K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2016

Biện pháp:

+Tạo nhiều giống vật nuôi

+Đẩy mạnh sử dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp

+Coi trọng việc sản xuất  nông nghiệp sach

+......

31 tháng 3 2018

Châu Đại Dương là một khu vực địa lý bao gồm Melanesia, Micronesia, Polynesia và Australasia. Châu lục này trải trên Đông Bán cầuvà Tây Bán cầu, có diện tích 8.525.989 km² và dân số khoảng 40 triệu. Châu Đại Dương là lục địa nhỏ nhất về diện tích đất liền và nhỏ thứ nhì về dân số sau châu Nam Cực.

Các đảo nằm tại các điểm cực địa lý của châu Đại Dương là quần đảo Ogasawara, Hawaii, đảo Clipperton, quần đảo Juan Fernández, quần đảo Campbell, quần đảo Cocos (Keeling). Châu Đại Dương đa dạng về trình độ kinh tế, từ phát triển cao độ tại Úc và New Zeland, đến các nền kinh tế kém phát triển hơn nhiều như của Kiribati và Tuvalu. Úc là quốc gia lớn nhất và đông dân nhất tại châu Đại Dương, còn Sydney của nước này là thành phố lớn nhất châu lục.

Những người đầu tiên định cư đến Úc, New Guinea, và các đảo lớn nằm sát phía đông của chúng vào giai đoạn khoảng 50.000 đến 30.000 năm trước. Người châu Âu khám phá châu Đại Dương từ thế kỷ XVI trở đi, và đến thế kỷ XVIII James Cook là người châu Âu đầu tiên đến bờ biển phía đông của lục dịa Úc. Mặt trận Thái Bình Dương có các trận đánh lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ yếu là giữa Hoa Kỳ cùng đồng minh Úc của họ với Nhật Bản

Sau khi người châu Âu khám phá khu vực, họ tiến hành định cư tại đây trong các thế kỷ tiếp theo, dẫn đến thay đổi quan trọng về xã hội và chính trị của châu Đại Dương. Trong lịch sử đương đại, ngày càng có nhiều thảo luận về vấn đề quốc kỳ và một số người mong muốn thể hiện bản sắc riêng biệt và cá tính của họ Nghệ thuật tranh đá của thổ dân Úc là truyền thống nghệ thuật được thực hiện liên tục lâu nhất trên thế giới.Puncak Jaya tại Papua thường được cho là đỉnh cao nhất tại châu Đại Dương. Hầu hết các quốc gia châu Đại Dương có thể chế chính trị đa đảng dân chủ đại diện nghị viện, và du lịch là một nguồn thu nhập lớn đối với các đảo quốc Thái Bình Dương.

29 tháng 1

KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP NAM PHI
Nam Phi là một quốc gia đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, với lịch sử lâu đời và phức tạp. Lãnh thổ Nam Phi ngày nay đã từng là nơi sinh sống của nhiều bộ lạc bản địa, bao gồm người Khoi, người San và người Bantu.

Vào thế kỷ 17, người Hà Lan bắt đầu đến định cư ở Nam Phi, thành lập nên thuộc địa Cape. Người Hà Lan đã mang theo với mình nền văn hóa và ngôn ngữ của họ, và dần dần trở thành tầng lớp thống trị ở Nam Phi.

Vào thế kỷ 19, người Anh bắt đầu xâm chiếm Nam Phi và giành quyền kiểm soát thuộc địa này. Người Anh đã áp đặt chế độ phân biệt chủng tộc đối với người da đen, khiến cho họ bị tước đoạt quyền lợi và bị phân biệt đối xử.

Cuối thế kỷ 20, phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi ngày càng mạnh mẽ. Dưới sự lãnh đạo của Nelson Mandela, phong trào này đã giành được thắng lợi, và chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị lật đổ.

Vào ngày 27 tháng 4 năm 1994, Nelson Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Nam Phi, và mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước này.

29 tháng 1

Cảm nhận và suy nghĩ

Lịch sử Nam Phi là một lịch sử đầy biến động và khó khăn. Tuy nhiên, đất nước này đã vượt qua những khó khăn đó và đạt được những thành tựu đáng kể.

Nhân dân Nam Phi đã phải trải qua nhiều đau thương và mất mát trong quá trình đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. Họ đã phải đối mặt với sự đàn áp, áp bức và bất công. Tuy nhiên, họ vẫn kiên cường đấu tranh cho quyền bình đẳng và tự do.

Sự kiện Nelson Mandela trở thành Tổng thống của Nam Phi là một minh chứng cho sức mạnh của tinh thần đấu tranh và lòng yêu nước. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Nam Phi.

Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị lật đổ, nhưng những hậu quả của nó vẫn còn tồn tại. Nam Phi vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm đói nghèo, thất nghiệp và bất bình đẳng. Tuy nhiên, nhân dân Nam Phi vẫn đang nỗ lực để xây dựng một đất nước hòa bình, thịnh vượng và công bằng cho tất cả mọi người.

- Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtray-li-a:

      + Gió Tín Phong: hướng đông nam

      + Gió mùa: hướng tây bắc, đông bắc

      + Gió Tây ôn đới: hướng Tây

- Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtray-li-a và nguyên nhân:

      + Ven biển phía đông : lượng mưa khá lớn (từ 1001-1500mm), Bri-xben có lượng mưa trung bình năm là 1150mm. Nguyên nhân chủ yếu là do có dòng biển nóng chảy ven bờ, kết hợp với gió tín phong thổi từ biển vào và gặp dãy đông Ô-xtray-li –a chắn gió.

      + Vùng trung tâm lục địa: lượng mưa rất ít (dưới 250mm), A-li-xơ Xprinh có lượng mưa trung bình năm là 274mm. Nguyên nhân chủ yếu là do nằm sâu trong nội địa, lại có đường chí tuyến Nam đi qua nên quanh năm vùng trung tâm lục địa Ô-xtray-li-a nằm dưới áp cao cận chí tuyến, ven biển phía tây còn có dòng biển lạnh chảy qua.

      + Vùng ven biển phía Tây nam: có lượng mưa trung bình (từ 501-1000mm), Pơc có lượng mưa trung bình năm là 883mm. Nguyên nhân chủ yếu là do nằm trong vùng hoạt động của gió Tây Ôn đới

- Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô-xtray-li-a và nguyên nhân:

      + Hoang mac chiếm phần lớn diện tích lục địa Ô-stray-li-a, bao gồm vùng bồn địa trung tâm và phần lớn cao nguyên Tây Ô-xtray-li –a .

 

      + Nguyên nhân: do ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến, kết hợp với dòng biển lạnh chảy ven bờ biển phía tây Ô-xtray-li-a.

10 tháng 11 2016

giúp mk với mk đg cần gấp.khocroi

22 tháng 10 2016

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn địa cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Bạn tham khảo nha!

22 tháng 10 2016

Biến đổi khí hậu là một trong những tin "hot" mà nhiều người quan tâm. Biến đổi khi hậu là gì? Nguyên nhân? Tác hại? Có ai đã biết hết tất cả điều này chưa. Biến đổi khí hậu là sự biến đổi từ khí hậu này sang khí hậu khác một cách đột ngột, gây bất lợi cho mọi sinh vật trên thế giới. Và biến đổi khí hậu một phần là do ý thức của con người kém, chưa bảo vệ môi trường. Hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống cũng như là lao động sản xuất của người dân.

1 tháng 12 2016

Viết thành một đoạn văn nha