Cô giáo dạy văn đã từng nói với chúng tôi rằng thầy là một người vô cùng nhân hậu. Tôi vẫn còn nhớ mỗi lần phát biểu chào cờ, thầy luôn nói nhiều đến vấn đề đạo đức của mỗi học sinh, nói nhiều đến cách sống, cách ứng xử để trở thành người tốt. Đối với thầy, hình phạt tốt nhất cho mỗi lần vi phạm không phải là trực nhật, trừ điểm thi đua của lớp, hạ bậc hạnh kiểm... mà là tự vấn chính mình. Tôi có cảm tưởng như thầy là người cha đang dạy dỗ những đứa con của mình.
Thầy có nụ cười ấm áp. Dường như thầy luôn cười. Thầy cười với tất cả mọi người, với đồng nghiệp, với học trò, với bác bảo vệ, với cô lao công... Mỗi giờ học Công dân với thầy luôn in đậm trong trí nhớ của chúng tôi. Đối với thầy điểm số không quan trọng, làm sao để trở thành người tốt mới là điều đáng quan tâm. Học Công dân cũng chính là học làm người mà! Trong mỗi bài học, thầy luôn đưa vào những thông tin, những hình ảnh, những đoạn phim ngắn để minh họa, như vậy chúng tôi sẽ tiếp thu dễ dàng hơn. Những hình ảnh, thông tin đó đều rất quen thuộc trong cuộc sống và đều hướng về một mục đích duy nhất là dạy chúng tôi biết xúc cảm, biết yêu thương và san sẻ tình yêu đó với mọi người.
Chỉ còn vài tháng nữa thầy sẽ về hưu nhưng công lao của thầy trong việc “trồng người” là rất lớn. Tôi biết, những gì tôi viết về thầy là quá ít nhưng đó là tình cảm chân thành của tôi và cũng là lời tri ân của chúng tôi gửi đến thầy. Chúc thầy sẽ có những năm tháng hạnh phúc về sau!
Mỗi tuần một lần, vào sáng thứ hai, sau lễ chào cờ, chúng em được nghe thầy hiệu trưởng dặn dò nền nếp thi đua trong tuần.
Thầy hiệu trưởng trường em còn khá trẻ, thầy khoảng trên ba mươi tuổi. Dáng thầy cao, gầy. Mái tóc đen nhánh, cắt gọn gàng khiến gương mặt thầy có vẻ nghiêm nghị với khuôn mặt chữ điền: cằm vuông, nở nang cân đối, sống mũi thẳng và đôi mắt to, tia mắt thẳng thắn, độ lượng. Thầy hiệu trưởng trường em là một người gốc Huế. Giọng nói của thầy êm ái du dương, dịu dàng, rất lôi cuốn người nghe. Thầy dặn dò một tuần học tập thi đua mới rất rành mạch, rõ ràng. Hết giờ chào cờ, thầy đi về phòng hiệu trưởng của mình, dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Gót giầy của thầy đi êm, tiếng đế giầy gõ lên hành lang vang lên khe khẽ.
Thầy thường mặc áo sơ-mi trắng dài tay, quần âu màu đen ủi li thẳng cứng. Vào những ngày lễ lớn, thầy đeo cà-vạt sẫm màu rất lịch sự, trang trọng. Với chất giọng đặc thù của xứ Huế, thầy đọc lịch sử của các ngày lễ lớn một cách truyền cảm, hùng tráng. Lắng nghe thầy đọc lịch sử ngày lễ Hai Bà Trưng, em nghe như đâu đây vang lên tiếng voi ra trận của Hai Bà hoà với tiếng sóng nước âm vang của dòng sông Hát.
Thầy rất yêu học sinh nên dù thầy có vẻ mặt nghiêm nghị, tình yêu nghề, yêu học sinh của thầy vẫn toát lên trong cái nhìn ấm áp, trong sự ân cần hỏi han chúng em. Trong suốt những năm học đã qua, em chưa thấy thầy hiệu trưởng phạt học sinh bao giờ. Trái lại, khi nhà bạn Khanh lớp 5B bị hoả hoạn, thầy đích thân đến lớp hỏi han tỉ mỉ. Thầy đã ưu ái tặng bạn Khanh phần thưởng cuối năm với rất nhiều sách vở, dụng cụ học tập và cả một phần quà cứu trợ cho gia đình Khanh. Trong những năm qua, thầy hiệu trưởng đã lãnh đạo trường em đi lên vững vàng, đạt nhiều thành tích trong phong trào học tập, văn nghệ, thể thao. Tất cả các thầy cô giáo trong trường đều kính trọng thầy hiệu trưởng.
Thầyhiệu trưởng trường em là một người thầy khả ái và đáng kính. Em yêu ngôi trường Tiểu học của mình và rất kính mến thầy hiệu trưởng. Mai này lên Trung học, chắc chắn hình ảnh của thầy trong tim em sẽ luôn ấm áp, khắc sâu không phai mờ. Hình ảnh ấy là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.
Bài 2:
Cứ mỗi buổi sáng khi bước chân vào cổng trường, em đã thấy sự có mặt của thầy hiệu trưởng. Từ khi thầy về trường nhận công tác cảnh quan môi trường đã được thay đổi đáng kể. Sân trường được bê tông hóa sạch sẽ, hàng cây xà cừ được chính tay thầy trồng thẳng tắp xanh tốt. Nhà xe giáo viên và học sinh được làm lại rộng rãi, dãy phòng học cũ, cổng trường cũng được xây lại khang trang, đàng hoàng...
Thầy rất nghiêm khắc nhưng cũng rất gần gũi với học sinh. Thầy thường nói: phải coi trường như nhà mình, thầy, cô giáo, nhân viên là người thân, học trò như con cái trong nhà. Thầy là người hiểu rõ hoàn cảnh của hàng trăm học sinh. Trên bàn làm việc của thầy có đầy đủ lý lịch của tất cả học sinh. Một hiện tượng xẩy ra trong nhà trường chỉ sau một thời gian ngắn là thầy đã hiểu rõ và giải quyết thấu tình đạt lý. Nếu có học sinh vi phạm nội quy thì thầy phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và đoàn thể các thôn, khu phố để có biện pháp giáo dục phù hợp. Em nhớ mãi việc bạn em đi xe đạp điện đến trường quên không đội mũ bảo hiểm, thầy đã khuyên bảo và nhắc nhở bạn em vì đây là quy định của pháp luật, phải chấp hành nghiêm chỉnh. Thầy đã vận động Trung tâm Xe máy Toàn Thịnh Phát tài trợ 50 mũ bảo hiểm để học sinh nhà trường có mũ bảo hiểm đúng chất lượng khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Thầy đã ủng hộ mua BHYT cho một số học sinh khó khăn để trường THPT Nguyễn Du có 100% học sinh có thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh... Chú trọng sự nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường đã giúp học sinh giỏi càng ngày càng tăng, học sinh đậu đại học cũng càng nhiều, lại có cả học sinh giỏi cấp quốc gia...
Em thật sự tự hào được học dưới mái Trường THPT Nguyễn Du và có một thầy hiệu trưởng đầy tâm huyết vì học sinh thân yêu. Thầy đã nêu gương sáng để các em học tập và noi theo. Sau này khi bước vào đời, hình ảnh người thầy hiệu trưởng với tinh thần trách nhiệm cao là hành trang rất có ý nghĩa cho các em sau này.
Bài 3:
Thầy đã ngoài năm mươi tuổi, mái tóc điểm bạc, tuổi nghề của thầy cũng khá cao. Tuy vậy, thầy là người năng động nhất ở trường. Với dáng đi nhanh nhẹn cùng với vóc người tầm thước và làn da ngăm ngăm nên trông thầy thật chắc, thật khỏe.
Thầy thường mặc những bộ âu phục màu nhạt. Em thích nhất là chiếc áo sơ mi trắng mà thầy thường mặc vào mỗi buổi sáng thứ hai. Màu áo ấy cũng là màu áo mà bao lớp học trò của thầy đã mặc. Những ngày lễ, hội thầy thường mặc bộ veston màu xám, chân đi giày đen. Bộ trang phục ấy lại tôn thêm vẻ nghiêm nghị của thầy hiệu trưởng.
Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của thầy vẫn vuông vức luôn thể hiện sự vui tươi, trìu mến với chúng em. Thầy thường mang kính trắng nhưng khi trò chuyện với chúng em, thầy thường không đeo kính. Những lúc ấy chúng em nhìn thật rõ đôi mắt sâu và sáng của thầy, đôi mắt luôn biểu lộ sự nhanh nhẹn và giàu lòng nhân ái.
Thầy gương mẫu về mọi mặt, tận tụy với công việc ở trường. Có lần cô giáo chủ nhiệm lớp em bị ốm đột xuất, thầy đã trực tiếp đến dạy lớp chúng em. Thầy giảng bài thật rõ ràng, khúc chiết, ai cũng thích. Thầy luôn quan tâm đến học sinh, lo lắng cho từng hoàn cảnh của học sinh nghèo. Đối với những học sinh chưa ngoan, thầy tận tình uốn nắn. Nhờ sự tận tâm với học sinh và sự tận tụy với công việc của thầy nên trường em luôn dẫn đầu về mọi mặt. Trường lớp mỗi ngày một khang trang, các học sinh yếu kém mỗi ngày một tiến bộ hơn. Thầy mong từng học sinh chăm ngoan, học giỏi và thành đạt.
Ở ngôi trường tiểu học này, thầy hiệu trưởng là người lo toan nhiều nhất, thầy lo cho trường, lo cho chúng em và chúng em hầu như ai cũng nghĩ rằng: mình có một người cha thứ hai luôn quan tâm lo lắng cho mình.
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Cô giáo dạy văn đã từng nói với chúng tôi rằng thầy là một người vô cùng nhân hậu. Tôi vẫn còn nhớ mỗi lần phát biểu chào cờ, thầy luôn nói nhiều đến vấn đề đạo đức của mỗi học sinh, nói nhiều đến cách sống, cách ứng xử để trở thành người tốt. Đối với thầy, hình phạt tốt nhất cho mỗi lần vi phạm không phải là trực nhật, trừ điểm thi đua của lớp, hạ bậc hạnh kiểm... mà là tự vấn chính mình. Tôi có cảm tưởng như thầy là người cha đang dạy dỗ những đứa con của mình.
Thầy có nụ cười ấm áp. Dường như thầy luôn cười. Thầy cười với tất cả mọi người, với đồng nghiệp, với học trò, với bác bảo vệ, với cô lao công... Mỗi giờ học Công dân với thầy luôn in đậm trong trí nhớ của chúng tôi. Đối với thầy điểm số không quan trọng, làm sao để trở thành người tốt mới là điều đáng quan tâm. Học Công dân cũng chính là học làm người mà! Trong mỗi bài học, thầy luôn đưa vào những thông tin, những hình ảnh, những đoạn phim ngắn để minh họa, như vậy chúng tôi sẽ tiếp thu dễ dàng hơn. Những hình ảnh, thông tin đó đều rất quen thuộc trong cuộc sống và đều hướng về một mục đích duy nhất là dạy chúng tôi biết xúc cảm, biết yêu thương và san sẻ tình yêu đó với mọi người.
Chỉ còn vài tháng nữa thầy sẽ về hưu nhưng công lao của thầy trong việc “trồng người” là rất lớn. Tôi biết, những gì tôi viết về thầy là quá ít nhưng đó là tình cảm chân thành của tôi và cũng là lời tri ân của chúng tôi gửi đến thầy. Chúc thầy sẽ có những năm tháng hạnh phúc về sau!
Bạn tham khảo nha:
Bài 1:
Mỗi tuần một lần, vào sáng thứ hai, sau lễ chào cờ, chúng em được nghe thầy hiệu trưởng dặn dò nền nếp thi đua trong tuần.
Thầy hiệu trưởng trường em còn khá trẻ, thầy khoảng trên ba mươi tuổi. Dáng thầy cao, gầy. Mái tóc đen nhánh, cắt gọn gàng khiến gương mặt thầy có vẻ nghiêm nghị với khuôn mặt chữ điền: cằm vuông, nở nang cân đối, sống mũi thẳng và đôi mắt to, tia mắt thẳng thắn, độ lượng. Thầy hiệu trưởng trường em là một người gốc Huế. Giọng nói của thầy êm ái du dương, dịu dàng, rất lôi cuốn người nghe. Thầy dặn dò một tuần học tập thi đua mới rất rành mạch, rõ ràng. Hết giờ chào cờ, thầy đi về phòng hiệu trưởng của mình, dáng đi khoan thai, nhẹ nhàng. Gót giầy của thầy đi êm, tiếng đế giầy gõ lên hành lang vang lên khe khẽ.
Thầy thường mặc áo sơ-mi trắng dài tay, quần âu màu đen ủi li thẳng cứng. Vào những ngày lễ lớn, thầy đeo cà-vạt sẫm màu rất lịch sự, trang trọng. Với chất giọng đặc thù của xứ Huế, thầy đọc lịch sử của các ngày lễ lớn một cách truyền cảm, hùng tráng. Lắng nghe thầy đọc lịch sử ngày lễ Hai Bà Trưng, em nghe như đâu đây vang lên tiếng voi ra trận của Hai Bà hoà với tiếng sóng nước âm vang của dòng sông Hát.
Thầy rất yêu học sinh nên dù thầy có vẻ mặt nghiêm nghị, tình yêu nghề, yêu học sinh của thầy vẫn toát lên trong cái nhìn ấm áp, trong sự ân cần hỏi han chúng em. Trong suốt những năm học đã qua, em chưa thấy thầy hiệu trưởng phạt học sinh bao giờ. Trái lại, khi nhà bạn Khanh lớp 5B bị hoả hoạn, thầy đích thân đến lớp hỏi han tỉ mỉ. Thầy đã ưu ái tặng bạn Khanh phần thưởng cuối năm với rất nhiều sách vở, dụng cụ học tập và cả một phần quà cứu trợ cho gia đình Khanh. Trong những năm qua, thầy hiệu trưởng đã lãnh đạo trường em đi lên vững vàng, đạt nhiều thành tích trong phong trào học tập, văn nghệ, thể thao. Tất cả các thầy cô giáo trong trường đều kính trọng thầy hiệu trưởng.
Thầyhiệu trưởng trường em là một người thầy khả ái và đáng kính. Em yêu ngôi trường Tiểu học của mình và rất kính mến thầy hiệu trưởng. Mai này lên Trung học, chắc chắn hình ảnh của thầy trong tim em sẽ luôn ấm áp, khắc sâu không phai mờ. Hình ảnh ấy là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.
Bài 2:
Cứ mỗi buổi sáng khi bước chân vào cổng trường, em đã thấy sự có mặt của thầy hiệu trưởng. Từ khi thầy về trường nhận công tác cảnh quan môi trường đã được thay đổi đáng kể. Sân trường được bê tông hóa sạch sẽ, hàng cây xà cừ được chính tay thầy trồng thẳng tắp xanh tốt. Nhà xe giáo viên và học sinh được làm lại rộng rãi, dãy phòng học cũ, cổng trường cũng được xây lại khang trang, đàng hoàng...
Thầy rất nghiêm khắc nhưng cũng rất gần gũi với học sinh. Thầy thường nói: phải coi trường như nhà mình, thầy, cô giáo, nhân viên là người thân, học trò như con cái trong nhà. Thầy là người hiểu rõ hoàn cảnh của hàng trăm học sinh. Trên bàn làm việc của thầy có đầy đủ lý lịch của tất cả học sinh. Một hiện tượng xẩy ra trong nhà trường chỉ sau một thời gian ngắn là thầy đã hiểu rõ và giải quyết thấu tình đạt lý. Nếu có học sinh vi phạm nội quy thì thầy phối hợp chặt chẽ với phụ huynh và đoàn thể các thôn, khu phố để có biện pháp giáo dục phù hợp. Em nhớ mãi việc bạn em đi xe đạp điện đến trường quên không đội mũ bảo hiểm, thầy đã khuyên bảo và nhắc nhở bạn em vì đây là quy định của pháp luật, phải chấp hành nghiêm chỉnh. Thầy đã vận động Trung tâm Xe máy Toàn Thịnh Phát tài trợ 50 mũ bảo hiểm để học sinh nhà trường có mũ bảo hiểm đúng chất lượng khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Thầy đã ủng hộ mua BHYT cho một số học sinh khó khăn để trường THPT Nguyễn Du có 100% học sinh có thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh... Chú trọng sự nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường đã giúp học sinh giỏi càng ngày càng tăng, học sinh đậu đại học cũng càng nhiều, lại có cả học sinh giỏi cấp quốc gia...
Em thật sự tự hào được học dưới mái Trường THPT Nguyễn Du và có một thầy hiệu trưởng đầy tâm huyết vì học sinh thân yêu. Thầy đã nêu gương sáng để các em học tập và noi theo. Sau này khi bước vào đời, hình ảnh người thầy hiệu trưởng với tinh thần trách nhiệm cao là hành trang rất có ý nghĩa cho các em sau này.
Bài 3:
Thầy đã ngoài năm mươi tuổi, mái tóc điểm bạc, tuổi nghề của thầy cũng khá cao. Tuy vậy, thầy là người năng động nhất ở trường. Với dáng đi nhanh nhẹn cùng với vóc người tầm thước và làn da ngăm ngăm nên trông thầy thật chắc, thật khỏe.
Thầy thường mặc những bộ âu phục màu nhạt. Em thích nhất là chiếc áo sơ mi trắng mà thầy thường mặc vào mỗi buổi sáng thứ hai. Màu áo ấy cũng là màu áo mà bao lớp học trò của thầy đã mặc. Những ngày lễ, hội thầy thường mặc bộ veston màu xám, chân đi giày đen. Bộ trang phục ấy lại tôn thêm vẻ nghiêm nghị của thầy hiệu trưởng.
Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của thầy vẫn vuông vức luôn thể hiện sự vui tươi, trìu mến với chúng em. Thầy thường mang kính trắng nhưng khi trò chuyện với chúng em, thầy thường không đeo kính. Những lúc ấy chúng em nhìn thật rõ đôi mắt sâu và sáng của thầy, đôi mắt luôn biểu lộ sự nhanh nhẹn và giàu lòng nhân ái.
Thầy gương mẫu về mọi mặt, tận tụy với công việc ở trường. Có lần cô giáo chủ nhiệm lớp em bị ốm đột xuất, thầy đã trực tiếp đến dạy lớp chúng em. Thầy giảng bài thật rõ ràng, khúc chiết, ai cũng thích. Thầy luôn quan tâm đến học sinh, lo lắng cho từng hoàn cảnh của học sinh nghèo. Đối với những học sinh chưa ngoan, thầy tận tình uốn nắn. Nhờ sự tận tâm với học sinh và sự tận tụy với công việc của thầy nên trường em luôn dẫn đầu về mọi mặt. Trường lớp mỗi ngày một khang trang, các học sinh yếu kém mỗi ngày một tiến bộ hơn. Thầy mong từng học sinh chăm ngoan, học giỏi và thành đạt.
Ở ngôi trường tiểu học này, thầy hiệu trưởng là người lo toan nhiều nhất, thầy lo cho trường, lo cho chúng em và chúng em hầu như ai cũng nghĩ rằng: mình có một người cha thứ hai luôn quan tâm lo lắng cho mình.