Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hội thề Đông Quan là sự kiện có một không hai trong lịch sử, buộc tướng lĩnh của quân đội vốn tự vỗ ngực là “thiên triều” phải cúi đầu nhục nhã làm lễ đầu hàng và thề thốt giã từ dã tâm xâm lược, chịu tuân thủ mọi điều kiện do đoàn quân vốn bị chúng coi là “man di” đặt ra.
Hội thề Lũng Nhai | Hội thề Đông Quan | |
Thời gian | Năm 1416 - trước khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa | Năm 1427 - sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi |
Thành phần tham gia | Lê Lợi cùng các tướng sĩ, hào kiệt | Lê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn và Vương Thông - chủ tướng quân Minh |
Mục đích | Thề gắn bó, sống chết có nhau | Thề rằng sau hội nghị, quân Minh lập tức rút quân về nước, còn quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh |
Ý nghĩa | Thể hiện ý chí, quyết tâm, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa | Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn |
Hội thề Lũng Nhai | Hội thề Đông Quan | |
Thời gian | Năm 1416 - trước khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa | Năm 1427 - sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi |
Thành phần tham gia | Lê Lợi cùng các tướng sĩ, hào kiệt | Lê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn và Vương Thông - chủ tướng quân Minh |
Mục đích | Thề gắn bó, sống chết có nhau | Thề rằng sau hội nghị, quân Minh lập tức rút quân về nước, còn quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh |
Ý nghĩa | Thể hiện ý chí, quyết tâm, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa | Cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn |
Lê Lợi tổ chức hội thề Đông Quan ngày 10/12/1427 với tướng giặc Vương Thông để tạo điều kiện an toàn cho quân Minh rút về nước. Thể hiện lòng nhân đạo sáng ngời của Lê Lợi, Bộ chỉ huy nghĩa quân, của nhân dân ta đối với kẻ thù bại trận. Đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc muôn đời.
* Cuối năm 1427 Lê Lợi lại đồng ý cho quân Minh giảng hòa và mở hội thề ở Đông Quan vì muốn cho quân Minh 1 cơ hội cho hai dân tộc tránh việc phải đổ thêm máu cho chiến tranh đồng thời ca ngợi truyền thống quý báu của dân tộc ta.
*Hội thề Đông Quan là sự kiện có một không hai trong lịch sử, buộc tướng lĩnh của quân đội vốn tự vỗ ngực là “thiên triều” phải cúi đầu nhục nhã làm lễ đầu hàng và thề thốt giã từ dã tâm xâm lược, chịu tuân thủ mọi điều kiện do đoàn quân vốn bị chúng coi là “man di” đặt ra.
Hội thề Đông Quan - dấu ấn vẻ vang của dân tộc Việt đầu thế kỷ XV.Hội thề Đông Quan - một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc ta, thể hiện ý chí, sức mạnh, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam. Ngày 29 tháng 4 năm 1424, Lê Lợi từ đại bản doanh Bồ Đề vào thành Đông Đô chính thức lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia được khôi phục.
Ý nghĩa của hội thề Đông Quan:
Ngày 16 tháng 12 năm 1427, tại phía nam thành Đông Quan, bên bờ sông Nhị, một hội thề lịch sử đã diễn ra, gọi là hội thề Đông Quan, đây là một hình thức định ước đình chỉ chiến sự giữa nghĩa quân Lam Sơn và quân đô hộ nhà Minh. Lễ thề do chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn tổ chức, theo đó buộc quân Minh tuyên thệ rút hết về nước sau thất bại nặng ở trận Tốt Động-Chúc Động (ngày 5-7 tháng 11, 1426) và Chi Lăng - Xương Giang (11-1427).
Tại buổi lễ, trước đoàn nghĩa quân do Lê Lợi dẫn đầu, Vương Thông tổng tư lệnh quân Minh đã đọc "Bài văn hội thề", cam kết đình chỉ mọi hoạt động chiến sự, rút hết quân trong thời hạn 5 tháng; không cướp bóc sách nhiễu trên đường rút quân. Quân Minh đã kéo đến dinh Bồ Đề lạy tạ lãnh đạo nghĩa quân. Thực hiện cam kết, từ 29 tháng 12 năm 1427, quân Minh bắt đầu rút lui, phía nghĩa quân bảo đảm cấp lương thực, ngựa thuyền, và tạo điều kiện cho quân Minh ra khỏi biên giới một cách an toàn. Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được trở về quê hương an toàn. Hội thề Đông Quan 1427 thể hiện cách kết thúc chiến tranh sáng tạo, mềm dẻo, nhân đạo của nghĩa quân Lam Sơn