K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2 2023

5 bài thơ đã được học trong chương trình Văn (9):

- Đồng chí (Chính Hữu).

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

- Bếp lửa (Bằng Việt).

- Ánh trăng (Nguyễn Duy).

7 tháng 2 2023

5 bài thơ đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9:

- "Mùa xuân nho nhỏ"- Thanh Hải

- "Viếng lăng Bác"- Viễn Phương

- "Bếp lửa"- Bằng Việt

- "Ánh trăng"- Nguyễn Duy

- "Đoàn thuyền đánh cá" - Huy Cận

25 tháng 2 2022

Bài thơ nào em?

25 tháng 2 2022

Bài nào mà thuộc thể thơ 5 chữ đấy chị!

Đó là tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê cùng viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

14 tháng 1

- Đồng chí của tác giả: Chính Hữu - Bài thơ và tiểu đội xe không kính , tác giả: Phạm Tiến Duật

Âm thanh tiếng chim tu hú gợi em nhớ đến bài "Bếp lửa" của Bằng Việt 

a. "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

 Tú hú kêu trên những cánh đồng xa

 Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

 Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

 Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế."

Nội dung: Khổ thơ tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình và quê hương đầy thương nhớ của tác giả khi sống với bà. 

29 tháng 6 2023

Âm thanh của tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ "Bếp lửa". Tên tác giả: Bằng Việt

Câu a:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Câu b:

Nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép: Gợi kỉ niệm của tác giả khi lên tám tuổi nhóm lửa, ở cùng bà, được bà chăm sóc đồng thời thể hiện sự tự trách của nhà thơ khi rời xa bà mà chưa đền đáp được công ơn của bà qua tiếng chim tu hú kêu tha thiết ở ngoài đồng xa.

8 tháng 6 2021

Người ngắm trăng soi ngoài khe cửa
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

(Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh)

25 tháng 5 2021

"Ngắm trăng" - Hồ Chí Minh

25 tháng 5 2021

bài: ngắm trăng

12 tháng 11 2021

Bài làm

 

“Bà ơi, bà vào ngồi chỗ cháu này! Nhà cháu ở gần đây nên đứng một lúc cũng không sao ạ!”. Nói xong, tôi vui vẻ đứng dậy nhường ghế cho bà cụ vừa lên xe buýt. Nhìn nụ cười và ánh mắt ấm áp của bà, tôi cảm thấy thật vui vì đã làm được một điều tử tế dù là nhỏ bé. Tình huống này cũng làm tôi chợt nhớ lại câu chuyện ngày nào cũng trên chiếc xe buýt số 31 này, ngày tôi nhận được một bài học thật sâu sắc.

Tôi đã là học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở và phải nhiều lẩn thuyết phục, bố mẹ mới chịu để tồi tự đi học bằng xe buýt mà không phải đưa đón tôi như từ ngày bé đến giờ. Tôi chỉ cần bắt một tuyến xe buýt là có thể đi từ nhà đến trường một cách dễ dàng. Những ngày đầu mới đi xe buýt, dù chưa quen vì đông đúc nhưng tôi vẫn hết sức tự hào vì mình đã tự lập trong việc đi lại. Chiếu hôm ấy, sau khi tan học, tôi nhanh chóng lên xe, tìm một chỗ và yên vị chờ vẽ nhà. Bỗng tiếng anh phụ xe vang lên:

– Kìa, bạn trẻ đứng lên nhường chỗ cho cụ già vừa lên xe nào!

Nghĩ lại thật xấu hổ, nhưng khi ấy tôi vội nghiêng đầu tựa vào cửa kính, mắt nhắm hờ ra vẻ như đang ngủ say lắm, mặc kệ bà cụ và lời đê’ nghị của anh phụ xe. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, trong lòng tôi diễn ra nhiều suy nghĩ trái ngược nhau vô cùng. Lúc thì tôi tự nhủ: “Nào, hãy mở mắt ra, đứng dậy và nhường ghế cho cụ già. Ai cũng biết cần phải nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ và những người phụ nữ mang thai khi đi xe buýt mà”. Nhưng lại một suy nghĩ khác vỗ vê’ tôi: “Chắc sẽ có người khác đứng dậy nhường ghế thôi, mình đã học cả ngày mệt mỏi quá rồi. Vả lại, mình lên trước, cũng mất tiền đàng hoàng, mình cứ ngồi đây, chẳng có gì sai trái cả”. Cái lí lẽ “người khác sẽ nhường ghế và mình xứng đáng được ngồi vì mệt” khiến tôi ngồi nguyên không nhúc nhích. Điều tôi cần làm chỉ là nhắm mắt, yên lặng và chờ điểm xuống.

Vậy mà tiếng nói của anh phụ lại vang lên lẩn thứ hai, và trong tôi lại tiếp tục tranh đấu: “Trời ơi! Hãy tưởng tượng nếu có một ngày, ông bà của cậu – cũng già yếu thế kia – bước lên xe buýt nhưng không một ai chịu nhường ghế. Cậu thấy thế nào?”. Đột nhiên, tôi giật mình mở mắt vì nghe tiếng anh phụ xe hướng về phía mình

 

-Em gái áo xanh ơi, điện thoại rơi kìa!

Theo phản xạ, tôi vội nhìn xuống chần và tìm điện thoại nhưng không thấy đâu. Thì ra, biết tôi vờ ngủ nên anh trêu đùa để tôi không thể im lặng được nữa. Chỉ ít phút bị “bại lộ” mà tôi thấy thời gian như ngừng trôi, dài đằng đẵng và nặng trĩu. Tôi xấu hổ với tất cả mọi người, nhất là với cụ già có vẻ ngoài đau yếu đang đứng bám vào chiếc cột sắt trên xe. Nhìn xung quanh, những ghế được ngồi phần nhiều đểu là các cụ già và trẻ nhỏ, trừ hàng ghế cuối xe là thanh niên vẫn ngồi vì rất xóc. Tôi bối rối đứng dậy nhường ghế trong lời nhắc nhở nhẹ nhàng của anh phụ xe:

-Thì ra là giả vờ ngủ. Nào nào, học sinh gì mà không ý thức gì hết. Đứng lên nhường ghế cho cụ đi, nhà em ở gần đây còn gì, chỉ hai trạm nữa là đến rồi, đứng một tí thôi.

Mặt tôi lúc ấy chắc phải đỏ như mặt trời vì xấu hổ. Tôi không chờ đến trạm mà vội vã xuống ngay điểm dừng tiếp theo. Ngày hôm ấy, tôi đã đi bộ gẩn một cây số để về nhà, tôi thấy mình không thể, không dám và không còn mặt mũi nào để đi trên chiếc xe ấy vào ngày mai. Có thể mọi người sẽ chỉ nhìn tôi chốc lát, đôi khi là bàn tán vài câu. Với những người cùng đi trên chuyến xe, với bác tài, anh phụ xe và có thể với cụ già hôm ấy, thái độ và hành động của tôi chỉ là một điều khiếm nhã nhỏ nhặt mà họ sẽ quên trong một vài câu chuyện phiếm. Nhưng đối với tôi, đó thực sự là một cuộc chiến nội tâm và một bài học đáng nhớ. Đó là trận chiến có thật, không khói lửa súng đạn, nhưng nhiều ngày sau đó, tôi vẫn luôn suy nghĩ vê’ cách ứng xử

Từ sau sự việc ngày hôm ấy, tôi bắt đẩu chú ý điều chỉnh cách ứng xử với mọi người và quan tầm hơn đến gia đình, thầy cô và bạn bè. Cũng từ đó, bác tài và anh phụ xe của tuyến xe buýt số 31 thường thấy một cô bé mặc áo đổng phục màu xanh rất hay đứng dậy nhường ghế cho các cụ già và em nhỏ. Không chỉ sau mỗi lần đứng dậy nhường ghế cho người khác, mà bất kì lúc nào làm được điều gì đó tốt đẹp trong cuộc sống của mình, tôi đều cảm thấy hạnh phúc và yêu đời hơn!

14 tháng 7 2021

Trăng xuất hiện trong bài thơ Đồng chí, Ánh trăng và Đoàn thuyền đánh cá

Bài tham khảo:

Ánh trăng là một trong những thi liệu quen thuộc thường xuyên xuất hiện trong văn học nghệ thuật và trở thành đối tượng để người nghệ sĩ bộc lộ tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn. Hình ảnh ánh trăng trong các bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận), "Đồng chí" (Chính Hữu), "Ánh trăng" (Nguyễn Duy) là minh chứng thể hiện rõ điều này. Qua tác phẩm của mình, mỗi một nhà thơ đều có sự sáng tạo và cách miêu tả riêng khiến ánh trăng thiên nhiên trở thành hình tượng lấp lánh, lung linh những vẻ đẹp đặc sắc, độc đáo.

Dù ánh trăng được miêu tả theo những phương diện và cách thức khác biệt nhưng ở ba bài thơ trên, các tác giả đều xem ánh trăng như người bạn tâm giao gần gũi để giãi bày những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc và gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người. Trong bài thơ "Đồng chí", trăng là người bạn đồng hành cùng người chiến sĩ giữa đêm khuya "rừng hoang sương muối. Còn trong những vần thơ của Nguyễn Duy, ánh trăng là "tri âm tri kỷ" gắn bó trong những tháng năm tuổi thơ và trong kháng chiến. Ở bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", tác giả Huy Cận đã miêu tả ánh trăng như một người bạn gần gũi gắn liền với hành trình chinh phục biển khơi của ngư dân.

Mặc dù được khai phá dựa trên những điểm tương đồng trên nhưng ở mỗi một bài thơ, các tác giả lại có những cách cảm nhận và góc nhìn khác biệt về vầng trăng. Trong bài thơ "Đồng chí", hình ảnh ánh trăng xuất hiện và trở thành biểu tượng kết tinh cao đẹp cho vẻ đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ cũng như vẻ đẹp của tình đồng chí. Trong những đêm phục kích "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", những người lính sát cánh bên nhau, giữa mặt đất và bầu trời lúc này được kết nối bởi hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng "Đầu súng trăng treo". Nếu "súng" là vũ khí thể hiện sự tàn khốc và hiện thực của cuộc kháng chiến chống Pháp thì "trăng" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho hòa bình. Sự liên kết giữa hai thi liệu tưởng chừng như trái ngược nhau thông qua động từ "treo" đã gợi mở rất nhiều ý niệm về chiến tranh và hòa bình, hiện thực và lãng mạn, đồng thời phác họa thành công vẻ đẹp chiến sĩ quyện hòa cùng tâm hồn thi sĩ của những người nông dân áo lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc.

"Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận là tác phẩm ra đời sau chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh. Đồng thời, bài thơ cũng đánh dấu sự chuyển biến về phong cách sáng tác trong hồn thơ của tác giả. Bởi vậy, hình ảnh ánh trăng luôn xuất hiện trong mối quan hệ với sự đổi thay của cuộc sống mới, cụ thể là công cuộc chinh phục biển cả bao la của những "đoàn thuyền đánh cá": "Thuyền ta lái gió với buồm trăng" hay như "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao". Ánh trăng được miêu tả trong sự đồng hiện với cánh buồm qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tạo nên một hình tượng kỳ vĩ về hành trình ra khơi tràn đầy niềm vui phơi phới của con người lao động; đồng thời tái hiện tư thế làm chủ thiên nhiên của ngư dân. Đặc biệt, hình ảnh ánh trăng trong bài thơ còn gợi lên vẻ đẹp của biển cả trong sự giàu có và trù phú về tài nguyên thiên nhiên qua những vần thơ: "Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe". Dưới bóng trăng lung linh huyền ảo phản chiếu dưới làn nước tạo nên sắc màu "vàng chóe", những chú cá đuôi quẫy nước mà như đang tinh nghịch nô đùa với ánh trăng. Như vậy, bằng việc sử dụng kết hợp những biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ, tác giả Huy Cận đã miêu tả vẻ đẹp của ánh trăng để gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên và tư thế làm chủ, khúc ca lao động hùng tráng của con người trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, ánh trăng được nhắc đến nhiều lần hơn theo dòng suy tư và mạch cảm xúc từ hiện tại nhớ về quá khứ của tác giả. Trước hết, ánh trăng là người bạn thân thiết, gần gũi đối với con người:

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ"

Xuyên suốt những năm tháng tuổi thơ cũng như qua các cuộc chiến đấu, vầng trăng trở thành người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ gắn bó với con người. Nhưng rồi khi cuộc chiến qua đi, con người bước vào cuộc sống mới thì mối tình đẹp đẽ giữa trăng và người cũng thay đổi:

"Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Ánh trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường"

Ở thời điểm hiện tại với những tiện nghi hiện đại hơn và khi "ánh điện cửa gương" lên ngôi và được sử dụng phổ biến thì cũng là lúc nguồn sáng lung linh, huyền ảo của vầng trăng bị lãng quên. Chỉ đến khi ánh điện phụt tắt thì con người mới chợt nhận ra sự tồn tại của "vầng trăng tròn". Như vậy, sự thay đổi về vị thế và mối quan hệ vốn gắn bó giữa con người và thiên nhiên xuất phát từ sự đổi khác của lòng người, còn vầng trăng thì vẫn tròn đầy, vẹn nguyên nghĩa tình thủy chung, son sắt bằng thái độ "im phăng phắc". Ánh trăng dưới góc nhìn của tác giả Nguyễn Duy đã được khám phá dưới khía cạnh là biểu tượng kết tinh cho lối sống ân nghĩa thủy chung, gợi nhắc tấm lòng biết ơn, trân trọng đối với quá khứ - một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Như vậy, qua cách thức miêu tả ánh trăng trong ba bài thơ của các tác giả, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được mỗi một nhà văn, nhà thơ sẽ có con đường tìm hiểu, khám phá và tái hiện những hình tượng nghệ thuật một cách riêng biệt. Chính điều này đã dệt nên bức tranh muôn màu muôn vẻ phong phú, đa dạng của thế giới văn học nghệ thuật.

1 tháng 6 2018

a,

- Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Truyện kí: Chuyện người con gái Nam Xương (truyền kì mạn lục)

- Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí

- Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( vũ trung tùy bút)

b, Thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh

- Thất ngôn bát cú: Qua Đèo Ngang, bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội

- Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê, Hai chữ nước nhà, Sau phút chia li

- Lục bát: Côn Sơn ca

- Thơ Nôm: Bánh trôi nước

c, Truyện thơ: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên

d, Văn nghị luận

- Chiếu: chiếu dời đô

- Hịch: Hịch tướng sĩ

- Cáo: Bình Ngô đại cáo

- Tấu: bàn luận về phép học