K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2016

Thành phần chủ ngữ và vị ngữ là thành phần chính của câu. Các thành phần khác là thành phần phụ.

12 tháng 1 2017

Ở bậc tiểu học các thành phần câu đã học: trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ.

7 tháng 3 2018

Trả lời: Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:

-  Chủ ngữ

-   Vị ngữ

-  Trạng ngữ.

~Hok tốt~

21 tháng 1 2022

Xin tự làm

21 tháng 1 2022

1. Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ.

3. Chủ ngữ của câu là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v … Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? hoặc hiện tượng gì?

4. Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

Tham khảo.

30 tháng 11 2018

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

-     Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/hay-tuong-tuong-va-ke-lai-cuoc-tro-chuyen-tam-su-giua-cac-do-dung-hoc-tap-sgk-van-6-c33a1984.html#ixzz5YJe5LJ4x

30 tháng 11 2018

câu trả lời:

dùng sự trợ giúp:cái gì ko biết thì tra google

22 tháng 3 2016

1/ Chủ ngữ,vị ngữ và trạng ngữ.

2/ "Sau trận bão":trạng ngữ.

"chân trời,ngấn bể": chủ ngữ.

"sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi": Vị ngữ

Ở phần vị ngữ được tách ra "như tấm kính lau hết mây hết bụi" là bổ ngữ(lớp 6 sẽ học)

22 tháng 3 2016

1 có hai thành phần là thành phần chính với thành phần phụ

thành phần chính gồm chủ ngữ vị ngữ còn thành phần phụ gồm trạng ngữ

2. sau trận bão là trạng ngữ( thành phần phụ)

chân trời là chủ ngữ, ngấn bể là chủ ngữ

còn vị ngữ là sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi

1 tháng 6 2019

Định nghĩa truyện truyền thuyết:

- Là thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại

- Nhân vật sự kiện liên quan tới lịch sử

- Có các yếu tố hoang đường kì ảo

12 tháng 11 2017

Tên người: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

- Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo. 
- Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai. 
- Tố Hữu, Thép Mới. 
- Vừ A Dính, Bàn Tài Đoàn.

* Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

Ví dụ:

- Ông Gióng, Bà Trưng. 
- Đồ Chiểu, Đề Thám.

2. Tên địa lí: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

- Thái Bình, Trà Vinh, Cần Thơ. 
- Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu. 
- Sa Pa, Mù Cang Chải, Pác Bó.

* Chú ý: Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.

Ví dụ:

- Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc. 
- Vàm Cỏ Đông, Trường Sơn Tây. 
- Hồ Gươm, Cầu Giấy, Bến Thuỷ, Cửa Việt, Đèo Ngang, Vũng Tàu.

3. Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

Ví dụ:

Kinh, Tày, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì.

4. Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau): Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ:

- Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi. 
- Kơ-pa Kơ-lơng, Nơ-trang-lơng. 
- Y-rơ-pao, Chư-pa.

5. Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng.

Ví dụ:

- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; 
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 
- Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I; 
- Trường Tiểu học Kim Đồng; 
- Nhà máy Cơ khí Nông nghiệp I.

6. Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.

Ví dụ:

- (chú) Chuột, (bác) Gấu, (cô) Chào Mào, (chị) Sáo Sậu; 
- (bác) Nồi Đồng, (cô) Chổi Rơm, (anh) Cần Cẩu; 
- (ông) Mặt Trời, (chị) Mây Trắng.

12 tháng 11 2017

sgk thây 

Tên người : Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

VD :

- Đinh Tiên Hoàng

- Trần Hưng Đạo

- Trần Phú 

- Ngô Gia Tự

- Nguyễn Thị Minh Khai

- Tố Hữu

* Chú ý : Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận gọi tên cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

VD :

- Ông Gióng

- Bà Trưng

- Đồ Chiểu

Tên địa lí : Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết.

VD :

- Thái Bình

- Trà Vinh 

- Cần Thơ

* Chú ý : Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách viết kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung, danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là danh từ riêng chỉ tên địa lí và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên địa lí.

VD :

- Bắc Bộ 

- Nam Bộ 

- Vàm Cỏ Đông

- Trường Sơn Tây

- Vũng Tàu

Tên người và địa lí nước ngoài : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên cò nhiều âm tiết thì giữa các âm phải có dấu gạch nối 

VD :

- Hi-ma-lay-a

- Thô-mát Ê-đi-xơn