Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3/ Trình bày nội dung cải cách của Hồ Quý Ly.
Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.
Em có nhận xét và đánh giá gì về nội dung cải cách đó
Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
2/ Kể tên những công trình kiến trúc nổi tiếng thời Lý,, Trần?
- Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Chùa Một Cột
- Chuông Quy Điền
- Tháp Báo Thiên
- Tháp Phổ Minh
Công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
- Chùa Một Cột
- Văn Miếu Quốc Tử Giám
1/ Nêu những thành tựu về kinh tế-văn hóa thời Lý, Trần
Xin Lỗi câu này mk k bik lm - sr bn nhìu nha
Nguyen Quang Trung
Bình Trần Thị
Nguyễn Thị Mai
Trần Ngọc Định
Nguyễn Trần Thành Đạt
Phan Thùy Linh
Silver bullet
Trần Việt Linh
Lê Nguyên Hạo
Ai học qua rồi chỉ em với ạ
e ngu sử lắm
REFER
Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp. Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp và xã).
- Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ.
- Cuộc sống của người Việt do người Việt tựu cai quản, tự quyết định tương lai của mình.
- Những việc làm đó chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.
TK-
Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp. Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp và xã).tham khảo
Nội dung và ý nghĩa cải cách của Khúc Hạo:
Nội dung: Chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ, bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch.Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán...Ý nghĩa: Xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt cai quản, tự quyết định tương lai của mình.Ngoài ra, việc làm đó còn chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt. Nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu của giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.
tham khảo
Hoàn cảnh lịch sử
Năm 905, hào trưởng người Việt ở Hồng châu là Khúc Thừa Dụ giành lấy quyền tự chủ cho người Việt tại Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam đương thời), tự xưng là Tiết độ sứ và bước đầu được nhà Đường của Trung Quốc thừa nhận. Việt Nam chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kỳ độc lập tự chủ.[3][4]
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo nối chức Tiết độ sứ. Nhà Hậu Lương, vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm 907. Nhưng qua năm sau (908), vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm chức "Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ". Điều đó có nghĩa là người Trung Quốc vẫn muốn chiếm lại Việt Nam.[3][5]
Bên ngoài, chính quyền tự chủ mới dựng của người Việt lại đứng trước nguy cơ từ phía Bắc. Bên trong, chính quyền gặp phải những khó khăn do những hậu quả nặng nề thời Bắc thuộc để lại[6]. Để củng cố chính quyền cai trị, xây dựng nền tảng độc lập, phát huy nội lực để dần tự thoát khỏi sự kiềm chế của phương Bắc, Khúc Hạo đã tiến hành cuộc cải cách trên toàn Tĩnh Hải quân[7].
Nội dung cải cách
Hai lĩnh vực lớn mà Khúc Hạo tiến hành cải cách là hành chính và kinh tế.
Hành chính
Lãnh thổ họ Khúc quản lý bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài tới phía bắc Hoành Sơn[8], thêm một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay[9]. Khúc Hạo đã tiến hành cải cách hành chính bằng việc xây dựng lại bộ máy cai trị mới, dù bộ máy chính quyền họ Khúc được nhìn nhận còn giản đơn[10]. Trung tâm Tĩnh Hải quân vẫn được đặt tại Đại La (Tống Bình cũ, tức Hà Nội) như thời thuộc Đường.
Trình tự các cấp đơn vị hành chính dưới thời thuộc Đường là Châu - Huyện – Hương – Xã. Bộ máy cai trị cũ của nhà Đường bao gồm hệ thống từ trên xuống. Dù Thứ sử Giao châu là Khâu Hòa từng đặt ra đơn vị xã (tiểu xã từ 10-30 hộ và đại xã từ 40-60 hộ), nhưng chính quyền đô hộ nhà Đường mới chỉ nắm được đến cấp hương, chưa thể nắm đến cấp xã và không đặt ra các chức quan quản lý cấp xã ở Giao châu[11].
Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với Tĩnh Hải quân, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên, nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông lấy lộ thay châu, lấy phủ châu thay cho huyện. Thời thuộc Đường, dưới châu là hương, Khúc Hạo đổi hương là giáp, các đơn vị bên dưới giáp là xã[12]. Khúc Hạo chủ trương xây dựng một bộ máy gần dân, nắm từ dưới lên, tại đơn vị cơ sở là xã[13].
Trình tự bộ máy nhà nước tự chủ do Khúc Hạo cải cách là: Lộ - Phủ - Châu – Giáp - Xã - Quận.[1][14] Mỗi xã, Khúc Hạo đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng[15]. Mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.[1][6]
Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp và xã)[14]. Tuy ghi chép về việc cải cách, thay đổi hành chính của Khúc Hạo nhưng sử sách lại không ghi rõ ông đã đặt tên các đơn vị hành chính có tên gọi cụ thể ra sao[16].
Kinh tế
Thời thuộc Đường, ngoài việc phải cống nạp rất nhiều, người Việt còn chịu tô thuế và lao dịch nặng nề[17]. Nhằm thay đổi điều đó, Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế. Ông thực hiện chính sách "bình quân thuế ruộng"[15]. Các sử gia khi xem chính sách này của Khúc Hạo đã cho rằng Khúc Hạo căn cứ vào cách phân phối ruộng đất theo chế độ công xã của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, đánh thuế bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia[18].
Khúc Hạo còn chủ trương bỏ thuế đinh, người thu thuế là Phó tri giáp, theo mô hình cống nạp liên danh của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, khắc phục sự phiền hà sách nhiễu của các quan cũng như việc thu thuế nhiều tầng, nhiều loại, tránh được cả thất thu ngân sách[18].
Một chính sách khác mà Khúc Hạo áp dụng là "tha bỏ lực dịch"[15], nhằm bớt đi lao động khổ sai cho người dân dưới thời thuộc Đường.
Việt Nam đương thời vừa có những đặc điểm đặc thù, vừa mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của hình thái phương thức sản xuất châu Á[19]. Chính sách của Khúc Hạo có tác động rất lớn đến đời sống xã hội của người Việt đương thời, phù hợp với kết cấu kinh tế - xã hội khi đó, giảm nhẹ được sự bóc lột của chính quyền với nhân dân, tạo ra sự dung hòa cần thiết về quyền lợi giữa nhà nước tự chủ với các làng xã, các thành viên thôn xóm[14].
Hai chính sách bình quân thuế ruộng và tha bỏ lực dịch được các sử gia xem là tiền đề tạo ra thành công của cuộc cải cách, tác động tích cực tới chính trị, văn hóa, xã hội lúc đó[18]. Do nhà nước quản lý tới tận các đơn vị cơ sở, cải cách kinh tế có tác dụng gây dựng quyền sở hữu ruộng đất của chính quyền trong xã hội, trên cơ sở đó củng cố và mở rộng dần theo quá trình phát triển của chế độ quân chủ trung ương tập quyền trong những thời kỳ sau[19].
Ý nghĩa
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi nhận chính sách mà Khúc Hạo áp dụng "cốt khoan dung giản dị, nhân dân đều được yên vui".[15] Đó là chính sách giảm phiền hà, nhiễu dân, không bắt buộc, không quá khắt khe như thời Bắc thuộc[1].
Chính sách cải cách mà Khúc Hạo áp dụng được các sử gia nhìn nhận là chính sách thân dân, cố kết toàn dân[1]. Cải cách đã đổi mới bước đầu bộ mặt đất nước, đổi mới bộ máy chính trị, thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc và quyết tâm lớn của dân tộc Việt, nhằm thoát hẳn khỏi sự ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc[19]. Qua cải cách, đời sống nhân dân được cải thiện[20].
Riêng về lĩnh vực hành chính, Đào Duy Anh căn cứ vào những ghi chép trong sử sách những giai đoạn sau cho rằng Khúc Hạo đương thời chưa thể thực hiện cải cách thật chu đáo và toàn diện[12].
Vì nhu cầu chống ngoại xâm, các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương nhưng vẫn có xu hướng cát cứ và họ Khúc cũng như các triều đại kế tiếp vẫn phải dựa vào các hào trưởng địa phương để củng cố chính quyền các cơ sở. Nhưng từ cuộc cải cách của Khúc Hạo, xu thế độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia ngày càng được biểu hiện rõ nét[1].
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, công cuộc cải cách của Khúc Hạo mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành[1].
Cuộc cải cách tạo ra sự ổn định, vững vàng cho Việt Nam trước hoàn cảnh lịch sử khi đó; đoàn kết sức mạnh toàn dân để đứng vững trước những cuộc xâm lăng tiếp theo của phương Bắc, giữ vững nền độc lập, tự chủ. Dù sau thời Khúc Hạo, Nam Hán lại tiến vào chiếm Tĩnh Hải quân, nhưng nhanh chóng bị đẩy lui trở lại Quảng Châu. Các sử gia cho rằng việc người Việt đánh lui liên tiếp hai cuộc tấn công của Nam Hán thời Tự chủ để tiến đến từ bỏ chức vị Tiết độ sứ của phương Bắc và xưng vương hiệu, đế hiệu – những chuỗi chiến thắng mang tính liên tục trong lịch sử Việt Nam - có công lao gây dựng, tạo tiền đề của cuộc cải cách do Khúc Hạo tiến hành cho đời sau.[10][21]
Sử gia Lê Tung nhà Hậu Lê thế kỷ 16 đánh giá rất cao công lao của Khúc Hạo:[19]
Khúc Trung Chúa (tức Khúc Hạo) nối nghiệp mở nước, khoan hòa, có phong thái trù mưu định kế quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, thật là bậc chúa hiền của nước Việt.
Kết quả có được từ cuộc cải cách này là nền móng cho những thành tựu lớn hơn trong tương lai của các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê[10].
Đáp án B
Sau khi lên cầm quyền thay Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo đã tiến hành một loạt các cải cách như tổ chức lại bộ máy hành chính, miễn giảm các loại thuế, lập lại sổ hộ tịch…Nhờ vậy, tình hình kinh tế, xã hội nhanh chóng ổn định, nền tự chủ của dân tộc giành được từ cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ tiếp tục được phát huy, đồng thời đặt cơ sở cho chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền
NỘI DUNG
Hành chínhLãnh thổ họ Khúc quản lý bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài tới phía bắc Hoành Sơn, thêm một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay. Khúc Hạo đã tiến hành cải cách hành chính bằng việc xây dựng lại bộ máy cai trị mới, dù bộ máy chính quyền họ Khúc được nhìn nhận còn giản đơn. Trung tâm Tĩnh Hải quân vẫn được đặt tại Đại La (Tống Bình cũ, tức Hà Nội) như thời thuộc Đường.
Trình tự các cấp đơn vị hành chính dưới thời thuộc Đường là Châu - Huyện – Hương – Xã. Bộ máy cai trị cũ của nhà Đường bao gồm hệ thống từ trên xuống. Dù thứ sử Giao châu là Khâu Hòa từng đặt ra đơn vị xã (tiểu xã từ 10-30 hộ và đại xã 40-60 hộ), nhưng chính quyền đô hộ nhà Đường mới chỉ nắm được đến cấp hương, chưa thể nắm đến cấp xã và không đặt ra các chức quan quản lý cấp xã ở Giao châu.
Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với Tĩnh Hải quân, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên, nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông lấy lộ thay châu, lấy phủ châu thay cho huyện. Thời thuộc Đường, dưới châu là hương, Khúc Hạo đổi hương là giáp, các đơn vị bên dưới giáp là xã. Khúc Hạo chủ trương xây dựng một bộ máy gần dân, nắm từ dưới lên, tại đơn vị cơ sở là xã.
Trình tự bộ máy thời họ Khúc tự chủ do hạp Khúc cải cách là: Lộ - Phủ - Châu – Giáp - Xã- Quận. Mỗi xã, Khúc Hạo đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp (vốn là hương) trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.
Bằng việc cải cách này, chính quyền họ Khúc đã ý thức được việc quản lý đến chính quyền cấp cơ sở (giáp và xã). Tuy ghi chép về việc cải cách, thay đổi về hành chính của Khúc Hạo, sử sách không ghi rõ ông đã đặt các đơn vị hành chính có tên gọi cụ thể ra sao.
Kinh tếThời thuộc Đường, ngoài việc phải cống nạp rất nhiều, người Việt còn chịu tô thuế và lao dịch nặng nề. Nhằm thay đổi điều đó, Khúc Hạo chủ trương sửa đổi lại chế độ tô thuế. Ông thực hiện chính sách "bình quân thuế ruộng". Các sử gia xem chính sách của Khúc Hạo là Khúc Hạo căn cứ vào cách phân phối ruộng đất theo chế độ công xã của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, đánh thuế bình quân theo ruộng đất mà các hộ được phân chia.
Khúc Hạo còn chủ trương bỏ thuế đinh, người thu thuế là Phó tri giáp, theo mô hình cống nạp liên danh của phương thức sản xuất châu Á thời cổ trung đại, khắc phục sự phiền hà sách nhiễu của các quan cũng như việc thu thuế nhiều tầng, nhiều loại, tránh được cả thất thu ngân sách.
Một chính sách khác mà Khúc Hạo áp dụng là "tha bỏ lực dịch", nhằm bớt đi lao động khổ sai cho người dân dưới thời thuộc Đường.
Việt Nam đương thời vừa có những đặc điểm đặc thù, vừa mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của hình thái phương thức sản xuất châuÁChính sách của Khúc Hạo có tác động rất lớn đến đời sống xã hội của người Việt đương thời, phù hợp với kết cấu kinh tế - xã hội khi đó, giảm nhẹ được sự bóc lột của chính quyền với nhân dân, tạo ra sự dung hòa cần thiết về quyền lợi giữa nhà nước tự chủ với các làng xã, các thành viên thôn xóm.
Hai chính sách bình quân thuế ruộng và tha bỏ lực dịch được các sử gia xem là tiền đề tạo ra thành công của cuộc cải cách, tác động tích cực tới chính trị, văn hóa, xã hội lúc đó. Do nhà nước quản lý tới tận các đơn vị cơ sở, cải cách kinh tế có tác dụng gây dựng quyền sở hữu ruộng đất của chính quyền trong xã hội, trên cơ sở đó củng cố và mở rộng dần theo quá trình phát triển của chế độ quân chủ trung ương tập quyền trong những thời kỳ sau.
Ý NGHĨA
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi nhận chính sách mà Khúc Hạo áp dụng "cốt khoan dung giản dị, nhân dân đều được yên vui"[15]. Đó là chính sách giảm phiền hà, nhiễu dân, không bắt buộc, không quá khắt khe như thời Bắc thuộc[1].
Chính sách cải cách mà Khúc Hạo áp dụng được các sử gia nhìn nhận là chính sách thân dân, cố kết toàn dân[1]. Cải cách đã đổi mới bước đầu bộ mặt đất nước, đổi mới bộ máy chính trị thể hiện rõ tinh thần độc lập tự chủ, tự cường, ý thức dân tộc sâu sắc và quyết tâm lớn của dân tộc Việt, nhằm thoát hẳn khỏi sự ảnh hưởng của phong kiến phương Bắc[19]. Qua cải cách, đời sống nhân dân được cải thiện[20].
Riêng về lĩnh vực hành chính, Đào Duy Anh căn cứ vào những ghi chép trong sử sách những giai đoạn sau cho rằng Khúc Hạo đương thời chưa thể thực hiện cải cách thật chu đáo và toàn diện[12].
Vì nhu cầu chống ngoại xâm, các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương nhưng vẫn có xu hướng cát cứ và họ Khúc cũng như các triều đại kế tiếp vẫn phải dựa vào các hào trưởng địa phương để củng cố chính quyền các cơ sở. Nhưng từ cuộc cải cách của Khúc Hạo, xu thế độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia ngày càng được biểu hiện rõ nét[1].
Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, công cuộc cải cách của Khúc Hạo mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành[1].
Cuộc cải cách tạo ra sự ổn định, vững vàng cho Việt Nam trước hoàn cảnh lịch sử khi đó; đoàn kết sức mạnh toàn dân để đứng vững trước những cuộc xâm lăng tiếp theo của phương Bắc, giữ vững nền độc lập, tự chủ. Dù sau thời Khúc Hạo, Nam Hán lại tiến vào chiếm Tĩnh Hải quân, nhưng nhanh chóng bị đẩy lui trở lại Quảng Châu. Các sử gia cho rằng việc người Việt đánh lui liên tiếp hai cuộc tấn công của Nam Hán thời Tự chủ để tiến đến từ bỏ chức vị Tiết độ sứ của phương Bắc và xưng vương hiệu, đế hiệu – những chuỗi chiến thắng mang tính liên tục trong lịch sử Việt Nam - có công lao gây dựng, tạo tiền đề của cuộc cải cách do Khúc Hạo tiến hành cho đời sau[10][21].
Sử gia Lê Tung nhà Hậu Lê thế kỷ 16 đánh giá rất cao công lao của Khúc Hạo[19]:
Khúc Trung Chúa (tức Khúc Hạo) nối nghiệp mở nước, khoan hòa, có phong thái trù mưu định kế quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, thật là bậc chúa hiền của nước Việt.
Kết quả có được từ cuộc cải cách này là nền móng cho những thành tựu lớn hơn trong tương lai của các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê[10].
nội dung;
họ khúc đã xây dựng đất nước tự chủ; đặt lại các khu vực hành chính , cử người trông coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại các mức thuế , lập lại sổ hộ khẩu,...
ý nghĩa của những việc làm của họ khúc ; những việc làm của họ khúc đã chứng tỏ người việt có thể tự cai quản và tự xây dựng tương lai của mình , chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của phong kiến phương bắc
Trình bày nội dung chủ trương của họ Khúc
- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
- Khúc Thừa Dụ đã củng cố chính quyền tự chủ:
+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến cấp xã.
+ Xem xét và định lại mức thuế.
+ Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.
+ Lập lại sổ hộ khẩu,…
⇒ Qua đó thấy được sự quan tâm, lo lắng của nhà họ Khúc đối với nhân dân ta. Họ đã có những chủ trương, chính sách đổi mới để giúp cho nhân dân ta bớt đi sự vất vả, nhọc nhằn. Việc bớt thuế đi cũng là một việc nên làm, nó sẽ giúp nhân dân không phải làm việc mệt nhọc nữa, đó cũng là một phần nhỏ để giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh hơn.
Trình bày đặc điểm kinh tế phù nam
- Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán.
+ Nông nghiệp: trồng lúa, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả và cây lương thực khác.
+ Thủ công nghiệp, phát triển, gồm nhiều ngành nghề: gốm, luyện kim.
- Ngoại thương đường biển rất phát triển.
Nội dung cải cách của Khúc Thừa Hạo:
+ Chia, đặt lại các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
+ Thực hiện: bình quân thuế ruộng cho công bằng, tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ
+ Lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán để quản lí cho thống nhất.
- Ý nghĩa:
+ Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt.
+ Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến các làng xã, khắc phục được tính phân tán quyền lực.
+ Bồi dưỡng sức dân; thúc đẩy sức sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng yêu nước để bảo vệ nền tự chủ.
+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).