác giả của truyện Cô bé bán diêm. Dù đã rất nhiều năm trôi qua kể từ khi ông viết tác phẩm này, nhưng những giá trị của Cô bé bán diêm cho tới nay vẫn còn hiện hữu. Khi đọc truyện, chúng cháu đều cảm thấy vô cùng xót xa trước hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm, ở đoạn kết truyện, chúng cháu đã cảm nhận được rằng cô bé bán diêm không chết, mà em thật sự đã gặp lại bà và đi tới một thế giới khác có muôn vàn hạnh phúc. Tác phẩm của ông quả thật đã đem đến những giá trị nhân văn sâu sắc cho văn học và cho xã hội. Bởi vậy, cháu tin rằng tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi cùng thời gian, năm tháng.
Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và sự quái dị cho nên bất cứ truyện nào của ông cũng sinh động như chính cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen....