Viết những câu ca dao, tục ngữ mà em biết.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:
1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.
4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:
Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay
- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ
-Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-Ý nghĩa:Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao
-Em đã thực hiện được điều đó
(Em đã giúp đỡ bố mẹ trong những công việc nhà,em đã cố gắng học hành để bố, mẹ vui lòng)
PHẦN TRONG NGOẶC LÀ MIK VIẾT THÊM NỘI DUNG THÔI NẾU BẠN K VIẾT THÌ THÔIありがと❤😄
Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:
1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.
4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:
Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay
- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ
Tham khảo nhé em:
Xin chào đồng hương Hưng Yên:
1. Con cò mà đậu cành tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
Sáng mai mẹ cõng chợ Bần
Mọi người mới hỏi sao chân cò què
Cò rằng cò đậu ngọn tre
Ông tây bắn súng cò què một chân
2.Tân Dân một tháng ba mươi sáu trận chống càn
Xác thù chất đống máu loang đầy đồng
3. Mấy năm Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng dính nồi, trẻ khóc như ri
4. Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên
Cây đa Đông Tảo còn in hận thù
5. Ai vào mảnh đất Đường Hào
Có cụ Tán Thuật đào hào đánh tây
6. Chớ tham đồng bạc con cò
Bở cha ***** đi phò thằng tây
Chuyện đâu có chuyện lạ đời Quan đi theo giặc bắt người lành ngay Ngàn năm nhớ mãi nhục này Theo Tây được thả, đánh Tây bị tù Bốt Bần ngày thánhg âm u
7.Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra
Giá vua bắt lính đàn bà
Để em đi đỡ anh vài bốn năm Lên Bần, xuống Thứa, chợ Dầm Quanh đi quanh lại ba năm em về.
8.Thằng Tây súng ngắn, súng dài Dân tao:
Vồ, gậy, dao bài, câu liêm.
Trường kỳ tao đánh ngày đêm
Đánh cho mày phải đảo điên tơi bời
Văn Giang chẳng phải đất chơi.
Văn Giang là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên
- Cọp dữ Mông Dương.Nước độc Hà Tu.
Ra đây bụng ỏng,mặt phù chân sâu.
( Hà Tu là vùng mỏ ở tỉnh Quảng Ninh.Chứng chân sâu đi kèm với bệnh sốt rét thấy ở vùng Quảng Ninh và ở nhiều nơi khác là chứng lở loét nổi tiếng vì khó trị nên mới được gọi là chứng sâu Quảng ).
- Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.
- Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát
Huyện Hoành Bồ đồi cát mênh mông
Ai ơi, đứng lại mà trông
Kìa khe nước độc, nọ ông hùm già
Việc gì mà rủ nhau ra
Làm ăn cực khổ nghĩ mà tủi thân
- Cái cân có quỷ có ma
Gạo vào một lối, gạo ra một đường
Thẻ tôi ba mươi sáu kí rõ ràng
Về nhà khảo lại chỉ còn mười lô.
( Ca dao vùng mỏ )
( Cái cân cân gạo của bọn nhà thầu đất mỏ )
- Bảo không đi không biết Bàng Gianh
Đi ra cái áo một manh không còn
Bảo không đi không biết Hồng Gai
Đi ra cái khố một phai mà về.
( Ca dao vùng mỏ )
( Các địa danh thuộc tỉnh Quảng Ninh, tên các mỏ than ).
Tham khảo:
- Những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề:
1. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu học:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Đi một ngày đàng học môt sàng khôn.
4. Câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống yêu nghề:
Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay
- Câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Ý nghĩa của câu ca dao Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: Với câu tục ngữ này, ông cha đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức sâu rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đi đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Câu ca dao nói lên giá trị cầu thị, luôn phải nỗ lực học những kiến thức mới, làm mới bản thân không nên chìm đắm trong chiến thắng trong quá khứ.
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
P/s: Nguồn: Mạng Oppa ((:
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài làm
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
Các câu có chữ "A"
1. Ai ai cũng tưởng bậu hiền
Cắn cơm không bể, cắn tiền bể hai
2. Ai đem con sáo sang song
Để cho con sáo sổ lồng bay cao
3. Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chiếc áo giống hình phu quân
4. Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Ai đi muôn dặm non song
Để ai chứa chất sầu đong vời đầy
5. Ai đi sục sịch ngoài hàng dưa
Phải chăng chú thợ mộc với cái cưa cái bào
Ai đi sục sịch ngoài hàng rào
Phải chăng chú thợ mộc với cái bào cái cưa
6. Ai kêu là rạch, em gọi là song
Phù sa theo nước chảy mênh mông
Sông ơi, thấm mát đời con gái
Chẳng muốn lìa sông, chẳng muốn lấy chồng
7. Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
8. Ai làm Nam Bắc phân kỳ
Cho hai giòng lệ đầm đìa nhớ thương
9. Ai mà nói dối cùng ai
Thì trời giáng hạ cây khoai giữa đồng
Ai mà nói dối cùng chồng
Thì trời giáng hạ cây hồng bờ ao
10. Ai nhứt thì tôi đứng nhì
Ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba
11. Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
12. Ai ơi chơi lấy kẻo già
Măng mọc có lứa người ta có thì
Chơi xuân kẻo hết xuân đi
Cái già sòng sọc nó thì theo sau
13. Ai ơi chớ nghĩ mình hèn
Nước kia dù đục lóng phèn cũng trong
14. Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười
Ai ơi chớ vội cười nhau
Nhìn mình cho tỏ trước sau hãy cười
15. Ai ơi chẳng chóng thì chầy
Có công mài sắt, có ngày nên kim
16. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đốn thì vác cả cành lẫn cây
17. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lặn, tròn vành mới thôi
18. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
19. Ai ơi đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Hay nằm thời có võng đào
Dài lưng thời có áo chào nhà vua
Hay ăn thời có gạo kho
Việc gì mà chẳng ăn no lại nằm
20. Ai ơi đừng lấy pháo binh
Nửa đêm nó bắn rung rinh cái giường
21. Ai ơi ở chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
22. Ai ơi chí ở cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Dù ai nói Đông nói Tây,
Ta đây vẫn vững như cây giữa rừng
23. Ai phụ tôi có đất trời chứng giám
Phận tôi nghèo, tôi không dám phụ ai
Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
Ai dè giếng cạn, tiếc hoài sợi dây
24. Ai về ai ở mặc ai
Áo dà ở lại, đến mai hãy về
25. Ai về ai ở mặc ai
Thiếp như sầu đượm thắp hoài năm canh
26. Ai về Bình Định mà coi
Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền
27. Ai về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
28. Ai về em gởi bức thơ
Hỏi người bạn cũ bây giờ nơi nao
Non kia ai đắp mà cao
Sông kia, biển nọ ai đào mà sâu
29. Ăn cây sung ngồi gốc cây sung
Lấy anh thì lấy, nằm chung không nằm
30. Ăn cháo, đá bát
31. Ăn một bát cháo, chạy ba quảng đồng
32. Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày
33. Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm
34. Ăn cây nào, rào cây nấy
35. Ăn chưa no, lo chưa tới
36. Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không nhạc
37. Ăn cơm có canh như tu hành có bạn
38. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ
39. Ăn dầm, nằm dề
40. Ăn đi giỗ trước, lội nước theo sau
41. Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ
42. Ăn đong cho đáng ăn đong
Lấy chồng cho đáng hình dong con người
43. Ăn được, ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo
44. Ăn sao cho được mà mời
Thương sao cho được vợ người mà thương
45. Ăn tàn ăn mạt, ăn nát cửa nhà
Con gà nuốt trộng, cá bống nuốt tươi
46. Ăn thì ăn những miếng ngon,
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
47. Ăn thì vùa, thua thì chạy
48. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng
49. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
50. Ầu ơ... Anh về bán đất cây da
Để khuya em đắp gió Tây lạnh lung
51. Ầu ơ... Bồng bống bông bong
Lớn lên con phải cố học hành
Học là học đạo làm người
Con đừng lêu lổng kẻ cười người chê
52. Ầu ợ.. Cháu ơi cháu ngủ cho lâu
Mẹ cháu đi cấy đồng sâu chưa về
Bắt được con trắm con trê
Tròng cổ mang về bà cháu mình ăn
53. Ầu ơ... Chim quyên lẻ bạn, than thở một mình
Bây giờ mình lẻ bạn (ơ 1 mình, mình thở than
54. Ầu ơ... Em tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép ngày rày mang ơn
55. Ầu ơ... Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua
56. Ầu ơ... Má ơi đừng đánh con đau
Để con hát bội làm đào má coi
Ầu ơ... Mẹ ơi đừng đánh con đau
Để con bắt cá hái rau mẹ dung
Bắt cá, cá lội trên đàng
Hái rau rau héo, hỏi sao mẹ dùng hả con?...
57. Ầu ơ... Mười hai giờ kiểng đổ nhà thờ
Sao anh không học đặng nhờ tấm thân?
58. Ầu ơ... Quạ kêu nam đáo nữ phòng
Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương
Liệu bề đát được thì đương
Đừng gầy rồi bỏ thói thường cười chê
59. Ầu ơ... Ví dầu cá bống đánh đu
Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu
60. Ầu ơ... Ví dầu cá lóc nấu canh
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm
61. Ầu ơ... Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu kho ớt kho hành
Kho ba lượng thịt để dành mẹ ăn
62. Ầu ơ... Ví dầu ví dẫu ví dâu
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng
63. Anh buồn có chỗ thở than
Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya
64. Anh đánh thì em chịu đòn
Tánh em hoa nguyệt mười con chẳng chừa
65. Anh đã có vợ hay chưa?
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
Mẹ già anh ở nơi nao
Để em tìm vào hầu hạ thay anh
66. Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài
Quế thơm ban ngày, lài ngát ban đêm
67. Anh đi ba bữa anh về
Rừng sâu nước độc anh đừng ở lâu
68. Anh đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Nước non một gánh chung tình
Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng
69. Anh đi em một ngó chừng
Ngó sông sông rộng, ngó rừng rừng sâu
Anh đi em một ngó chừng
Ngó trăng trăng lặn, ngó rừng rừng sâu
70. Anh đi, em ở lại nhà
Hai vai gánh vác mẹ già, con thơ
Lầm than bao quản muối dưa
Anh đi, anh liệu chen đua với đời
71. Anh đi kiệu lộng ba bong
Bỏ em cấy lúa đồng không một mình
72. Anh gặp em hồi đứng bóng đang trưa
Trách trời sao vội tối, anh chưa phân cạn lời
73. Anh em bốn bể là nhà
Người dưng khác họ vẫn là anh em
74. Anh Hai, anh tính đi "mô" ?
Tôi đi chợ Tết, mua khô cá thiều
75. Anh hít cái bông bưởi, anh còn hửi cái bông cam
Anh thích nấm tràm, anh lại ham nấm mối
76. Anh lấy được em bỏ công ao ước
Em lấy được anh thoả dạ ước ao
77. Anh mau thức dậy học bài
Mong cho anh sớm thành tài
Trước làm đẹp mặt nở mày mẹ cha
Sau là không phụ tình ta bao ngày
78. Anh này rõ khéo làm ăn
Đi cày chẳng biết, chít khăn mượn người
79. Anh nói với em nhiều tiếng thâm trầm
Nằm đêm nghĩ lại nát bằm lá gan
80. Anh ơi, anh giận em chi
Anh muốn vợ bé, em thì lấy cho
81. Anh ơi anh ở lại nhà
Thôi đừng vui thú nguyệt hoa chơi bời
Còn tiền kẻ rước, người mời
Hết tiền, chẳng thấy một người nào ưa
82. Anh ơi đi lính cho Tây
Con dại cả bầy bỏ lại ai nuôi
83. Anh ơi em chẳng lấy đâu
Anh đừng cạo mặt, nhổ râu tốn tiền
84. Anh ơi nơm cá xong chưa
Xuồng em neo đợi chờ trưa anh về
85. Anh say rượu ngày mai sẽ tỉnh
Kẻ say tình, mãi không tỉnh đâu em
86. Anh ơi uống rượu thì say,
Bỏ ruộng ai cày, bỏ giống ai gieo
87. Anh thương em, thương quấn thương quit
Anh bồng ra gốc mít, anh bồng khít gốc chanh
Anh bồng quanh đám sậy, anh bồng bậy vô mui
Anh bồng lui sau lái, anh bồng ngoáy trước mũi
88. Anh thương em trầu hết lá lươn
Cau hết nửa vườn, cha với mẹ nào hay
Dầu mà cha mẹ có hay
Nhứt đánh nhì đày, hai lẽ mà thôi
Gươm vàng để đó em ôi
Chết thì chịu chết, lià đôi anh không lià
89. Anh tỷ như phận anh
Chẳng thà ở lều tranh
Như thầy Tăng, thầy Lộ
Cũng không ham mộ,
Như Vương Khải, Thạch Sùng
Đạo người giữ vẹn, bần cùng sá chi
90. Anh về bán ruộng cây da
Bán cặp trâu già, mới cưới đặng em
91. Anh về đếm hết sao trời
Em đây kết tóc ở đời với anh
92. Anh về đô thị hôm nao
Gió lay cây choại, lệ trào mi em
93. Anh về em chẳng dám đưa
Hai hàng nước mắt như mưa tháng mười
94. Anh về làm rể ăn cơm với cá
Em về làm dâu ăn rau má với rạm đồng
95. Anh với em mà tựa vai kề
Nay dù em có lạc Sở sang Tề
Thì em cũng nên gởi thơ về 1 lá đặng cho anh hay
96. Ao có bờ, sông có bến
97. Ao sâu thì lắm ốc nhồi,
Chồng mình lịch sự nửa người nửa ta
Ghen lắm thì đứt ruột ra,
Chồng mình sẽ tới tay ta phen này
98. Áo dài, chớ tưởng là sang,
Bởi không áo ngắn, mới mang áo dài
99. Áo mặc sao qua khỏi đầu
100. Áo anh đứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu
B
1. Ba cô đội gạo lên chùa
một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
sư về sư ốm tương tư
ốm lăn ốm lóc nên sư trọc đầu
ai làm cho dạ sư sầu
cho ruột sư héo như bầu đứt dây
2. Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
3. Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra
4. Ba năm ở với người đần
Chẳng bằng một lúc ghé gần người khôn
5. Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan
6. Ba tiền một khúc cá buôi
Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già
7. Ba trăng là mấy mươi hôm,
Mai Nam nắng trước, chiều Nồm quạnh sau
Chàng ơi đừng phụ khó tham giàu
Khi lành tôn trượng, khi đau phụ phàng
8. Bà già đeo bị hạt tiêu
Sống bao nhiêu tuổi nhiều điều đắng cay
9. Bạc sao bạc chẳng vừa thôi
Để cho nước chảy hoa trôi lỡ làng
10. Bà con khó xin đừng bỏ
Kẻ lạ dầu sang cũng chớ đua
11. Bà già đã tám mươi tư
Ngồi trong cửa sổ gởi thư lấy chồng
12. Bà già đi chợ Cầu Bông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Xem rằng ông mới bói rằng:
Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn
13. Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu
14. Bắc thang lên hái hoa vàng
Vì ai cho thiếp biết chàng từ đây
15. Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước vẹn bề mới nên
16. Bạn nghèo thuở trước chớ quên
Vợ cùng kham khổ, chẳng nên phụ tình
17. Bàn tay còn có ngón dài, ngón vắn,
Con một nhà đứa trắng đứa đen,
Hễ ăn vóc học quen,
Dẫu họ chê mình vụng, tập rèn cũng phải hay
18. Bạn vàng lại gặp bạn vàng
Long Lân Quy Phụng một đoàn tứ linh
19. Bánh cả mâm, sao em kêu rằng bánh ít?
Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không?
Trai nam nhi không đối đặng
Gái má hồng xin thử đối xem!
20. Bao giờ cho đặng thảnh thơi,
Tay têm thuốc cống, miệng mời lang quân
21. Bao giờ cho đến tháng Mười
Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn
22. Bao giờ cho đến tháng Năm
Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn
23. Bao giờ mưa thuận gió hòa
Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng
24. Bao giờ cạn rạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyền
25. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
26. Bao giờ cho chuối có cành
Cho sung có nụ, cho hành có hoa
Bao giờ trích đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước, thì ta lấy mình
27. Bao giờ cho khỉ đeo hoa
Cho voi đánh sáp, cho gà nhuộm răng
28. Bao giờ nước ngọt đường cay
Gánh vừa lon gạo thì thằng Tây ở tù
29. Bao giờ sen mọc Biển Đông
Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi
30. Bao phen lên ngựa ra về
Cầm cương níu lại xin đề câu thơ
Câu thơ ba bốn câu thơ
Câu đợi, câu chờ, câu nhớ, câu mong
31. Bao phen quạ nói với diều
Sau nhà cô Huệ có nhiều gà con
32. Bậu chê qua ở rẫy ăn còng
Bậu về ở chợ ăn ròng mắm nêm
33. Bây giờ gặp phải hội này
Khi trời hạn hán, khi hay mưa dầm
Khi trời gió bão ầm ầm,
Đồng tiền lúa thóc, mười phần được ba
34. Bấy lâu nay em ở ven rừng,
Chim kêu, vượn hú, em nửa mừng nửa lo
35. Bé nhưng mà bé hạt tiêu
Bé cay bé đắng bé xiêu lòng người
36. Bên sông thanh vắng một mình
Có ông ngư phủ biết tình mà thôi
37. Biên Hòa có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh
38. Bớ chiếc ghe sau chèo mau em đợi,
Cho khỏi khúc sông này bờ bụi tối tăm
39. Bóng trăng anh tưởng bóng đèn
Bóng cây anh ngỡ bóng thuyền em sang
40. Bông chi thơm lạ thơm lung
Thơm cây, thơm lá, người trồng cũng thơm
41. Bữa ăn có cá cùng canh
Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng
42. Buồn chẳng muốn nói, gọi chẳng muốn trông
Tưởng sự lấy chồng, tỉnh như con sáo
43. Buồn tình cha chả buồn tình
Không ai nói chuyện với mình cho vui
44. Bảy với ba tính ra một chục
Còm tam tứ lục tính lại cửu chương
Liệu bề đát được thì thương
Đừng gầy rồi bỏ, thế thường cười chê
45. Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm
46. Bắt con ngựa ngựa ô, ngựa ô tra khớp
Lục lạc đồng đen, em mang hài tốt
Ngấy ngây muôn dặm đường dài
Cá rô róc rách ruộng cày
Ai ghẹo gì mày hỡi cá rô con?
47. Bắc thang lên hỏi ông trời
Bỏ tiền cho gái có đòi được chăng!
48. Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thời đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào!
49. Bây giờ tui biết phận tui
Chỉ là cơm nguội phòng khi đói long
50. Bấy lâu vắng mặt khát khao
Bây giờ thấy mặt muốn cào mặt ra
51. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn
52. Bậu buồn, qua dễ chẳng buồn
Cá dưới sông biếng lội, chim trên nguồn biếng bay
53. Bên kia sông, ai lập kiểng chùa Tân Thiện
Bên này sông, qua lập cái huyện Hà Đông
Cái huyện Hà Đông để cho ông Bao Công xử kiện
Cái chuà Tân Thiện nhiều kẻ tu hành
Chim kêu dưới suối trên cành
Qua không bỏ bậu, sao bậu đành bỏ quả
54. Bên này sông em bắc cây cầu mười tấm ván
Bên kia sông em lập cái quán mười hai từng
Bán buôn nuôi mẹ cầm chừng đợi anh
55. Bến em có gốc dừa tơ
Đêm trăng em đứng em chờ đợi ai
56. Biết bao gái đẹp như hoa
Vỡ trâm, gãy xuyến, chìm thoa, rơi vàng
57. Bồ câu bồ các
Tha rác lên cây
Gió đánh lung lay
Là vua Cao Tổ
Những người mặt rỗ
Là ông Tiêu Hà
Nước chảy đường qua
Là dượng Tào Tháo
Đánh bạc cầm áo
Là anh Trần Bình
58. Biết nhau từ thuở buông thừng
Trăm chắp nghìn nối, xin đừng quên nhau
59. Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe
60. Biển sâu, con cá lớn vẫy vùng
Trời cao muôn trượng, cánh chim hồng bay cao
61. Biển trời đua sắc vẫy vùng
Nữ nhi sánh với anh hùng được nao!
62. Biểu về nói với ông câu
Cá ăn thì giựt, để lâu hết mồi
63. Bì phấn với vôi
Bì con ông lái với tôi chân sào
64. Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời, chèo chống mỏi mê
65. Bông sứ cùng với bông lài
Tui quyết bẻ hết, khỏi ai cằn nhằn
66. Bốn ông mà ngồi một bàn
Cùng uống một chén, cùng than một lời
67. Bờ sông lại lở xuống song
Đàn bà mà lấy đàn ông, thiệt gì
68. Bởi anh đành đoạn
Đốn ngọn cây bần
Không cho ghe cá đậu gần ghe tôm
Thương anh em phải sớm hôm
69. Bởi anh trăm việc canh nông
Cho nên mới có bồ trong bịch ngoài
70. Buồn ngủ lại gặp chiếu manh
Hay ăn, làm biếng gặp anh đứng đường
71. Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai
72. Buồn về một nỗi tháng giêng
Con chim, cái cú, nằm nghiêng thở dài
Buồn về một nỗi tháng hai
Đêm ngắn, ngày dài, thua thiệt người ta
Buồn về một nỗi tháng ba
Mưa rầu, nắng lửa, người ta lừ đừ
Buồn về một nỗi tháng tư
Con mắt lừ đừ cơm chẳng muốn ăn
Buồn về một nỗi tháng năm
Chửa đặt mình nằm gà gáy, chim kêu
73. Buổi chợ đông con cá đồng anh chê lạt
Buổi chợ tan rồi con tép bạc anh cũng khen ngon
74. Bùn xa bèo, bùn khô bèo héo
Lựu xa đào, lựu xéo đào xiên
Vàng cầm trên tay rớt xuống không phiền
Chỉ phiền một nỗi nợ với duyên không tròn
75. Bươm bướm mà đậu cành bong
Đã dê con chị, lại bồng con em
76. Bước lên xe kiếng đi viếng mả chồng
Mả chưa cỏ mọc trong lòng đậu thai
77. Bước sang canh một anh thắp ngọn đèn vàng
Chờ con bạn ngọc thở than đôi lời
Canh hai vật đổi sao dời
Tính sao nàng tính trọn đời thủy chung
Canh ba cờ phất trống rung
Mặc ai ai thẳng ai dùn mặc ai
Canh tư hạc đậu cành mai
Sương sa lác đác khói bay mịt mờ
Canh chầy tơ tưởng tưởng tơ
Chiêm bao thấy bậu dậy rờ chiếu không
78. Bước vô trường án, vỗ ván cái rầm
Bủa xua ông Tham biện, bạc tiền ông để đâu
79. Bước xuống ruộng sâu, em mảng sầu tấc dạ
Tay em ôm bó mạ, luỵ ứa hai hàng
Ai làm lỡ chuyến đò ngang
Cho loan với phượng đôi hàng biệt ly
80. Bực mình chẳng muốn nói ra
Muốn đi ăn giỗ chẳng ma nào mời