K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2018

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò.
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn.
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Các bác phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm.
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm.
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng.
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

5 tháng 9 2020

Làm

Quê hương em có con sông hiền hòa , thơ mộng chảy qua . Dòng sông giang rộng cánh tay ôm lấy quê hương như người mẹ hiền ôm người con của mình . Vào buổi sáng , con sông trông xanh xanh màu của bầu trời . Thỉnh thoảng trên mặt nước lại hiện lên những chú chim đang bay . Buổi chiều , khi hoàng hôn buông xuống con sông lại có màu đỏ vàng . Trông thật thơ mộng làm sao ! Vào những buổi tối , khí trời mùa hu mát mẻ . Cây đưa lá cờ tung bay  , đứng bên bờ sông ta có thể nhìn được những ánh đèn sáng lấp ló trong những mái nhà .Còn với tôi , dòng sông đã gắn liền với bao nhiêu kỉ niệm đẹp . Và cho dù mai sau có đi đâu thì tôi cũng luôn nhớ về dòng sông thơ mộng này .

HỌC TỐT !

5 tháng 9 2020

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt những chị chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những xúc cảm ấy vẫn luôn trong tôi như một điều gì đó quan trọng mà không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm!

31 tháng 3 2021

 Vui nhất là những hôm có chợ phiên ở quê em. Khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, sôi động. Từ sáng sớm, người từ các xóm, thôn đã nối đuôi nhau đổ về chợ. Trên các con đường lát bê tông hoặc rải nhựa, người già và trẻ em, đàn bà và thanh nữ, xe đạp, xe máy, gồng gánh... ùn ùn kéo đi. Âm thanh và tiếng cười nói vang lên khắp mọi nơi. Khu chợ bày hàng nông sản thật ồn ào: tiếng mua bán, nói cười, tiếng các anh chị gà vịt kêu, tiếng những chú lợn éc... Gạo thóc, hoa trái và nhiều thứ nông sản khác bày bán la liệt. Bốn dãy nhà lợp tôn kẽm màu đỏ au đã thay thế cho những lều chợ xiêu vẹo, lụp xụp ngày xưa. Gian nào cũng đầy ắp hàng hóa công nghệ phẩm, người ra vào mua bán tấp nập từ sáng sớm đến xế chiều. Cảnh no ấm thịnh vượng, sự yên vui thanh bình hiện rõ trên từng khuôn mặt rạng rỡ.

Câu in đậm và in nghiêng là câu ghép
Nghệ thuật nhân hóa ở :  Anh chị gà vịt, những chú lợn éc

23 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương. Đoạn trích đã làm rõ tâm trạng của Thúy Kiều chỉ qua 8 câu thơ

 
23 tháng 5 2021

oạn thơ khép lại với tám câu thơ cuối thể hiện tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Điệp ngữ “buồn trông” được lặp đi lặp lại bốn lần. Đây là điệp ngữ liên hoàn và đồng thời cũng là điệp khúc của tâm trạng. Kiều buồn nên Kiều mới trông cảnh vật, khác với đoạn trước, Kiều trông mới thấy buồn. Ở đây, vì buồn nên trông, mà càng trông thì Kiều lại càng buồn. Nỗi buồn cứ thế điệp đi điệp lại dâng lên thành lớp lớp sóng trào, cứ cuộn xoáy trong tâm khảm của Kiều mà trở thành gánh nặng tâm tư.

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Chiều hôm là khoảng thời gian của buổi chiều hoàng hôn, khi mà mặt trời đã dần dần ngả về tây, bóng tối bắt đầu xâm lấn. Xa xa là hình ảnh của một chiếc thuyền nhỏ bé, cô đơn thoát ẩn, thoát hiện thấp thoáng trên cửa biển; một cánh hoa đang trôi bất định trên dòng nước mà không biết đi về đâu. Hình ảnh chiếc thuyền, cánh hoa được đặt trong thế tương phản đối lập với vũ trụ không cùng của trời đất mênh mang càng tô đậm hơn sự nhỏ bé, đơn độc, đáng thương và tội nghiệp. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận của Kiều lênh đênh, chìm nổi giữa dòng đời mà không biết trôi dạt về đâu. Và đứng trước một không gian bao la của trời đất, của buổi chiều hoàng hôn sắp tắt, nỗi nhớ nhà, nhớ người thân đến như một lẽ tất yếu trong lòng Kiều. Nhưng trong tình cảnh “bên trời góc bể bơ vơ” thì Kiều biết bao giờ mới được sum họp, đoàn viên cùng với gia đình, người yêu. Vì thế câu hỏi tu từ cứ réo rắt, khắc khoải trong lòng của Kiều, dấy lên niềm khao khát được trở về nhà, trở về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Ngước mắt trông về phía xa của cửa biển Kiều chỉ càng cảm thấy rộng trống, cơ đơn, buồn tủi. Kiều quay trở về nhìn xuống mặt đất quanh mình để tìm kiếm sự sống của cảnh vật xung quanh thì lại chỉ thấy những đám cỏ xanh héo úa, lụi tàn. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” là một hình ảnh nhân hóa, biểu hiện tâm trạng của con người. Lòng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy buồn; nỗi buồn của Kiều như thấm vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Trong văn học từ xưa tới nay, màu sắc xanh thường khiến chúng ta nghĩ tới màu của sự sống, của sự sinh sôi bất diệt. Nhưng cũng có trường hợp, màu xanh có khi trở thành màu sắc của bi kịch con người. Bài thơ “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn đã diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ đối với người chồng của mình nơi biên ải qua màu xanh ngắt của cỏ lá:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Như vậy, màu xanh ngắt, xanh xanh của cỏ lá đã trở thành màu của sự xa cách, sự li biệt và nhạt nhòa. Nay từ “xanh xanh” lại xuất hiện trong câu thơ của Nguyễn Du nên màu sắc ấy biểu trưng cho sự nhạt nhòa, sự chán nản, vô vọng của Kiều trước một khung cảnh thiếu vắng sự sống, cô đơn, và tẻ nhạt.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nếu như những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại bài thơ, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái động. Đó là âm thanh dữ dội của gió, của sóng; gió làm cho mặt biển tung lên những con sóng ồ ạt đập vào bờ mà phát ra tiếng kêu. Nhưng quan trọng, tiếng sóng ấy không đơn thuần là những con sóng thực ở ngoài biển khơi mà đó còn là con sóng lòng của tâm trạng. Điệp khúc “buồn trông” ở những câu thơ trên kết đọng, tích tụ rồi dồn đẩy xuống câu thơ cuối khiến cho nỗi buồn ngày càng trở nên chồng chất như lớp lớp sóng trào. Đồng thời, tiếng sóng “ầm ầm” dữ dội ấy cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp. Vì thế lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo lắng, sợ hãi như đang rơi vào vực thẳm một cách bất lực.

Tóm lại: Tám câu thơ cuối, Nguyễn Du đã sử dụng thật tài tình bút pháp “tả cảnh ngụ tình” của văn học cổ điển để diễn tả tâm trạng “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Mỗi câu thơ là một bức tranh thực cảnh cũng chính là thực tình của một con người mang trong mình nỗi buồn đau chồng chất. Đó là nỗi đau đớn, xót xa, lo lắng và khắc khoải của một kiếp má đào, trôi nổi, vô định, mong manh và bế tắc không biết đi về nơi đâu. Vì thế, dù nàng “Thông minh vốn sẵn tính trời” nhưng đang đứng trước sự tuyệt vọng, yếu đuối của bản thân, Kiều đã bị Sở Khanh lừa gạt để rồi dấn thân vào một cuộc đời đầy sóng gió, truân chuyên “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều về nghệ thuật miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình". Qua đoạn thơ chúng ta thấy được tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn, đáng thương, tội nghiệp và tấm lòng thủy chung son sắt với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ của nàng Kiều, một con người tài hoa mà bạc mệnh!.



 

2 tháng 4 2016

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.  Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

 


 

2 tháng 4 2016

tả đêm trăng:/hoi-dap/question/32786.html

28 tháng 3 2022

tham khảo:

Đám mây khổng lồ giống như chiếc kẹo bông, đang trôi lững lời trên trời. Chẳng mấy chốc, ông mặt trời đã thức giấc sau một đêm dài. Từng tia nắng ấm áp tỏa ra sưởi ấm khắp không gian. Trên cành cây, những chú chim nhỏ đang cất tiếng hót chào ngày mới.

28 tháng 3 2022

Đám mây khổng lồ giống như chiếc kẹo bông, đang trôi lững lời trên trời. Chẳng mấy chốc, ông mặt trời đã thức giấc sau một đêm dài. Từng tia nắng ấm áp tỏa ra sưởi ấm khắp không gian. Trên cành cây, những chú chim nhỏ đang cất tiếng hót chào ngày mới.

Từng tia nắng ấm áp dần xuất hiện khiến em chợt nhận ra rằng mùa xuân đã về thật rồi. Thỉnh thoảng em lại nghe thấy tiếng chim oanh hót vang giữa không gian, bầu trời không còn xám xịt như mùa đông nữa, những đám mây trắng lại dần xuất hiện. Cây hoa trước cửa nhà cũng hé lộ những nụ hoa nhỏ xinh cùng những chiếc lá xanh non nhỏ xíu. Cả thảm cỏ cũng tràn ngập một sắc xanh mơn mởn đầy sức sống. Dù tiết trời còn lạnh nhưng đã không còn cái giá buốt mà nàng tiên mùa đông mang đến nữa. Cây đào nhà ai đã điểm những bông hoa nhỏ xinh trên cành lá, đua nhau khoe sắc thắm. Trên con đường đến trường, em đều có thể thấy được những sắc màu khác nhau trong khu vườn của mọi người, hương thơm của hoa, của nắng, của gió, tất cả hòa quyện vào với nhau trong không gian, khiến con người cảm thấy thoải mái và thấy mình như trẻ hơn, khỏe hơn. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc. Mùa xuân kì diệu như vậy đấy! Vậy nên nó chính là mùa em yêu thích nhất.

tham khảo nha

nhớ k