Có ai nghe bài Lá Thư gửi thầy và Người Thầy Năm Xưa chưa nghe bài đó xong là nhớ thầy cô dạy mink Tiểu hok liền
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cha mẹ kính yêu ơi!
Nhiều năm đi học xa nhà hôm nay con mới viết lá thư đầu tiên gửi về cho cha mẹ. Con thật là hư phải không cha mẹ. Con sắp bước vào kì thi cuối cấp hai rồi, con rất lo lắng, đợt này lại bận ôn thi nên con không thể về thăm nhà, chỉ đành qua những dòng thư gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ trong suốt thời gian qua.
Ngày còn tấm bé, con còn ngây thơ, chưa nghĩ đến sự biết ơn công lao dưỡng dục, sinh thành của bố mẹ. Chẳng hiểu được mẹ đã vất vả hy sinh những gì để sinh ra con, cũng chẳng bao giờ nghĩ đến cha đã phải làm lụng vất vả thế nào để kiếm từng đồng trang trải cho cuộc sống của gia đình. Bây giờ con đã lớn, hy vọng con đã không quá muộn để nhận ra sự hy sinh lớn lao, công ơn nuôi dưỡng cao như biển trời của cha mẹ. Đi học xa nhà ngay từ khi bước vào cấp hai con đã buộc phải sống tự lập, cha mẹ là người đã giúp con trưởng thành nhanh hơn, biết tự lo cho bản thân. Ở xa nhà nhiều lúc con rất nhớ cha mẹ, nhớ từng bát canh cua đồng mẹ nấu, nhớ từng chiếc diều tre cha đã làm cho con. Con biết vì con muốn học ở trường huyện xa nhà nên bố mẹ cũng rất lo lắng và phải chuẩn bị rất nhiều tiền. Nhiều lúc con gọi về thấy cha hoặc mẹ ốm con rất lo và tự trách mình ở xa không chăm sóc cho cha mẹ. Còn con thì chỉ nói hơi mệt là bố mẹ lại từ nhà đi xe lên huyện để xem tình hình của con. Bố mẹ ơi! Con không biết dùng ngôn từ nào để có thể nói hết được lòng biết ơn sâu nặng đối với cha mẹ, nếu không có cha mẹ sẽ chẳng có con của ngày hôm nay. Con chỉ biết tự nhủ và xin hứa với cha mẹ rằng sẽ luôn mạnh mẽ, kiên cường, cố gắng học tập và vượt lên mọi khó khăn nghịch cảnh. Con sẽ thi tốt và rồi sẽ trở về lao vào vòng tay của cha mẹ thật hạnh phúc. Hẹn gặp lại cha mẹ vào ngày con thi tốt nghiệp xong nhé, cha mẹ làm việc nhớ giữ gìn sức khoẻ nhé, con yêu cha mẹ rất nhiều!
Con của bố mẹ
Hưng Thịnh
Cô giáo của bạn máy móc quá. Cô giáo văn mình vui hơn, yêu cầu tụi mình, viết một lá thư gởi người nhận là em của 5 năm sau. Bạn thấy sao? cô giáo văn mình luôn cho điểm cao nếu bạn viết không sai chính tả, câu càng ngắn càng tốt. Nếu có liên từ thì điểm cộng.
Mình là online 1000 người nhận là online100 của năm 2027.
Chào Online1000. Mình biết bạn rất rõ khi bạn học lớp 6 A trường Nguyễn Khiêm quân 3 thành phố Hồ Chí Minh. Cô giáo môn văn của bạn là Nguyễn Thị Vân, và bạn có tham gia olm nũa. Bạn có niềm mơ ước sau này bạn trở thành một ông chủ trang trại trồng cây ăn trái và cây bonsai xuất khẩu, đúng không?
Hôm nay ngày cuối kỳ cô giáo đề nghị viết tiểu văn tri ân. Mình hy vọng sau 5 năm sau bạn đọc bài văn của bạn bạn sẽ thấy khô khan đến dường nào.
Hướng dẫn:
Em có thể trình bày theo ý của mình: chọn phông, cỡ chữ, nét chữ và căn lề sao cho phù hợp, dễ đọc, ưa nhìn.
Nói chung nên trình bày tên bài thơ với cỡ chữ lớn hơn, nét đậm. Các câu thơ nên chọn cùng một phông, cỡ và kiểu chữ nếu không muốn nhấn mạnh từ ngữ nào.
Nên trình bày các dòng trích dẫn với phông chữ khác các câu thơ và cỡ chữ nhỏ hơn.
Kết quả:
Thơ ca là nhịp cầu nối những tấm lòng, nó như đưa ta đến với thế giới tâm hồn của thi nhân. Cuộc sống không ít những toan tính bề bộn nhưng cũng không phải không có những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi. Và trong những khoảnh khắc ấy, ngồi lật giở lại những trang viết của Trần Đăng Khoa, tôi bỗng như được trở về quá khứ cùng những vần thơ của thầy ngỡ còn vang vọng đâu đây qua bài “Nghe thầy đọc thơ”:
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Có lẽ xưa nay thơ ca viết về người thầy không nhiều, nhưng khi đến với trang viết của nhà thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học. Cả không gian như tràn ngập những vần thơ thầy giảng, nó như đưa ta về với tuổi thơ đầy kỉ niệm: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật. Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:
“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”
Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Chỉ với sáu câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến bốn lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.
cj ới cj giúp e làm lại bài này đc k , cj đừng chép mạng , cj làm lại lần nữa giúp e với , huhu e cần một bài k chếp mạng cj ạ
1. Em lắng nghe thầy cô nhận xét và ghi lại những nhận xét cần chỉnh sửa.
2. Em tiến hành chỉnh sửa bài viết dựa vào nhận xét của thầy cô.
3. Em đọc bài của bạn và thảo luận để tìm ra cái hay, cái tốt mà em cần học tập. Ghi chép lại.
4. Em tiến hành viết lại một đoạn trong bài của em theo cách hay hơn dựa vào nhận xét của thầy cô và những điều em học tập được sau khi đọc bài của bạn.
Em đã được học rất nhiều các thầy,cô giáo nhưng người để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là cô Hồng. Cô là giáo viên chủ nhiệm lớp em năm nay.
Năm nay cô Hồng đã ngoài 30 tuổi , cái tuổi đã bước qua thời xuân xanh nhưng cô vẫn còn trẻ lắm. Cô có dáng người dong dỏng cao, nước da trắng hồng như đánh phấn. Mái tóc dài, mượt luôn được cô buộc sau gáy. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng, đôi mắt to, đen láy như luôn cười với chúng em. Ánh mắt của cô luôn tràn đầy sự ấm áp yêu thương và sự tin cậy dành cho chúng em. Những lúc cô cười để lộ ra hàm răng trắng bóng, đều đặn cùng nụ cười hiền hậu, bao dung.Tính tình cô lúc nào cũng vui vẻ khi trò chuyện với chúng em, khi em mắc lỗi cô nghiêm khắc chỉ bảo để em sửa sai. Với em cô Hồng như một người mẹ, người cha luôn theo sát em rèn luyện em trở thành học sinh chăm ngoan, học giỏi. Giọng nói của cô rất nhẹ nhành, truyền cảm, chứa đựng sự lôi cuốn chúng em vào những bài giảng. Cô đưa chúng em biết đi đến từ kiến thức xung quanh đến những kiến thức của xã hội. Từ đó, cô giống như cơn gió đưa chúng em đi đến khám phá những kiến thức mới mẻ đầy bí ẩn để chúng em cùng suy ngẫm, cô trò cùng tìm lời giải cho những bí ẩn đó.Cô Hồng sống rất giản dị, cô luôn quan tâm đến từng học sinh trong lớp. Sự quan tâm tỉ mỉ của cô đã dìu dắt chúng em trong vượt qua những khó khăn trong học tập.
Em luôn nhớ đến cô bằng tình cảm yêu quý, kính phục. Em tự hứa với bản thân lúc nào cũng cố gắng ngoan ngoãn, học giỏi để xứng đáng là học sinh của cô.
bài đó nghe xong đúng là nhớ thầy cô liền
nho cô thay qua