K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016

Qua những câu chuyện đời thường về HCM, tôi bỗng nghiệm ra 1 điều nho nhỏ về Người. Điều gì làm nên một vị chủ tịch nước? Phải chăng đó phải là 1 người hết sức cao sang quyền quý, một người mà ai ai cũng nghiêng mình khép nép, ngước mắt lén nhìn, một người chỉ xuất hiện trong những sự kiện cực kì quan trọng hay những nơi rất mực lộng lẫy bóng bẩy, một người nói thật hay và nói những điều mà người ít học khó lòng hiểu thông? Không! Những vỏ bọc "ghê gớm" ấy không làm nên sự quan trọng, sự vĩ đại của một vị lãnh tụ. 1 vị lãnh tụ có đủ vĩ đại để sống mãi trong tim mọi lớp người của đất nước như HCM, phải là con người sống trong hiện thực đương thời của đất nước, sống cuộc sống của nhân dân để hiểu thấu những mong muốn của nhân dân, nắm chắc những nhu cầu của đất nước, tức là sống một cuộc đời cống hiến hết mình vì vận mệnh của tổ quốc và đồng bào. Trong thời kì khó khăn của VN, chủ tịch HCM không ăn thịt gà, không mặc comple áo vest khi đồng bào và chiến sĩ phải ăn đói mặc rách. Là một vị lãnh tụ mà như người cha già dân tộc, HCM tự mình thấm thía những đau khổ của con dân. Xưa nay có vị lãnh tụ nào sống một đời tiết chế như thế, với một trái tim ngập tràn yêu thương đến thế? Người cũng không chọn cho mình biệt thự nahf lầu mà chỉ vui thú lâm tuyền giản dị mà thanh cao bên ao cá, trong 1 ngôi nhà sàn bằng gỗ không chút mùi sơn. COn người ở vị thế cao đến thế mà vẫn giữ được cho mình những điều sao mà thanh cao quá! Dường như nét thanh cao ấy cũng là một điều vĩ đại ở HCM.

26 tháng 10 2016

1) - Vốn tri thức nhân loại cua HCM rất sâu rộng , thể hiện ở chỗ trong hoạt động cuôc đời gian nan cua minh , Người đã đi qua nhiều nơi trên thế giới , tiếp xúc vơi nhiều nền văn học của cả phương đông và phương tây ..., vì thế ngưới co hiểu biêt rất rong .
- Để có đươc vốn tri thưc sâu rộng ấy người dã:
+ Nắm được phương tiện giao tiếp la ngôn ngữ : ng nói và viết thạo nhiều thư tiếng ngoại quốc : Pháp , anh , hoa , Nga....
+ Hoc hởi qua công viêc , qua lao động , ...người đã lam nhiều nghề
+ Hoc hỏi và tìm hiểu 1 cach kĩ càng đến mức sâu sắc : Đến đâu người cũng tim hiểu , hoc hỏi văn hoá nghệ thuật 1 cách uyên thâm
+ Điều quan trong hơn cả la người tiếp thu 1 cách co chon lọc , ko chịu ảnh hưởng 1 cách thụ động ; không chỉ tiếp thu cái đẹp , cái hay mà còn phê phán những cái han chế tiêu cực ... Đăc biêyj người lấy nền văn hoa dân tộc để tiêp thu những ảnh hưởng của văn hoá nươc ngoài

Bạn dựa vào đây nha!

14 tháng 9 2021

Tham khảo:

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già kính yêu của Tổ quốc. Bác là người có vốn tri thức sâu rộng, là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự vươn lên. Trên con đường tìm đường ra đi cứu nước, Bác đã gặp rất nhiều khó khăn, cực nhọc nhưng người quan niệm: muốn tìm đường cứu nước thì phải hiểu được đất nước mình đến. Vì thế người quyết tâm ngoại ngữ. Người luôn giữ cốt cách văn hóa của dân tộc song đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoa của nhân loại. Tài hoa là vậy nhưng điều kì lạ là cái gốc văn hóa dân tộc ko có gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Bác là tấm gương để mọi thế hệ người dân Việt Nam đời đời nhớ ơn và noi theo học tập.

Tham khảo :

Qua những câu chuyện đời thường về HCM, tôi bỗng nghiệm ra 1 điều nho nhỏ về Người. Điều gì làm nên một vị chủ tịch nước? Phải chăng đó phải là 1 người hết sức cao sang quyền quý, một người mà ai ai cũng nghiêng mình khép nép, ngước mắt lén nhìn, một người chỉ xuất hiện trong những sự kiện cực kì quan trọng hay những nơi rất mực lộng lẫy bóng bẩy, một người nói thật hay và nói những điều mà người ít học khó lòng hiểu thông? Không! Những vỏ bọc "ghê gớm" ấy không làm nên sự quan trọng, sự vĩ đại của một vị lãnh tụ. 1 vị lãnh tụ có đủ vĩ đại để sống mãi trong tim mọi lớp người của đất nước như HCM, phải là con người sống trong hiện thực đương thời của đất nước, sống cuộc sống của nhân dân để hiểu thấu những mong muốn của nhân dân, nắm chắc những nhu cầu của đất nước, tức là sống một cuộc đời cống hiến hết mình vì vận mệnh của tổ quốc và đồng bào. Trong thời kì khó khăn của VN, chủ tịch HCM không ăn thịt gà, không mặc comple áo vest khi đồng bào và chiến sĩ phải ăn đói mặc rách. Là một vị lãnh tụ mà như người cha già dân tộc, HCM tự mình thấm thía những đau khổ của con dân. Xưa nay có vị lãnh tụ nào sống một đời tiết chế như thế, với một trái tim ngập tràn yêu thương đến thế? Người cũng không chọn cho mình biệt thự nahf lầu mà chỉ vui thú lâm tuyền giản dị mà thanh cao bên ao cá, trong 1 ngôi nhà sàn bằng gỗ không chút mùi sơn. Con người ở vị thế cao đến thế mà vẫn giữ được cho mình những điều sao mà thanh cao quá! Dường như nét thanh cao ấy cũng là một điều vĩ đại ở HCM.

25 tháng 5 2021

Thamkhao

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

17 tháng 11 2021

vãi

 

 

Bài làm

Hồ Chí Minh là bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Cả cuộc đời Người là tấm gương sáng về sự tận tụy, đức hy sinh vì nước, vì dân, không một chút riêng tư. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Đạo đức Hồ Chí Minh gồm 5 nội dung lớn, đó là những phẩm chất của một lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, rất cao xa nhưng cũng rất đời thường mà mỗi chúng ta ở những mức độ và cấp độ khác nhau đều có thể học tập và noi theo. Một là, tấm gương trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại. Hai là, tấm gương của ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt mục đích cách mạng. Ba là, tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Bốn là, tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, bao dung, nhân hậu hết mực vì con người. Năm là, tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh vô cùng phong phú và toàn diện, bao gồm phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt… Để học tập phong cách của Người, chúng ta có thể tập trung vào một số đặc trưng nổi bật như: phong cách quần chúng, phong cách khoa học và phong cách nêu gương.

# Học tốt #

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.