K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vũ trụ bao gồm tất cả các vật chất, năng lượng và không gian hiện có, được coi là một khối bao quát. Vũ trụ hiện tại chưa xác định được kích thước chính xác, nó đã được mở rộng kể từ khi khởi đầu ở vụ nổ Big Bang khoảng 13 tỷ năm trước.[8][9][10][11][12][13] Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, vật chất và năng lượng. Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 28,5 tỷ parsec (93 tỷ năm ánh sáng) trong thời điểm hiện tại và ước tính có khoảng 2 nghìn tỉ thiên hà trong vũ trụ quan sát được.[2] Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và cũng có thể là gần như vô hạn.[14] Những quan sát và phát triển của vật lý lý thuyết đã giúp suy luận ra thành phần và sự tiến triển của Vũ trụ.

Xuyên suốt các thư tịch lịch sử, các giả thuyết vũ trụ học và tinh nguyên học, bao gồm các mô hình khoa học, đã từng được đề xuất để giải thích những hiện tượng quan sát của Vũ trụ. Các thuyết địa tâm định lượng đầu tiên đã được phát triển bởi các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và triết học Ấn Độ.[15][16] Trải qua nhiều thế kỷ, các quan sát thiên văn ngày càng chính xác hơn đã đưa tới thuyết nhật tâm của Nicolaus Copernicus và dựa trên kết quả thu được từ Tycho Brahe, cải tiến cho thuyết đó về quỹ đạo elip của hành tinh bởi Johannes Kepler, mà cuối cùng được Isaac Newton giải thích bằng lý thuyết hấp dẫn của ông. Những cải tiến quan sát được xa hơn trong Vũ trụ dẫn tới con người nhận ra rằng Hệ Mặt Trời nằm trong một thiên hà chứa hàng tỷ ngôi sao, gọi là Ngân Hà. Sau đó các nhà thiên văn phát hiện ra rằng thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hàng trăm tỷ thiên hà khác. Ở trên những quy mô lớn nhất, sự phân bố các thiên hà được giả định là đồng nhất và như nhau trong mọi hướng, có nghĩa là Vũ trụ không có biên hay một tâm đặc biệt nào đó. Quan sát về sự phân bố và vạch phổ của các thiên hà đưa đến nhiều lý thuyết vật lý vũ trụ học hiện đại. Khám phá trong đầu thế kỷ XX về sự dịch chuyển đỏ trong quang phổ của các thiên hà gợi ý rằng Vũ trụ đang giãn nở, và khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụ cho thấy Vũ trụ phải có thời điểm khởi đầu.[17] Gần đây, các quan sát vào cuối thập niên 1990 chỉ ra sự giãn nở của Vũ trụ đang gia tốc[18] cho thấy thành phần năng lượng chủ yếu trong Vũ trụ thuộc về một dạng chưa biết tới gọi là năng lượng tối. Đa phần khối lượng trong Vũ trụ này tồn tại dưới một dạng chưa từng biết đến là vật chất tối.

Lý thuyết Vụ Nổ Lớn là mô hình vũ trụ học được chấp thuận rộng rãi, nó miêu tả về sự hình thành và tiến hóa của Vũ trụ. Không gian và thời gian được tạo ra trong Vụ Nổ Lớn, và một lượng cố định năng lượng và vật chất choán đầy trong nó; khi không gian giãn nở, mật độ của vật chất và năng lượng giảm. Sau sự giãn nở ban đầu, nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống đủ lạnh cho phép hình thành lên những hạt hạ nguyên tử đầu tiên và tiếp sau là những nguyên tử đơn giản. Các đám mây khổng lồ chứa những nguyên tố nguyên thủy này theo thời gian dưới ảnh hưởng của lực hấp dẫn kết tụ lại thành các ngôi sao. Nếu giả sử mô hình phổ biến hiện nay là đúng, thì tuổi của Vũ trụ có giá trị tính được từ những dữ liệu quan sát là 13,799 ± 0,021 tỷ năm.[1].

Có nhiều giả thiết đối nghịch nhau về Số phận sau cùng của Vũ trụ. Các nhà vật lý và triết học vẫn không biết chắc về những gì, nếu bất cứ điều gì, có trước Vụ Nổ Lớn. Nhiều người phản bác những ước đoán, nghi ngờ bất kỳ thông tin nào từ trạng thái trước này có thể thu thập được. Có một số giả thuyết về đa vũ trụ, trong đó một vài nhà vũ trụ học đề xuất rằng Vũ trụ có thể là một trong số nhiều vũ trụ cùng tồn tại song song với nhau [19][20].

3 tháng 10 2021

cảm ơn

23 tháng 9 2018

A

Khi lên cao, lớp không khí càng mỏng và loãng nên áp suất giảm, như vậy nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao.

4 tháng 3 2019

Khi lên cao lớp không khí càng mỏng và loãng nên áp suất giảm, như vậy nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao

⇒ Đáp án A

19 tháng 12 2016

Nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp.Vì:
-Trong cơ thể của con người, và cả trong máu của con người đều có không khí.
-Áp suất của không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển.Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.
-Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy và sẽ chết.
- Áo giáp của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.
 

1 tháng 12 2018

Người ta mặc giáp khi đánh nhau thôi chứ mặc giáp ra ngoài vũ trụ để chết ngạt à?

1 tháng 8 2019

Trong cơ thể con người, và cả trong máu của con người luôn có không khí.

Áp suất khí bên trong con người luôn bằng áp suất khí quyển. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.

Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể rất nhỏ, có thể xấp xỉ = 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy và sẽ chết.

Áo giáp của nhà du hành vũ trụ có tác dụng giữ cho áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.

1 tháng 9 2018

Trong cơ thể của con người và cả máu đều có không khí. Áp suất của không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể.

Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy. Áo giáp của nhà du hành có tác dụng giữ áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.

12 tháng 6 2018

Gọi trọng lượng của mỗi người trên Trái Đất là P.

Vì lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng 6 lần nên trọng lượng của người đó và bộ áo trên Mặt Trăng là:

Giải SBT Vật Lí 8 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 8

Khi nhà du hành vũ trụ nhảy trên mặt đất thì công thực hiện là: A = P × h (1)

Khi nhà du hành vũ trụ nhảy trên Mặt Trăng công thực hiện là:

Giải SBT Vật Lí 8 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 8 (2)

Công của cơ bắp sinh ra trong mỗi lần nhảy coi là như nhau nên A = A1

Từ (1) và (2): h1 = 5h = 10,5 m

5 tháng 1 2018

vì khi lặn xuống đáy biển càng sâu thì áp suất của nước tác dụng lên cơ thể người theo mọi hướng nếu không mặc áo giáp bảo vệ cơ thể,cơ thể có thể bị áp chặt đến mức các mạch máu ko thể lưu thông => chết

-khi ra khỏi Trái đất cơ thể của chúng ta ko chịu tác dụng từ áp suất khí quyển =. lơ lửng không O2 => chết

9 tháng 8 2019

Giải

Gọi trọng lượng của người đó ở trên Trái Đất là P.

Trọng lượng của người đó và bộ áo giáp trên Mặt Trăng là \(P1=\frac{P}{6}+\frac{P}{5}=\frac{11}{30}P\)

Khi nhà du hành Vũ trụ nhảy trên mặt đất: A = P.h (1)

Khi nhà du hành Vũ trụ nhảy trên Mặt Trăng: \(A=P1h1=\frac{11}{30}P.h1\) (2)

Từ (1) và (2) ta có: h1=\(\frac{30}{11}h\approx5,7m\)

~~~Hok tốt~~~



21 tháng 12 2018

13.12. sách bài tập vật lí 8

12 tháng 11 2017

Lý do thứ 1. Trong khoảng không vũ trụ không có không khí (cũng có nghĩa là áp suất môi trường xấp xỉ =0)
=> Phải mặc bộ đồ du hành vũ trụ ("giáp") để vừa cung cấp được dưỡng khí cho phi hành gia, đồng thời giảm chênh lệch áp suất trong và ngoài cơ thể, để đảm bảo cho người ấy không chết tan xác.
Lý do thứ 2. Trong vũ trụ không có tầng ôzôn như trên Trái đất, nên các tia phóng xạ cũng như mọi loại bức xạ khác không bị cái gì ngăn trở
=> phải mặc bộ đồ đó để che chắn các loại tia đó (gọi chung là tia vũ trụ), giúp cho phi hành gia không bị nhiễm xạ mà phát bệnh, cũng như không bị nấu chín bởi các loại tia đó.
Lý do thứ 3. Trong vũ trụ có rất nhiều các vật thể nhỏ bay với vận tốc lớn (do không có cái gì cản đáng kể), ví dụ như thiên thạch nhỏ, các mảnh vụn của vệ tinh hay tàu vũ trụ cũ, v v
=> phải mặc bộ đồ bảo hộ đó để giữ cho phi hành gia không bị thủng mất mấy lỗ trước khi về tàu
Lý do thứ 4. Trong vũ trụ nói chung là rất lạnh, trung bình khoảng 2,726 độ K hay là gần -270 độ C
=> phải mặc đồ bảo hộ để các phi hành gia không bị đông cứng lại như cá ướp

12 tháng 11 2017

1. Trong khoảng không vũ trụ không có không khí (cũng có nghĩa là áp suất môi trường xấp xỉ =0)
=> Phải mặc bộ đồ du hành vũ trụ ("giáp") để vừa cung cấp được dưỡng khí cho phi hành gia, đồng thời giảm chênh lệch áp suất trong và ngoài cơ thể, để đảm bảo cho người ấy không chết tan xác.
2. Trong vũ trụ không có tầng ôzôn như trên Trái đất, nên các tia phóng xạ cũng như mọi loại bức xạ khác không bị cái gì ngăn trở
=> phải mặc bộ đồ đó để che chắn các loại tia đó (gọi chung là tia vũ trụ), giúp cho phi hành gia không bị nhiễm xạ mà phát bệnh, cũng như không bị nấu chín bởi các loại tia đó.
3. Trong vũ trụ có rất nhiều các vật thể nhỏ bay với vận tốc lớn (do không có cái gì cản đáng kể), ví dụ như thiên thạch nhỏ, các mảnh vụn của vệ tinh hay tàu vũ trụ cũ, v v
=> phải mặc bộ đồ bảo hộ đó để giữ cho phi hành gia không bị thủng mất mấy lỗ trước khi về tàu
4. Trong vũ trụ nói chung là rất lạnh, trung bình khoảng 2,726 độ K hay là gần -270 độ C
=> phải mặc đồ bảo hộ để các phi hành gia không bị đông cứng lại như cá ướp

8 tháng 5 2020

Khi bay vào không khí của Trái Đất các khối đá nhỏ đã cọ xát với bầu khí quyển và nóng chảy trong khí quyển. Khi đó nó đã chuyển hóa từ động năng thành nhiệt năng.

9 tháng 5 2020

Khi bay vào không khí của Trái Đất các khối đá nhỏ đã cọ xát với bầu khí quyển và nóng chảy trong khí quyển. Khi đó nó đã chuyển hóa từ động năng thành nhiệt năng.