tứ giác ABCD có 2 đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại O. gọi I<K theo thứ tự là trung điểm của AD<BC. đường thẳng IK cắt DB<AC theo thứ tự ở E và F. CM tam giac OEF cân.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đây là hình của bài
nhưng mik ko chắc đúng
vì mik mới học lớp 7
thông cảm nha
Lấy M là trung điểm của cạnh AB.
\(\Delta\)BAD có: I là trung điểm AD; M là trung điểm AB => IM là đường trung bình của \(\Delta\)BAD
=> IM // BD và IM = BD/2 (1)
Tương tự ta có: MK // AC và MK = AC/2 (2)
Lại có: AC=BD (3)
Từ (1); (2) và (3) => IM = KM => \(\Delta\)MIK cân tại M => ^MIK = ^MKI
Mà ^MIK = ^BEK (Do IM // BD) hay ^MIK = ^OEF . Tương tự ^MKI = ^OFE
Nên ^OEF = ^OFE => \(\Delta\)OEF là tam giác cân đỉnh O (đpcm).
a) Xét ΔABC có
M là trung điểm của AB
N là trung điểm của BC
Do đó: MN là đường trung bình của ΔABC
Suy ra: MN//AC và \(MN=\dfrac{AC}{2}\)(1)
Xét ΔADC có
Q là trung điểm của AD
P là trung điểm của CD
Do đó: QP là đường trung bình của ΔADC
Suy ra: QP//AC và \(QP=\dfrac{AC}{2}\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra MN//QP và MN=QP
Xét tứ giác MNPQ có
MN//QP(cmt)
MN=QP(cmt)
Do đó: MNPQ là hình bình hành
Xét ΔABD có
Q là trung điểm của AD
M là trung điểm của AB
Do đó: QM là đường trung bình của ΔABD
Suy ra: QM//DB và \(QM=\dfrac{DB}{2}\)
hay \(QM=\dfrac{AC}{2}\)(3)
Từ (2) và (3) suy ra QM=QP
Hình bình hành MNPQ có QM=QP(cmt)
nên MNPQ là hình thoi