Bài 1: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB, Biết AM = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng MB.
Bài 2: Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng MN, Biết ON = 7cm. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng AB = 18cm có O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính OA và OB.
Bài 4: Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MN, Biết MN = 20cm. Tính IM và IN.
Bài 5: Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng AB, Biết OA = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
Bài 6: Trên đường thẳng xy lấy hai điểm A và B. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết AB = 12cm. Tính MA và MB.
Bài 7: Lấy đoạn AB = 15cm trên đường thẳng xy. Lấy điểm O sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AO. Tính BO, AO.
Bài 8: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A thuộc Ox và B thuộc Oy sao cho OA = OB. Điểm O là gì của đoạn thẳng AB.
Bài 9: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự ấy sao cho AB = BC.
1) Điểm B là gì của đoạn thẳng AC.
2) Cho AC = 24cm. Tính độ dài của BA, BC.
Bài 10: Trên tia Ox lấy đoạn OA = 11cm. Lấy điểm B trên tia đối của tia Ox sao cho OB = OA.
1) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
2) Tính độ dài AB.
Bài 11: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A thuộc Ox và B thuộc Oy sao cho OA = OB và AB = 50cm.
1) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
2) Tính độ dài của OA và OB.
Bài 12: Vẽ đoạn AB = 30cm có điểm O nằm giữa hai điểm A và B sao cho AB = 2AO.
1) Chứng minh AO = OB.
2) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
3) Tính độ dài của OA và OB.
Bài 13: Vẽ đoạn AB = 30cm có điểm O nằm giữa hai điểm A và B sao cho AB = 2AO.
1) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
2) Tính độ dài của OA và OB.
Bài 14: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B sao cho MA = AB.
Bài 1 :
a) Do O thuộc đoạn thẳng AM nên O nằm giữa hai điểm A và M .Ta có :\(OA< MA\)
M là trung điểm của AB nên M nằm giữa A và B và;
\(MA=MB=\frac{1}{2}AB\)
\(\Rightarrow MA< AB\)
\(\Rightarrow OA< MA< AB\) chứng tỏ M nằm giữa O và B
Do đó : \(OM=OB-MB\)
Mặt khác ,theo trên : O nằm giưa A và M nên \(OM=MA-OA\)
\(\Rightarrow20M=OB-OA\)( Vì \(MA=MB\))
\(\Rightarrow OM=\frac{1}{2}\left(OB-OA\right)\)
b) TRƯỜNG HỢP 2 :
O thuộc tia đối của AB
Do M là trung điểm AB , O thuộc tia đối của AB
Nên : \(OM=OA+MA\)
và : \(OM=OB-MB\)
\(\Rightarrow20M=OA+OB\)
( Vì \(MA=MB\) )
\(\Rightarrow OM=\frac{1}{2}\left(OA+OB\right)\)
TRƯỜNG HỢP 2 :
O thuộc tia đối của 0A ,chứng minh tương tự ta cũng có : \(OM=\frac{1}{2}\left(OA+OB\right)\)
Vậy điểm O không thuộc đoạn thẳng AB thì \(OM=\frac{1}{2}\left(OA+OB\right)\)
Chúc bạn học tốt ( -_- )