Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có một Sa Pa của những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, khung cảnh chỉ có thể thấy ở rừng núi. Có một Sa Pa của nắng, nắng đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mới : rực rỡ và bất ngờ. Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên. Cái nắng chói chang được Nguyễn Thành Long miêu tả “đốt cháy rừng cây” và cái nắng vào cuối buổi trưa lại gay gắt hơn “ánh nắng như phủ khắp, mạ bạc cả con đèo”. Cảnh được quan sát từ trên cao trở xuống. Và ở góc độ ấy, thiên nhiên càng trở nên khoáng đạt, hùng vĩ hơn. Rừng cây như “một bó đuốc khổng lồ”, ánh nắng khiến thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, trầm mặc mà đầy sức sống. “Nắng bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây”, đọc câu văn, ta cảm giác như nắng đang di chuyển, đang chạy dần trên các triền núi. Có thể nói câu văn miêu tả thiên nhiên đã làm thêm chất trữ tình cho câu chuyện. Bên cạnh Sa Pa của nắng còn có Sa Pa của mây : “mây cuộn tròn từng cục, rơi trên các vòm lá ướt sương…” Dường như con người đang đi trong mây. Mây cũng hồn nhiên, tinh nghịch chui vào gầm xe. Và với thủ pháp nhân hoá rất thú vị ấy, Sa Pa còn hiện lên với hình ảnh cây thông và những cái cây tử kinh – chú bé nghịch ngợm nhô “cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Cây tử kinh như hài hoà, nổi bật giữa màu xanh của rừng núi. Khung cảnh rất nên thơ và câu văn cũng đầy chất thơ. Khung cảnh mang vẻ đẹp bình yên, êm ả như không hề biết đến bom đạn, khói thuốc của chiến tranh. Dường như những thay đổi của cuộc sống không chạm được đến nơi đây. Nhan đề của truyện, thiên nhiên trong truyện cũng rất êm đềm, nhưng lặng lẽ mà không phẳng lặng, bình yên mà rất sống động.
Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.
Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.
Trên gg ko có để sợt
bên ngoài trời mưa " rào rào " trông thật êm đềm, những hạt mưa rơi " long lanh ". những tia sáng le lói xuyên qua những hạt mưa trong thật " lung linh ".
viết lăng nhăng cho có đấy