phân tích hai bài thơ : Ngắm trăng và Đi đường
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Những nét đẹp trong tâm hồn của Bác thể hiện qua 3 bài thơ Ngắm trăng, Đi đường và Tức cảnh Pác Bó:
- Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ:
+ Trong Tức cảnh Pác Bó, dù hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh", thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng "Cuộc đời cách mạng thật là sang".
+ Ở Tẩu lộ (Đi đường), dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại, vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình, vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan / Núi cao rồi lại núi cao trập trùng".
=> Tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại khó khăn, vất vả, phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
- Tình yêu gắn bó với thiên nhiên tha thiết:
+ Bài thơ Ngắm trăng với hình ảnh nhân - nguyệt, nguyệt - nhân:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song thích khán thi gia"
Cái chấn song cửa sổ kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau, nhìn nhau thật lâu, thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh, tình cảm của Bác vẫn không đổi, vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.=> Tâm hồn của một người thi sĩ với tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm và gắn bó.
- Thiên nhiên gắn bó với Bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn, mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.
+ Trong bài Đi đường, hình ảnh núi trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt, như muốn ngăn bước chân người đi:
"Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu"
Khi vượt qua bao núi non ấy, trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt: "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần, ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo: Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng, đặc biệt là vươn lên để chiến thắng bản thân mình.-> Chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi, Bác đã đúc kết được một chân lí sống sâu sắc, đó cũng chính là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại, có tầm nhìn sâu rộng về cuộc đời.
=> Qua 3 bài thơ, ta cảm nhận được một phong thái, một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ cách mạng kiên cường, lạc quan; đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết, một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.
- Hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ: tuy là hai hoàn cảnh riêng nhưng đều có điểm giống nhau đó là những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, thử thách tinh thần con người.
+ Tức cảnh Pác Bó sáng tác khi Người sống và làm việc trong hang Pác Bó, trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, điều kiện sinh hoạt gian khổ, thiếu thốn.
+ Ngắm trăng (vọng nguyệt) được viết trong tù, gian khổ.
- Nội dung: hai bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung và tình cảm với thiên nhiên của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh.
+ Tức cảnh Pác Bó thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sông đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm ưiệc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về mặt vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng bởi cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sông, không hề bị khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Người chiến sĩ trong bài thơ là một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên đặc biệt là luôn vững tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi.
+ Ngắm trăng (vọng nguyệt): đằng sau những vần thơ là một tinh thần thép, sự tự do nội tại, phong thái ung dung vượt lên trên mọi hoàn cảnh. Bài thơ là một cuộc ngắm trăng rất đặc biệt của Bác Hồ: ngắm trăng trong tù. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ. Người ung dung thưởng thức trăng với một tâm hồn rất nghệ sĩ — sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù — người chiến sĩ — người thi sĩ.
+ Hình thức nghệ thuật: hai bài thơ sử dụng thành công thể thơ tứ tuyệt, bút pháp giản dị, tự nhiên mà hàm súc.
+ Tức cảnh Pác Bó: bốn câu thơ tứ tuyệt của bài thơ tự nhiên, bình dị thể hiện một giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh. Giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh thơ và cách nói của Người toát lên một niềm vui thích, sảng khoái cao độ trong tinh thần của nhân vật trữ tình.
+ Ngắm trăng (vọng nguyệt): bài thơ tứ tuyệt giản dị thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân cách lớn. Bài thơ vừa có màu sắc cổ điển (đề tài: vọng nguyệt và những thi liệu cổ: rượu, hoa, trăng; cấu trúc đăng đối, hình ảnh chủ thể trữ tình: ung dung, giao cảm đặc biệt với thiên nhiên), vừa mang tinh thần thời đại (hồn thơ lạc quan, thể hiện tinh thần thép),...
1. Chất cổ điển trong bài thơ được thể hiện qua:
- Thể thơ: Bài thơ viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, tuân thủ đúng quy định về vần luật của thể thơ. Đây là một thể thơ truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc. Bài thơ ngắn gọn, hàm súc (cả bài chỉ gồm 4 câu, 28 chữ).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): là một con người sống ung dung, thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên, hưởng thú vui tao nhã chốn lâm tuyền (có thể liên hệ đến hình ảnh của Nguyễn Trãi trong Bài ca Côn Sơn, của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn - lên lớp 10 các em sẽ được học)
2. Chất hiện đại được thể hiện qua:
- Giọng thơ: , một giọng kể bình dị, hóm hỉnh, đùa vui
- Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ: rất gần gũi, bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày với các từ ngữ gần với khẩu ngữ: bờ suối, hang, cháo bẹ, rau măng ... các hình ảnh tả thực cuộc sống thiếu thốn và những công việc hàng ngày của nhà thơ (rất khác với cách nói ước lệ mang phong cách trang trọng của thơ ca truyền thống).
- Hình ảnh nhân vật trữ tình (Bác Hồ): Bên cạnh hình ảnh của một triết nhân hưởng thú lâm tuyền (như trong thơ truyền thống), người đọc còn thấy nổi bật lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng vượt lên tất cả những thiếu thốn, gian khổ của đời sống hàng ngày để hoạt động cách mạng. Đó là hình ảnh con người luôn lạc quan, tin tưởng, luôn yêu đời và làm chủ hoàn cảnh.
học tốt ạ
Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét: Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính. Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận. Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.
tham khảo
https://download.vn/phan-tich-bai-tho-ngam-trang-43103
-Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". -Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" =>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. -Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành. =>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao. -Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình. =>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời. =>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.
-Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". -Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" =>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. -Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành. =>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao. -Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình. =>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi,nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại,có tầm nhìn sâu,rộng về cuộc đời. =>Từ những bài thơ đó,người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái,một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh.Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường,lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết,một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.
k me