Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác Hồ -vị cha già của dân tộc .Người không chỉ được nhắc đến như moọt vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là mộtnhà văn ,nhà thơ lớn .Những vần thơ của bác giàu tính triết lí ,đậm chất thép ,mang đến cho người đọc nhiều suy cảm .Và một trong những bài thể hện rõ nét nhất những đặc điểm ấy của thơ Bác chính là "Đi đường ".Đây là bài thơ thứ 28 trong tập "Nhật kí trong tù "của Bác ,sáng tác vào những năm 1942-1943,nhưng đến nay tác phẩm vẫn đang được nhắc đến :
"Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn rùng núi non"
Bài thơ được sáng tác trên đường tác giả bị áp giải từ nhà tù này tới nhà tù khác ,và những ngọn núi cao trên đường đi đã đem lại cảm hứng tạo nên tứ thơ.Cũng có thể bài thơ được viết khi Người nghĩ về chặng đường đời -Chặng đường cách mạng .
Mở đầu bài thơ là những lời thơ nói lên một sự thật hiển nhiên như một lời nhận xét thường tình ,giản dị "Đi đường mới biết gian lao .Câu thơ phảng phất ca dao tục ngữ :"Thức lâu mới biết đêm dài ","Đi đường mới biết đường dài"....Điều này ông cha ta đã đức kết từ bao đời nay ,và Bác cũgn đã rất thấm thía qua bao cuộc "thử lửa " trong đời .Từ những năm đầu thế kỉ XX lên đường cứu nước ,những đêm đông giá buốt ở trời Âu,qua những tháng năm ải khổ lao tù ,nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã rút ra được bao kinh nghiệm sống ,đã hình dung đầy đủ cái gian lao trên đường đi tới .Đó là con đường "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng ".Cách dùng điệp từ liên hoàn "núi cao-núi cao-núi cao"ở hai câu thơ thừa và chuyển gợi nên ,vẽ nên vẻ trùng diệp của những dãy núi cao và càn làm ta hiểu rõ cảnh" lộ nan".Viết như vậy ,Bác chỉ như nói lên khách quan một phần mà không nhắc đến cảnh chân tay bị trói khi bị áp giải cũng như những khó khăn khác trong hoạt động cách mạng .
Lại nói về con đường cách mạng trong bài thơ .Những vật cản to lớn trên đường đi tạo rế hiểm trở ,và giữa khung cảnh ấy thì con người thật bé nhỏ biết bao !Gian khổ chồng chất ,điệp trùng tưởng như không thể vượt qua .Vậy mà ý thơ,hình ảnh thơ ở hai câu thơ tiếp theo lại hoàn toàn khác :
"Núi cao lên đến tận cùng
"Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non "
Câu thơ đưa ta bay lên đỉnh cao chót vót ,lên đến" tận cùng ".Từ đỉnh cao tuyệt vời ấy ,con ngườ như vượt lên trên tất cả và có thẻ nhìn thật xa ,có thể thu muôn núi sông to lớn ,hùng vĩ vào tầm mắt của mình .Vượt qua mọi thời gian để thâu tóm bao quát cảnh" nước non ",đây là đặc điểm ,là tầm nhìn rộng lớn ,thường thấy trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh .
có thẻ Bác chưa qua hết gian truân ,nhưng hình ảnh đỉnh núi là cái đích để người tự động viên ,để vươn tới .Lên tới đỉnh cao ấy ,có thể bình tĩnh, kiêu hãnh nhìn lại những tận trùng núi non đã vượt .Lên tới đỉnh cao ấy ,con người đạt bước thành cong nhờ" gian nan rèn luyện ".Câu kết đep đẽ của Bác còn gợi lời ca của nhân dân sau này :
"Đèo cao thì mặc đèo cao
"trèo lên đỉnh núi ta cao hơn đèo "
Như vậy ,bài "Đi đường " hàm chứa một lời khuyên bổ ích ,một triết lí sống lớn lao.Nếu hai câu đầu nhắc đến gian lao ,thì hai lại toả sáng niềm vui và niềm tin .Điều nsỳ cho ta thấy tinh thần lạc quan cách mạng ,chất thép trong tư tưởng của Bác .
Không những thế ,bằng những hình ảnh thơ mang đậm hiện thực cảm xúc ,Bác đă để lại bài học đầy ý nghĩa cho bao lớp đời sau :Con người có thắng hoàn cảnh mới tiến lên được ."Đi đường "hình ảnh nghệ thuật với ít nhất hai tầng ý nghĩa :đường ở đây vừa là đườn chuyển lao vừa là đường đời ,đường cách mạng nhiều gian truân ,hiển trở .Nhưng chỉ có con đường đó mới đưa đến đích ,đến đỉnh cao thắng lợi .
Với những lời thơ ngắn gọn ,giàu triết lí ,"Đi đường " ẩn chúa những kinh nghiệm quý ,những vẻ đẹp và gương sáng mà ta cần noi theo .Và cũng chính vì vậy mà bài thơ đã ,đang và sẽ sống mãi với thời gian ,với bao thế hệ độc giả .
Đoạn văn mẫu 1:
Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc.
Đoạn văn mẫu 2:
Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người. Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Đường đời gian khổ, đường cách mạng đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.
Đoạn văn mẫu 3:
Bài thơ "Đi đường" ngắn gọn mà ý thơ mênh mang, gợi cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa triết lí sâu sắc. Không đơn giản dừng lại ở việc nói tới chuyện đường đi khó mà hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ. Và đường đời cũng thế. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng.
Bạn có thể lấy một bài ở đây nhé! Đừng quên k cho mình với nha♥
#hoctot#
Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc
Triết lý sâu xa: Từ việc đi đường, bài thơ mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thành công
- Ý nghĩa: thể hiện thái độ khâm phục với cụ Đồ Chiểu và cốt cách thanh cao đáng học tập của cụ.
- Ý nghĩa đó được thể hiện bằng cách tác giả đưa ra những câu văn khẳng định, dẫn chứng cụ thể.
- Tác dụng ngôi kể thứ nhất: giúp cho bài viết chân thực, là cảm xúc thật của người viết khi trực tiếp chứng kiến, trải qua.
Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.
Giúp tớ nhanh đi, cần gấp lắm !!!!!!