Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngoài việc kể chuyện đi đường, bài thơ còn gửi gắm triết lí sâu sắc về con đường đời và con đường cách mạng :
+ Con đường cách mạng : nhiều gian nguy thử thách, mhiều khó khăn chất chồng đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải kiên cường vượt qua. Khi vượt qua đc tất cae khó khăn thì sẽ có đc thành quả vô cùng to lớn, đó là thu lại đc cả nước non, giang sơn tổ quốc mình.
+ Con đường đời : Đó là con đường nhiều chông gai, vất vả nhưng hạnh phúc chỉ mỉm cười vs những ai biết vượt lên trên gian khổ
Bác Hồ -vị cha già của dân tộc .Người không chỉ được nhắc đến như moọt vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là mộtnhà văn ,nhà thơ lớn .Những vần thơ của bác giàu tính triết lí ,đậm chất thép ,mang đến cho người đọc nhiều suy cảm .Và một trong những bài thể hện rõ nét nhất những đặc điểm ấy của thơ Bác chính là "Đi đường ".Đây là bài thơ thứ 28 trong tập "Nhật kí trong tù "của Bác ,sáng tác vào những năm 1942-1943,nhưng đến nay tác phẩm vẫn đang được nhắc đến :
"Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn rùng núi non"
Bài thơ được sáng tác trên đường tác giả bị áp giải từ nhà tù này tới nhà tù khác ,và những ngọn núi cao trên đường đi đã đem lại cảm hứng tạo nên tứ thơ.Cũng có thể bài thơ được viết khi Người nghĩ về chặng đường đời -Chặng đường cách mạng .
Mở đầu bài thơ là những lời thơ nói lên một sự thật hiển nhiên như một lời nhận xét thường tình ,giản dị "Đi đường mới biết gian lao .Câu thơ phảng phất ca dao tục ngữ :"Thức lâu mới biết đêm dài ","Đi đường mới biết đường dài"....Điều này ông cha ta đã đức kết từ bao đời nay ,và Bác cũgn đã rất thấm thía qua bao cuộc "thử lửa " trong đời .Từ những năm đầu thế kỉ XX lên đường cứu nước ,những đêm đông giá buốt ở trời Âu,qua những tháng năm ải khổ lao tù ,nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã rút ra được bao kinh nghiệm sống ,đã hình dung đầy đủ cái gian lao trên đường đi tới .Đó là con đường "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng ".Cách dùng điệp từ liên hoàn "núi cao-núi cao-núi cao"ở hai câu thơ thừa và chuyển gợi nên ,vẽ nên vẻ trùng diệp của những dãy núi cao và càn làm ta hiểu rõ cảnh" lộ nan".Viết như vậy ,Bác chỉ như nói lên khách quan một phần mà không nhắc đến cảnh chân tay bị trói khi bị áp giải cũng như những khó khăn khác trong hoạt động cách mạng .
Lại nói về con đường cách mạng trong bài thơ .Những vật cản to lớn trên đường đi tạo rế hiểm trở ,và giữa khung cảnh ấy thì con người thật bé nhỏ biết bao !Gian khổ chồng chất ,điệp trùng tưởng như không thể vượt qua .Vậy mà ý thơ,hình ảnh thơ ở hai câu thơ tiếp theo lại hoàn toàn khác :
"Núi cao lên đến tận cùng
"Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non "
Câu thơ đưa ta bay lên đỉnh cao chót vót ,lên đến" tận cùng ".Từ đỉnh cao tuyệt vời ấy ,con ngườ như vượt lên trên tất cả và có thẻ nhìn thật xa ,có thể thu muôn núi sông to lớn ,hùng vĩ vào tầm mắt của mình .Vượt qua mọi thời gian để thâu tóm bao quát cảnh" nước non ",đây là đặc điểm ,là tầm nhìn rộng lớn ,thường thấy trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh .
có thẻ Bác chưa qua hết gian truân ,nhưng hình ảnh đỉnh núi là cái đích để người tự động viên ,để vươn tới .Lên tới đỉnh cao ấy ,có thể bình tĩnh, kiêu hãnh nhìn lại những tận trùng núi non đã vượt .Lên tới đỉnh cao ấy ,con người đạt bước thành cong nhờ" gian nan rèn luyện ".Câu kết đep đẽ của Bác còn gợi lời ca của nhân dân sau này :
"Đèo cao thì mặc đèo cao
"trèo lên đỉnh núi ta cao hơn đèo "
Như vậy ,bài "Đi đường " hàm chứa một lời khuyên bổ ích ,một triết lí sống lớn lao.Nếu hai câu đầu nhắc đến gian lao ,thì hai lại toả sáng niềm vui và niềm tin .Điều nsỳ cho ta thấy tinh thần lạc quan cách mạng ,chất thép trong tư tưởng của Bác .
Không những thế ,bằng những hình ảnh thơ mang đậm hiện thực cảm xúc ,Bác đă để lại bài học đầy ý nghĩa cho bao lớp đời sau :Con người có thắng hoàn cảnh mới tiến lên được ."Đi đường "hình ảnh nghệ thuật với ít nhất hai tầng ý nghĩa :đường ở đây vừa là đườn chuyển lao vừa là đường đời ,đường cách mạng nhiều gian truân ,hiển trở .Nhưng chỉ có con đường đó mới đưa đến đích ,đến đỉnh cao thắng lợi .
Với những lời thơ ngắn gọn ,giàu triết lí ,"Đi đường " ẩn chúa những kinh nghiệm quý ,những vẻ đẹp và gương sáng mà ta cần noi theo .Và cũng chính vì vậy mà bài thơ đã ,đang và sẽ sống mãi với thời gian ,với bao thế hệ độc giả .
Đi đường là bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Với bao cay đắng thử thách nặng nề. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt và được Nam Trân dịch thành thơ lục bát:
Hình ảnh ông đồ được khắc họa trong mốc thời gian mùa xuân, đều gắn liền với mực tàu, giấy đỏ nhưng ở hai cảnh ngộ khác nhau.- Hình ảnh ông đồ ở thời vàng son:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạ
+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.
+ Vào thời điểm hoa đào nở “lại thấy” ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ. Nhịp điệu thơ sôi nổi, náo nức diễn tả sự xuất hiện của ông đồ già vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam. Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ
+ Tài hoa của ông đồ được thể hiện: hoa tay thảo những nét - như phượng múa rồng hay. Tài năng của ông được mọi người hết lời khen ngợi: bao nhiêu người - tấm tắc ngợi khen tài.
+ Như vậy, ông đồ là người được mọi người kính trọng, kính nể, là trung tâm chú ý của mọi người qua đường. - Hình ảnh ông đồ ở thời tàn phai: Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ
+ Mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu giọng thơ lắng xuống, điệp từ mỗi gợi sự xa vắng, thưa thớt dần - hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Phép nhân hóa giấy đỏ buồn, mực sầu diễn tả hình ảnh giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.
+ Như vậy, ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác. - Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ
+ Nền học thuật xưa coi trọng chữ Hán, người dân có truyền thống xin chữ cầu may vào những dịp đầu năm. Hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ cùng hình ảnh ông đồ già gợi không khí của văn hóa, không khí của cái đẹp. Thêm vào đó là hình ảnh đông vui, tấp nập của người qua đường tới thuê viết chữ, xem chữ, ngợi khen ông đồ. Nhưng truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đang dần tàn lụi bởi mỗi năm mỗi vắng, những người thuê viết nay không còn tới. Bởi thế, vẫn là không khí văn hóa của cái đẹp (hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ - ông đồ) nhưng tất cả đã mang một sắc thái khác: giấy buồn, mực sầu, ông đồ ngồi bên đường mà không ai hay, quang cảnh xung quanh cũng gợi sự tàn lụi, buồn với những hình ảnh lá vàng, mưa bụi.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
+ Khổ thơ cuối, hoa đào vẫn nở nhưng hình ảnh ông đồ đã biến mất gợi lên một nỗi buồn, một niềm trắc ẩn sâu xa cho những người đã trở thành cũ kĩ trước năm tháng và bị thời thế khước từ. Đó là sự biến mất không chỉ của một người (ông đồ) mà còn là cả một thế hệ (những người yêu và tôn thờ cái đẹp) trong xã hội đương thời.
- Khắc họa hình ảnh ông đồ, bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, kết thúc bài thơ không thấy ông đồ. Kết cấu “đầu cuổì tương ứng” và tứ thơ “cảnh cũ người đâu” đã thể hiện thành công niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ khi vắng bóng ông đồ. Đó là niềm cảm thương chân thành trước số phận, tình cảm của những ông đồ đang tàn tạ khi thời thế đổi thay. Đồng thời nhà thơ thể hiện tâm trạng, nhớ nhung tiếc nuối cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Tâm trạng này thể hiện một tinh thần nhân văn và một tinh thần dân tộc cao đẹp (tiếc nuối phong tục văn hóa truyền thống đã tàn phai).
Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi, nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời. Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.
- Câu chuyển - chuyển ý (câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.
- Câu hợp – gắn kết với câu chuyển để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.
-Hai câu cuối của bài thơ ''Đi đường'' được thể hiện theo cấu trúc theo mối quan hệ điều kiện - hệ quả.
=> kết cấu vô cùng hài hòa trong 2 câu thơ cuối : câu chuyển đã miêu tả sự gian nan, khó khăn đi đường núi để rồi kết bằng một câu rất bất ngờ, khỏe khoắn cân bằng lại tất cả, biến những gian nan trở thành thử thách rèn luyện ý chí và tinh thần để đi tới chiến thắng vẻ vang.
Triết lý sâu xa: Từ việc đi đường, bài thơ mang đến một chân lí đường đời đó là vượt qua được gian lao sẽ đi được tới thành công