K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2019

Hỏi đáp Địa lý

Bạn lưu ý lần sau đặt câu hỏi nên thể hiện thiện ý tí, viết câu hỏi có dấu hộ

18 tháng 4 2018

Đáp án

- Thuận lợi:

    + Mở rộng quan hệ mậu dịch, buôn bán với các nước.  (1 điểm)

    + Mở rộng quan hệ trong giáo dục, văn hóa, y tế và đào tạo nguồn nhân lực.  (1 điểm)

    + Phát triển các hoạt động du lịch, khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước.  (0,5 điểm)

    + Xây dựng phát triển các hành lang kinh tế, thu hút đầu tư, xóa đói giảm nghèo,...  (0,5 điểm)

- Khó khăn:

    + Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia.  (0,5 điểm)

    + Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ,...  (0,5 điểm)

9 tháng 2 2019

những hoạt động kinh tế
+Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính
Nằm ở khí hậu gió mùa

Đặc điểm chung của Việt Nam

- Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.

– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét. – Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.

– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên.

Hiệp hội các nước Đông Nam Á:

-Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967

- Gồm 10 thành viên: Brunei, Campuchia, Inđônễia, Lào, Malayxia, Myanmar, Philipines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam

-Mục đích: xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, phi vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt;tăng cường hợp tác kinh tế,văn hoá,thu hẹp khoảng cách phát triển,nâng cao phúc lợi,đời sống nhân dân, tăng cường dân chủ,pháp quyền,quyền con người nhằm tạo dựng Cộng đồng...

- Nguyên tắc hoạt động:Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…, đồng thời bổ sung một số nguyên tắc mới như: Tăng cường tham vấn về những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nước thành viên khác…

22 tháng 3 2021

Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạng được chia ra thành các loại: Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển; nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên, nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nguồn lợi sinh vật biển.

Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người, gồm hàng loạt nhóm động vật, thực vật và vi sinh vật. Hai nhóm đầu có tới 200.000 loài. Sản lượng sinh học của biển và đại dương như sau: Thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn, các loài động vật tự bơi (mực, cá, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ cấp của biển khoảng 50 - 250g/m2/năm. Sản lượng khai thác thuỷ sản từ biển và đại dương toàn thế giới gia tăng, ví dụ năm 1960: 22 triệu tấn; 1970: 40 triệu tấn; 1980: 65 triệu tấn; 1990: 80 triệu tấn. Theo đánh giá của FAO, lượng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn.

Biển và đại dương là kho chứa hoá chất vô tận. Tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, iốt và 60 nguyên tố hoá học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe, Mn, quặng sa khoáng và các loại muối. Năng lượng sạch từ biển và đại dương hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người.

Biển Ðông của Việt nam có diện tích 3.447.000 km2, với độ sâu trung bình 1.140m, nơi sâu nhất 5.416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía Ðông của biển. Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích. Tài nguyên của Biển Ðông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển). Riêng trữ lượng hải sản ở phần Biển Ðông thuộc Việt Nam cho phép khai thác với mức độ trên 1 triệu tấn/năm. Sản lượng dầu khí khai thác ở vùng biển Việt Nam đạt 10 triệu tấn hiện nay và 20 triệu tấn vào năm 2.000.

22 tháng 3 2021

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam.

a. Diện tích, giới hạn.

 - Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.

 - Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.

- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 

b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.

 - Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

- Chế độ gió: 

+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

- Chế độ nhiệt: 

+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

 - Chế độ mưa:

+ 1100 – 1300mm/ năm.

+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

 - Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o



 

29 tháng 12 2017

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:

  + Về quan hệ mậu dịch:

   • Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.

   • Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước ASEAN là gạo (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

   • Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, ma-lai-xi-a.

   • Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng nhựa, hàng điện tử.

  + Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng có nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vụ này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.

- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ…

31 tháng 3 2017

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
•Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.!
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

31 tháng 3 2017

- Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:
+ về quan hệ mậu dịch:
• Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.
•Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
• Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
• Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông - Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.!
- Khó khăn: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...