HÃY VIẾT MỘT BÀI VĂN CẢM NHẬN VỀ SA PA
AI NHANH MÌNH LIKE CHO !
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu thơ trong bài “Một đời người, một rừng cây” của Trần Long Ân khiến ta nhớ tới nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Tự nguyện về làm nhiệm vụ một mình trên đỉnh núi cao, anh thanh niên đã trở thành nhân vật điển hình trong công cuộc lao động và xây dựng đất nước ở miền núi phía Bắc.
Nhà văn Nguyễn Thành Long (1925-1991) sinh ra và lơn lên ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nhà văn được biết đến với các bút danh như Nguyễn Thành Long, Phan Minh Thảo, Lưu Quỳnh, là cây bút chuyên viết về truyện ngắn, ký. Nguyễn Thành Long từng nhận giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng năm 1953 cho tập bút ký “Bát cơm cụ Hồ”.
Truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa” nằm trong tập “Giữa trong xanh”, được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long. Truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách văn chương nhẹ nhàng, trong trẻo, giàu chất thơ của nhà văn. Truyện xây dựng nên hình tượng nhân vật anh cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn đẹp trong nếp sống, nếp nghĩ và cung cách ứng xử.
Trước khi nhân vật xuất hiện, tác giả dành một vài dòng đặc tả thiên nhiên Sa Pa hùng vĩ, thơ mộng. Sa Pa xuất hiện đầy ấn tượng với núi cao, thác đổ, bọt trắng, đường núi quanh co, cây cối chen nhau. Suốt chặng đường dài, từ bác lái xe đến ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ… dường như đắm mình vào một Sa Pa tinh khiết, kì ảo. Thời gian, không gian như dừng tại nơi này để những điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng lên ngôi. Trong đó, anh thanh niên là một trong số điều giản dị nhưng quý giá và thiêng liêng đó.
Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho vẻ đẹp của con người Sa Pa xuất hiện. Trước hết, người đọc có thể nhận thấy anh thanh niên làm một nghề rất đặc biệt mà cũng rất cao quý – “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu”, nói nôm na là dự báo thời tiết và thiên tai. Một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét, anh dường như là “người cô độc nhất thế gian”? Những nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ cuộc sống nhộn nhịp chưa bao giờ nguôi trong lòng chàng trai trẻ. Đời sống vật chất cũng vô cùng thiếu thốn. Nhưng anh không cố độc! Anh tin rằng “Khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được.”
Không những thế, anh thanh niên còn là một người yêu khoa học. Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Đôi lúc, công việc gian khổ mà ít ai có thể hình dung hết. Nhiều khi, lúc 1 giờ sáng rét, mưa, tuyết rơi mà nghe tiếng chuông đồng hồ báo cũng phải ra khỏi chăn ấm. Anh xách đèn đi trong gió, bão tuyết đang ào ào xô tới tấn công như chặt từng khúc, như muốn quét đi, bứt phá lung tung tất cả… Để làm được điều ấy phải có ý chí, tinh thẩn, quyết tâm cao lắm! Gian khổ thế, anh vẫn thực hiện nó một cách đều đặn, tỉ mỉ và nghiêm túc.
Bỏ lại những khó khăn, Nguyễn Thành Long còn khắc họa nhân vật anh thanh niên đẹp trong nếp sống thường nhật. Anh cũng trồng hoa, có “Hoa dơn, hoa thược dược vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…”. Anh đọc sách, trò chuyện, giao tiếp với sách, lấy sách làm bạn tri âm tri kỉ. Anh còn nuôi vài con gà để có thêm thực phẩm hàng ngày. Những thứ nhỏ nhặt đó lại là niềm vui, sự an ủi của anh trước hoàn cảnh khắc nghiệt.
Chi tiết anh từ chối khi ông họa sĩ ngỏ lời muốn vẽ chân dung của anh chứng tỏ anh còn là một người khiêm tốn, chân thật. Trong suy nghĩ của mình, công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với “ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa” hay “người đồng chí nghiên cứu khoa học” cùng cơ quan đang nghiên cứu lập bản đồ sét.
Anh đối xử với mọi người rất niềm nở, chu đáo. Anh biếu quà cho người vợ đang ốm của bác lái xe, tặng bó hoa tươi cho cô gái trẻ, tặng làn trứng gà cho ông họa sĩ.
Tóm lại, với lối văn bay bổng, hồn hậu, Nguyễn Thành Long đã xây dựng lên hình tượng nhân vật anh thanh niên có khát vọng sống, khát vọng cống hiến bất diệt. Qua đó vẽ lại bức tranh con người Việt Nam hăng say trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng công cuộc xây dựng, phát triển, đổi mới đất nước mới bắt đầu. Hình tượng anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long đã trở thành hình mẫu lí tưởng và nguồn cảm hứng lao động cho biết bao thế hệ trẻ hôm nay và mai sau để kiến thiết Việt Nam trở thành đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Trả lời :
Cái này em phải tham khảo trên mạng và viết theo ý của mk
~HT~
tk:
Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc và lòng trân quý về những con người đang lao động miệt mài không quản ngày đêm để cống hiến sức trẻ cho đất nước. anh thanh niên trong truyện chính là nhân vật đại diện cho những lớp người lao động ấy. Gấp trang sách lại là kết thúc một tác phẩm văn học, nhưng ta lại có thể mở ra những suy nghĩ sâu sắc, lòng cảm phục về lẽ sống cao đẹp, đáng quý kia.
Mở đầu tác phẩm, anh thanh niên hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già cùng cô kĩ sư trẻ. Đó là một chàng trai hai mươi bảy tuổi, anh đang sống một mình với công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn - một đỉnh núi cao hơn hai ngàn mét. Nhưng có lẽ, điểm gây ấn tượng nhất về nhân vật này với người đọc chính là sự “thèm người” của anh. Thậm chí, anh còn từng ngáng đường xe dừng lại để được gặp người, đọc nhìn và trò chuyện cùng con người.
Lên đỉnh Yên Sơn, ta bắt gặp một anh thanh niên với tầm vóc nhỏ bé cùng nét mặt rạng rỡ. Anh sống một mình tại nơi đây, nhưng sự cô độc lại không làm anh quen với thói cẩu thả. Trái lại, anh có vẻ là một người có lối sống giản dị và ngăn nắp. Anh yêu đời, anh say mê cái công việc của mình và anh chẳng bao giờ tỏ ra buồn chán với nó cả.
Anh thanh niên chào đón các vị khách một cái nồng nhiệt. Anh cởi mở giới thiệu công việc của mình, anh ca ngợi những người bạn cũng đang làm việc miệt mài tại Sa Pa. Anh nồng hậu, quý khách đến mức mang tặng những vật phẩm chính tay mình làm ra, nào là củ tam thất biếu vợ bác lái xe, nào là giỏ trứng của nhà trao cho bác họa sĩ, lại có cả những bông hoa rực rỡ cho cô kỹ sư. Anh yêu người đến thế, và cũng thơ mộng, lãng mạn đến thế!
Những chi tiết tiếp theo của câu chuyện sẽ khiến người đọc không khỏi xúc động, ngạc nhiên và khâm phục anh khi anh nói lên những suy nghĩ về công việc của mình. Anh là một thanh niên mang trong mình bao hoài bão lớn lao và những ước mơ với cuộc đời muôn sắc ngoài kia. Nhưng anh đã chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị xa hoa, rời xa gia đình ấm êm để gắn bó với công việc khắc nghiệt này.
Mỗi ngày anh đều phải “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất để dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh phải dậy đúng giờ, báo cáo đúng giờ, lại còn phải vượt qua cả những khó khăn, nguy hiểm của công việc. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là phải đối diện với sự cô độc.
Tưởng như sự cô độc có thể giết chết trái tim của một tâm hồn non trẻ, nhưng anh lại giữ cho mình một tinh thần lạc quan và yêu đời. Anh coi công việc với mình là đôi, coi đó là một việc làm có ích, mà làm được gì đó cho đời chính là niềm vui của anh. Không chỉ thế, đây còn là công việc gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác, nên anh nào có cô độc?
Người họa sĩ cảm thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế. Nhưng khi ông xin được phác họa chân dung của anh, anh thanh niên lại từ chối, rồi anh lại kể cho ông họa sĩ nghe về những người khiến anh ngưỡng mộ. Có lẽ, anh nghĩ công việc của mình thật nhỏ bé, và vì nhỏ bé, nên nó chẳng đáng được tôn vinh như thế. Từ đó, ta có thể cảm nhận được khát khao mãnh liệt được cống hiến cho đời cùng sự khiêm tốn của chàng trai trẻ trên đỉnh Sa Pa.
Cùng với những kỹ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét… anh thanh niên đã trở thành một biểu tượng cho những lớp người đang ngày đêm hăng say lao động để cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Nhân vật này đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm tốt đẹp cùng sự cảm phục sâu sắc. Hình ảnh của anh đã, đang và sẽ tiếp tục động viên cho thế hệ trẻ hôm nay noi gương và đi theo những bước chân cao đẹp của thế hệ đi trước.
Qua văn bản Bài học đường đời đầu tiên em thấy Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng cái vuốt ở chân ở khoeo rất cứng và nhọn. Đôi cánh thì dài tít đến tận chấm đuôi. Lúc đi bách bộ thì cả người rung ring một mầu mỡ bóng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoàm như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Đi đứng thì oai vệ tỏ vẻ con nhà võ. Dế Mèn luôn cà khịa với tất cả các bà con trong làng. Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính nết thì còn kiêu căng, xốc nổi và ngông cuồng.
Bài này không hay lắm, bạn lấy tạm nha, cho mình với!
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Có thể nói cảnh vật trên con đường lên Sa-Pa và cảnh vật ở Sa-Pa được tác giả quan sát rất tinh tế.
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa màu đen huyền, màu trắng tuyết, màu đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
- Thời tiết ở Sa-Pa thì thay đổi liên tục. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh cơn mưa tuyết...Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn...
Bạn tham khảo nha (nếu quá dài thì bạn cố gắng rút gọn nha)
Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.
Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.
Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh "như") thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.
Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái "thần" nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.
Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.
Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
b)
Nguyễn Thành Long là một nhà văn nổi tiếng, với những tác phẩm đặc sắc để lại dấu ấn. Kết quả của chuyến đi thực tế Lào Cai mùa hè năm 1970 đã cho mọi người thấy được một Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó, nổi bật lên là nhân vật anh thanh niên, sống một mình trên núi cao làm công việc đo khí tượng. Anh luôn thèm khát được gặp người để thỏa lòng mong ước.
a)
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
- Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng.
b) Thân bài
* Khái quát về công việc của anh thanh niên
- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.
- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".
* Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc
- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
+ có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới"
+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".
-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.
- Thái độ của anh với công việc:
+ Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...
- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."
* Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:
+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;
+ Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình
+ Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình
+ Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.
-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.
=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.
* Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.
- Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:
+ Biếu bác lái xe củ tam thất
+ Tặng bó hoa cho cô gái
+ Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ
- Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm
=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.
* Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.
- Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy
- Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...
-> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.
* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn
- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:
+ Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.
+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.
- Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp
- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.
c) Kết bài
- Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.
Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.
Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!
Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".
Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa. Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, "thèm người" đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng "của nhà có được" anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!
Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.
Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ "ốp" - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.
Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.
Trong kì nghỉ hè vừa qua, em đã được bố mẹ thưởng cho một chuyến thăm quan tại thị trấn xinh đẹp Sa Pa. Em nghe mọi người kể rằng đây là thị trấn nghỉ mát cao nhất ở miền Bắc nước ta. là nơi có đỉnh Phan-xi-pang cao nhất Việt Nam và Đông Dương. Qua cửa xe, em say sưa ngắm nhìn những tràn ruộng bậc thang trên sườn núi và những ngôi nhà nhỏ xinh xắn của đồng bào dân tộc.
Dường như mẹ thiên nhiên cũng rủ lòng thương cho mảnh đất Sapa còn nhiều gian khó vậy. Sa Pa đánh thức cả đất trời và con người, thắp lên những ngọn lửa hồng của hạnh phúc, niềm vui.Sa Pa là một thị trấn nghỉ mát lí tưởng. Khí hậu mùa hạ mát mẻ, ngay giữa mùa mà cũng không thấy nóng bức. Còn tối đến lại rét. Lên nghỉ mát ở Sa Pa, bố cho em đi chơi suốt ngày vẫn không thấy mệt.Phiên chợ vùng cao luôn có một sức hút đặc biệt đối với người dân đồng bằng. Vì không khí và vì con người nơi đây luôn khiến cho em phải suy nghĩ vì nơi đây thật đẹp.
Sa Pa là một xứ sở thần tiên,thiên nhiên đẹp như trong tranh và lòng người nhân hậu.Hàng mấy năm ngàn du khách từ bốn phương trời lặn lội tới đây để tận hưởng cuộc sống ở Sa Pa.Em rất vui vì đã được đi chơi thật thích thú.Em mong rằng kì nghỉ hè năm lớp 5 bố mẹ lại cho em đi chơi ở Sa Pa tiếp.
Có những ngày, khi mà cái lạnh cuối đông còn vương vấn nhưng giọt nắng ngọt lành của ngày đầu năm đang e ấp sưởi ấm cả không gian, ta chợt nhận ra thấy mận đào đã khoe sắc trong sương, thêu dệt nên những chiếc áo hoa rực rỡ, nhẹ nhàng khoác lên “người thiếu nữ” Sapa đang co ro vì cái rét đến tái tê lòng.
Dường như mẹ thiên nhiên cũng rủ lòng thương cho mảnh đất Sapa còn nhiều gian khó, vậy nên khi tiếng chuông của mùa xuân gõ nhịp, cả thị trấn đang chìm trong sương ấy chợt bừng tỉnh, đánh thức cả đất trời và con người, thắp lên những ngọn lửa hồng của hạnh phúc, niềm vui.
Có ai thấy trong làn nắng ửng buổi sớm mai, có nhành lộc non đang đùa vui cùng gió. Có ai thấy những đàn chim trời đang tung cánh, mang những ước mơ tới miền xa. Và nắng cũng biến thành chú bé con tinh nghịch, chạy nhảy khắp núi rừng, len vào bản làng đang mơ màng bên thung lũng, đậu lại trên tấm áo ai đang phơi trước sân nhà. Rồi nắng theo mẹ lên nương, nắng theo cô gái xinh đi xuống chợ, nắng tô thắm nụ cười của đứa trẻ đang mải miết chơi cạnh vệ đường.
Rồi đâu đó trên những chặng đường ta đã đi qua, chợt thấy những nhành mận đào đang khoe sắc. Sắc hồng đào điểm xuyết giữa những rừng mận trắng tinh khôi, đào mận hòa ca cùng tấu lên bản nhạc tươi vui mừng mùa mới. Và trên nền trắng hồng xen kẽ ấy, chợt thấy những bụi hoa dại đang mải mê vươn lên đón ánh nắng mặt trời, tím tím, vàng vàng, lơ thơ trong gió, khiến người ta cứ ngỡ bức tranh xuân Sapa được tô vẽ bởi những sắc màu huyền diệu.
Một lần lạc bước trời xuân Sapa là một lần lòng người lại xuyến xao trong những niềm mong nhớ. Để bước chân cứ thế thong dong băng qua những bản làng, quay đầu nhìn lại cô thiếu nữ Mông Dao cười duyên dưới rặng đào phai. Có đôi khi lại để hồn chu du theo tiếng cười hồn nhiên của trẻ, hay trầm lặng ngắm nhìn hình ảnh những bà mẹ ngồi bên bậc cửa ngắm đất trời đang đổi áo thay màu, chợt thấy vui thay.
gggggiiiiiiuuuuussssssspppppp tttttoooooowwwwwssss vvvvoooowwwwiiiiisss
Gió, mây theo bước chân khách bộ hành. Mặt đường rộng chừng 1 m là bê tông, là đá ghép đã nâng bước chân du khách. Du lịch trên núi Hàm Rồng chia thành những thứ bậc cao thấp khác nhau. Nó giống như quyển sách cứ đọc hết trang lại mở sang trang khác. Cái bí hiểm, cái say đắm lại hấp dẫn vào hồi kế tiếp. Đây là vườn hoa 12 con giáp… Đẹp nhất, trải dài khuôn hình, phô diễn cả thân hình là chú rồng. Rồng đang lượn uốn từng khúc, từng khúc. Chú rồng có cái đầu bốc lửa cách điệu. Những râu mắt vẩy đã hiện rõ bàn tay tài ba của nghệ nhân. Từng khúc đang uốn lượn qua những thảm đá, chui quanh kẽ đá... tất cả hiện lên trước mắt du khách, đánh thức vào bộ não của trẻ trong những câu chuyện cổ tích, hiện thực mà mờ ảo, cả một thế giới xung quanh các em. Thế giới ấy lại có ngay ở núi Hàm Rồng. Nó lột xác, thoát khỏi sự bó hẹp ràng buộc, khuôn mẫu của trang sách. Vườn hoa trung tâm kia rồi. Rực rỡ màu hoa, đẹp như tấm thảm đủ màu sắc xanh, vàng, tím, đỏ, da cam. Thoai thoải và chênh chếch. Chữ Sa Pa màu huyết dụ hiện trên nền hoa. Tuyến đường lát đá xanh gọn ghẽ uốn lượn. Mặt trời làm bừng sáng lên sắc màu với nhiều gam độ khác nhau. Ở đây, các tay máy ảnh được phát huy tác dụng. Họ bấm máy hết công suất.
Từng đoàn người, già có, trẻ có, người tây có, cứ nối tiếp xếp hàng chụp ảnh để ghi lại những giây phút này, màu sắc này. Ngoảnh về phía trái, bảy, tám cây móc xếp hàng, ôm ấp về phía sườn núi. Tán lá xanh ngắt, thăng bằng tàu lá đu đưa như bàn tay người lực sĩ đang tập thể hình. Dòng người lại đi, lại nghỉ, lại chụp ảnh, lại thưởng ngoạn. Nhà nhiếp ảnh năm nay chọn đề tài có khác. Ông đang tìm một sinh khí mới tại nơi này, như ong tìm nhụy. Ông xoay xoay ống kính vào từng cánh hoa. Những nhụy, chồi, búp nõn, cho dù là xanh, vàng, tím, đỏ, tất cả hoà vào ánh nắng vàng lung linh. Si mê vòng quanh cây hoa. Ngày mai, những bức ảnh sẽ ra đời, rất có thể cả thế giới biết đến về hoa Sa Pa. Biết đâu sự thăng hoa trong khoảnh khắc sẽ bừng sáng lên những điều kỳ diệu mà ít ai có thể ngờ được. Cứ thế trôi theo dòng chảy của du lịch, tắm mình trong mây, gió, đất, trời, của núi. Đứng từ đây, nơi vườn hoa trung tâm, ngước mắt nhìn lên với độ cao lý tưởng là sân mây. Gió thổi, mây bay, sương bay. Màn sương phả vào da thịt của du khách. Sương mù đã xua tan, lấy đi giọt mồ hôi trên trán, phả vào mặt, mi mắt cái se lạnh man mác. Gió lạnh lùa trong từng tà áo ấy như là ta vừa lấy chiếc khăn lạnh xoa nhẹ lên má, lên đầu. Đứng trên độ cao này, bồng bềnh giữa sương bay, màu sắc căng tròn con mắt, tai ta nghe thấy tiếng trống, tiếng hát văng vẳng ở trên cao. Tiếng hát cứ vờn lên trong ánh nắng ban mai. Tôi tạm nghỉ tại chòi gỗ bên đường, nơi dành riêng cho công nhân nghỉ ăn trưa. Anh lãnh đạo phụ trách công viên ngồi bên cho tôi biết đó là đội văn nghệ đang dạo nhạc, sửa soạn để ra mắt khán giả. Lạc giữa tầng cao là một làng văn hoá. Ở đây, những vuông thổ cẩm, những sáo, nhị và đàn môi cứ bày ra, sắp sẵn để mời chào, níu kéo du khách. Tạm biệt Hàm Rồng, trong tôi lưu giữ bao điều kỷ niệm. Thấp thoáng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, hiện đại trong tầm nhìn của quy hoạch. Tôi nhớ tối hôm trước, đoàn chúng tôi được thưởng thức món lẩu cá hồi tại quán lẩu ngon. Vị ngọt của cá, vị bùi của quả, vị hăng nồng của gia vị kích thích khứu giác. Lên Sa Pa mà không được tận hưởng hương vị này thì coi như bạn chưa thấy cái lõi của đất trời Sa Pa. Đêm Sa Pa, cả đoàn dạo bộ trên vỉa hè. Mơ hồ và trong trẻo như khi ta lạc giữa phố đông mà vẫn dễ chịu. Cảm giác này dễ thấy ở Đà Lạt. Những con đường cắt ngang, cắt dọc theo bản quy hoạch về một thị xã trong tương lai gần. Những viền hoa bên bờ hồ, trang điểm cho hồ thêm rực rỡ, sáng láng. Kỳ ảo nhẹ nhàng mà thanh khiết. Vườn hoa cách điệu, điểm xuyết góc cạnh của mặt hồ Sa Pa. Từ trên vỉa hè, nhìn sang bờ bên kia mới thấy sự toả sáng vẻ đẹp của quy hoạch. Màu tím xen kẽ màu vàng, màu hồng xen kẽ màu diệp lục… tất cả đem lại hương vị thanh sạch cho những ai bách bộ quanh hồ. Phố huyện về đêm lặng lẽ như lời thì thầm của gió. Những nhà hàng cửa hiệu, đèn điện sáng như sao. Những chàng trai, cô gái Mông, Dao lại thao thức thâu đêm, trăn trở câu chuyện tình còn dang dở. Họ lặng thầm bên nhau, trao cho nhau ánh mắt, nụ cười, những câu hát dân ca, lặng thầm trong tiếng đàn môi dìu dặt.
Giây phút ở bên anh là tuyệt vời, khó quên nhất của cuộc đời em, yên bình và hạnh phúc. Cuối cùng thì chuyến đi Sapa cũng được anh và em thực hiện dù có hơi vội vàng và nhanh chóng. Tối hôm trước còn chưa chắc đã đi, hôm sau đã ra ga mua vé và lên tàu. Dù nhanh, dù vội vàng nhưng chuyến đi đã để lại trong anh và em biết bao kỷ niệm đẹp. Không còn cảm giác háo hức đến cả đêm không ngủ được của chuyến đi đầu tiên, cảm giác của chuyến đi này là hồi hộp, là thấy vui vô cùng, đêm vẫn ngủ ngon lành đấy, sáng vẫn đi học bình thường và chưa có cảm giác gì nhưng từ khi bước chân vào ga mua vé thì mọi cảm giác bình thường bị xáo tung. Một hành trình mới sắp bắt đầu và ở hành trình đấy có cả anh và em, đó là điều em thấy hạnh phúc nhất. Em nhớ cảm giác hồi hộp lúc chờ anh ở bến xe buýt, lúc cả hai vội vàng chạy lên xe hay lúc anh nắm tay em bước vào ga. Đoàn tàu xình xịch lăn bánh cũng là lúc bao nhiêu suy nghĩ, bộn bề của công việc, học tập được gác lại một bên. Em thầm nhắc nhở mình hãy tạm quên đi đã, hạnh phúc trôi qua nhanh lắm và kỷ niệm sẽ lại được đặt tên. Vì quyết định nhanh nên em không mua được vé tốt, điều đó có lẽ lúc đầu đã làm chuyến đi không được vui. Em chỉ trực khóc khi anh nhét hai tấm vé vào tay em rồi bảo: "Em quyết định đấy, cầm lấy".
Em chỉ biết ngồi im, may mà cuối cùng cũng được nằm một tiếng, may mà thời tiết đẹp, Sapa dịu dàng và lúc về, chỗ ngồi đã tốt hơn. Dù có hơi giận nhưng em thực sự thấy thương anh, cả đêm trên tàu em cũng không thể chợp mắt khi anh không ngủ được vì mỏi chân, mỏi tay, thỉnh thoảng anh còn phải đứng dậy nữa. Lúc vào toa giường nằm, ngay khi anh thở đều đều, em mới thực sự yên tâm (Em biết thừa lúc nào anh ngủ và lúc nào anh chỉ nhắm mắt đấy nhé). Giấc ngủ trên tàu cứ chập chờn đến rồi lại chập chờn đi và em chỉ thấy lòng mình ấm khi mở mắt ra, anh đang ngủ.
Mình đặt chân đến Sapa lúc trời còn chưa rạng, trời mù mịt sương và cảm giác lạnh đến tê người. Sau một hành trình ngồi trên tàu, cùng hơn một tiếng đi ô tô với bao đoạn cua hay dốc thẳng đứng. Càng lên cao, sương mù càng nhiều và lạnh, anh và em đã mệt rã rời, em say và anh cũng chẳng khác em là mấy. Thuê được nhà nghỉ là vui lắm rồi dù ngay khi vừa đặt chân vào, anh đã gọi tên cho nó là "tủ lạnh". Không khí trong lành làm mình thấy khỏe hay niềm vui, sự háo hức đã cho mình sức mạnh, mình khỏe ngay sau khi chợp mắt một lát.
Sapa đúng là thành phố của sương mù. Sương mù nhiều đến nỗi chỉ đứng cách một đoạn là anh và em đã chẳng còn nhìn rõ mặt nhau, sương bao quanh mình bồng bềnh, dày đặc, có lẽ sương đã làm cho Sapa thêm lãng mạn, kỳ thú và cuốn hút. Trong suốt những nơi mình đã đi, có lẽ Hàm Rồng là nơi đẹp nhất, thích thú nhất. Hàm Rồng trong một lúc mà có tới 4 mùa, lạnh như mùa đông, lại bất chợt nóng như mùa hè, bao nhiêu là hoa khoe sắc, tô điểm cho mùa xuân và mùa thu khi tự nhiên trời mát dịu. Gió, mây, sương kết hợp cùng nhau tạo cho Hàm Rồng thành bức tranh về khung cảnh.
Từ trên nhìn xuống, toàn bộ Sapa được thu vào tầm mắt, cả đình Phanxiphang cao vời vợi, cả mây, trời trong xanh và những đỉnh núi xa tít tắp nữa. Đó là một thứ cảnh quan chẳng thể diễn tả hết bằng lời, nụ cười của ai cũng thường trực trên môi, nơi đây làm cho mọi người quên đi tất cả những mệt nhọc, lo âu của cuộc sống hàng ngày để hòa mình vào cảnh sắc của thiên nhiên tuyệt vời. Mình cũng đã chinh phục được cổng trời, đã khắc tên mình lên một tảng đá to, đã thưởng thức những món nướng đặc sản của nơi đây để thấy lòng mình thêm thoải mái.
Buổi trưa mình vào nhà hàng, vì là khu du lịch nên đồ ăn ở đây thực sự không hề rẻ nhưng bù lại, đó là cảm giác, là kỷ niệm mà mình sẽ không thể quên. Bản Cát Cát của người H'Mông ẩn hiện trong làn sương mù mịt, ấn tượng để lại cho anh và em là những nhà sàn mấp mô theo sườn dốc, là con người địu bao nhiêu là thứ trên lưng mà vẫn chạy băng băng, là trẻ con với cách xin tiền buồn cười... Buổi tối, chúng mình đi chợ tình nhưng chợ không còn như trước đây, không ấn tượng nhiều lắm. Mình còn đi bộ vòng quanh hồ, khám phá xem cây hoa anh đào như thế nào. Vẫn chỉ toàn sương là sương, trời lạnh nhưng em lại thấy thật ấm trong cái nắm tay thật chặt của anh, hạnh phúc lắm khi cùng anh bước trong một không gian như thế.
Ngày thứ hai, mình thuê xe đi thác Bạc, đi thác tình yêu, lạc đường nhưng lại có những khám phá mới, mình được ngắm một khoảng không gian như bồng lai tiên cảnh, y hệt cảnh tiên trong phim Tây du ký và cảnh sắc ấy rất khó để gặp lại ở một nơi khác, một thời gian khác. Chân lê không nổi khi vào thác tình yêu nhưng hình như chính ở nơi ấy, tình cảm mình dành cho nhau lại nhiều hơn. Em yêu cái cách anh kéo tay em đi để em đỡ mệt hay lúc anh kể chuyện cười để em thấy vui, yêu lắm sự ân cần của anh khi cầm khăn, cầm áo, chiều em khi em nũng nịu... sẵn sàng cõng em dù anh cũng đã rất mệt rồi.
Thời gian trôi qua thật nhanh, vèo cái đã hết hai ngày, sau mỗi chuyến đi, tình cảm của mình dành cho nhau lại thêm gắn bó và em thấy càng thêm yêu anh. Mỗi người một cảm nhận, một suy nghĩ nhưng tất cả sẽ tựu chung lại ở những ấn tượng không bao giờ phai về Sapa. Em sẽ không bao giờ quên cảm giác ấm áp trong vòng tay anh, lúc anh cõng em giữa trời đầy sương hay nụ hôn mình trao nhau vội vàng giữa rừng cây ngập tràn ánh nắng.
Tạm biệt Sapa, không biết có bao giờ được gặp lại, cảm giác lưu luyến cứ nhoi nhói ở trong lòng, sẽ không còn những cử chỉ ân cần, lúc anh cầm tay và ôm em khi em bị say, phút giây hai đứa bên nhau tình cảm và gắn bó giữa một khung cảnh nên thơ. Chúng ta trở về với cuộc sống thường ngày. Không biết có bao giờ gặp lại các bạn sinh viên hài hước với cái duyên đã có ở SaPa và những con người mình đã lướt qua trong hành trình ấy.
Chuyến tàu chuyển bánh, đưa hai đứa mình trở về, để mọi thứ lùi lại sau lưng, cả những kỷ niệm đẹp đã cùng mình quấn quýt trong hai ngày qua. Tựa vào vai anh để kiếm tìm giấc ngủ, giây phút ở bên anh vẫn là những giây phút tuyệt vời, khó quên nhất của cuộc đời em, yên bình và hạnh phúc.