K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2018

Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.


Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!


Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!


Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!


Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay...


Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.


Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...


Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già


Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.


Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả chỉ quên mình.


Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.


Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước...”
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều


Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới Người hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!


Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

16 tháng 9 2019

- PV: Chào bạn, sắp tới là kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ. Và chúng mình có thực hiện một trò chơi nho nhỏ là tìm hiểu về Bác. Không biết bạn có muốn chơi không?

- M: Tất nhiên rồi.

- PV: Đầu tiên, Bác sinh ngày tháng năm nào, quê ở đâu?

- M: Bác sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- PV: Chính xác. Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?

- M: Tên thật của bác là Nguyễn Sinh Cung, ngoài ra bác còn có rất nhiều tên gọi khác khi hoạt động cách mạng như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh, ...

- PV: Hoàn toàn chính xác, cảm ơn bạn rất nhiều.

4 tháng 5 2021

ho chi minh que bac o hoi an

Bài làm

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

   

13 tháng 2 2023

1. Theo mik yếu tố mà tác giả dùng trong bài là yếu tố miêu tả có kết hợp tự sự. Hoàn cảnh ra đời : Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950. 

2. Bài thơ cản khuya: 

   Tiếng suối trong như tiếng hát xa

   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

# Chúc bạn học tốt #

5 tháng 1 2022
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu… - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau. + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn… + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

Cho hỏi thơ nào và ở đâu vậy???

thơ Đêm nay Bác không ngủ  của Minh Huệ đó Đỗ Thị Thu Hà

11 tháng 2 2018

bài thơ:

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.

bài hát:

  • "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng" (Phong Nhã)
  • "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục)
  • "Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên" (Lê Lôi)
  • "Bác Hồ, một tình yêu bao la" của (Thuận Yến):...Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác yêu đàn cháu nhỏ Trung Thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương..."
  • "Bác Hồ - Người cho em tất cả" (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Phong Thu)
  • "Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ" (Lê Đăng Khoa) [3]
11 tháng 2 2018

3 bài thơ cơ bạn 

7 tháng 5 2020

Bài làm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.

Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.

Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:

“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết

Thành công thành công đại thành công"

Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

21 tháng 1 2019

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.

 

1. Bài thơ “Ảnh Bác” của Trần Đăng Khoa

Nhà em treo ảnh Bác Hồ

Bên trên là một lá cờ đỏ tươi

Ngày ngày Bác mỉm miệng cười

Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà

Ngoài sân có mấy con gà

Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi

Em nghe như Bác dạy lời

Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa

Trồng rau, quét bếp, đuổi gà

Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi.

2. Bài thơ “Bác đến” của Trần Ninh Hồ (1970)

Trong sổ vàng Trung đoàn chúng con

Năm một chín năm mươi ghi một lần Bác đến.

Sao chỉ ghi ngày giờ, không ghi gì nữa cả?

Con bồn chồn hỏi chính ủy của con.

Chính ủy mỉm cười: Thật, có thế thôi

Bác đến giữa đêm, chiến sĩ mình đang ngủ

Bác bảo: "Đừng làm ồn!", Bác lặng nhìn suốt lượt

Và ngay đêm, Bác lại lên đường.

Từ buổi Bác lên đường bao nhiêu nhớ thương

Bao người đã như con lặng nhìn trong sổ?

Bao năm tháng giữa bồi hồi thức, ngủ

Đến suốt đời con thấy Bác nhìn con!

3. Bài thơ “Bác Hồ - Người cho em tất cả” của Hoàng Long, Hoàng Lân

Cho ánh nắng ban mai,
Là những sớm binh minh
Cho những đêm trăng đẹp,
Là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa
Sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa
Chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà,
Cho em lòng dũng cảm.
Cô giáo cho bài giảng,
Yêu xóm làng thiết tha.
Cùng em vượt đường xa xôi,
Là chiếc khăn quàng thắm tươi.
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới...
Tươi sáng đầy ước mơ.
Người cho em tất cả :
Là Bác Hồ Chí Minh.

4. Bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu (6-9-1969)

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...

Chiều nay con chạy về thǎm Bác

Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen

Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội

Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm

Quanh mặt hồ in mây trắng bay...

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi

Nǎm canh bớt nặng nỗi thương đời

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Nỗi đau dân nước, nỗi nǎm châu

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

Cho hôm nay và cho mai sau...

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

Bác nghe từng bước trên tiền tuyến

Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh

Vui mỗi mầm non, trái chín cành

Vui tiếng ca chung hòa bốn biển

Nâng niu tất cả chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?

Ra đi, Bác dặn: "Còn non nước..."

Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác - Lênin, thế giới Người hiền

A'nh hào quang đỏ thêm sông núi

Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

                      5. Bài thơ “Cây vú sữa trong vườn Bác” của Quốc Tấn

Đầu vườn nghe động cánh ong

Kìa cây vú sữa Bác trồng năm nao !

Cành cây lá nắng xôn xao

Chim reo như đón Bác vào đâu đây.

Tay nghiêng thùng tưới bên cây

Rưng rưng... hoa tím uống đầy nắng tươi !

Ung dung Bác đứng ngắm cười

Cả trời xuân ấm tình Người thương yêu...

Mười lăm năm... mỗi sáng chiều

Bác Hồ chăm chút, nâng niu từng cành.

Cây càng khoẻ, lá càng xanh

Như miền Nam đó trưởng thành nở hoa.

Cành cao che mát sân nhà

Từng ôm bóng dáng Cha già sớm trưa.

Dạn dày sương gió nắng mưa

Trái ngon vẫn đậu đợi mùa chín thơm.

Mặc cho lửa đạn mưa bom

Ong xây bọng mật trong vòm lá xanh.

Đã nghe thơm nắng Ba Đình

Ngọt mùa vú sữa bờ kênh Tháp Mười.

Cây ơi ! Ơn Bác đời đời

Bác đi - Con cháu thay Người chăm cây !

21 tháng 1 2019

Ai níu mùa xuân xuống 
Cho tóc ta bồng bềnh 
Lòng vẫn đầy khao khát 
Tình yêu dường mưa xuân 

Tình như thuở mười lăm 
Áo ôm vòng eo nhỏ 
Thanh khiết vai nõn lụa 
Ta dám nào chạm tay 

Tình như thuở xa xăm 
Khi mắt em khép mở 
Đôi môi hồng ngúng nguẩy 
Nụ hôn như ngày đầu 

Ta oà vỡ vào nhau 
Thời gian còn đâu nữa 
Đất trời ngưng nhịp thở 
Chỉ có mình với nhau 

Và… sương mai giăng đầy 
Và… cỏ hoa ngập lối 
Ta vươn mình uống vội 
Giọt sương thơm đầu ngày.

29 tháng 4 2020

Thơ Về Bác Hồ : tác giả : Trần Đăng Thơm

Lời Thơ Dâng Bác : tác giả : Nhung Phạm

Chúc Mừng Sinh Nhật Bác Hồ : tác giả : Trần Văn Huân 

Viếng Bác : tác giả : Đức Trung

                                                        

29 tháng 4 2020

Hồ Chí Minh là 1 vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Từ hình ảnh người cha mái tóc bạc dịu hiền, đến người lãnh đạo tài ba xuất chúng của Việt Nam, hình ảnh Bác Hồ được các nhà thơ, nhà văn lưu giữ trong từng câu thơ và từng tác phẩm nghệ thuật. Nhà thơ Minh Huệ cũng vậy, ông đã khéo léo xây dựng lên một bài thơ chứa đựng nhiều cảm xúc về hình ảnh Bác.

Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác vào năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ Việt. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác với đồng bào. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp với miêu tả. Đây là bài thơ tự sự có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật

Hình ảnh Bác được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Cũng như Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ, ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động với lòng yêu nước của Bác Hồ, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu. Chú đội viên mơ mơ màng màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên ấy. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

 Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ lúc tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ vậy. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng vô bờ. Tình nhân ái của Bác đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh của Bác là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương cho vị lãnh tụ, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái rộng lượng vô bờ của vị Cha dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, nhà thơ Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa, mái tóc bạc phơ, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.