K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2019

Thứ bảy tuần trước, Lan bị mất chiếc máy mp3, Lan vội vàng nghi Nam lấy cắp nó. Lan nói rằng Nam ngồi gần và trong giờ ra chơi chỉ có Nam trong lớp nên mới có cơ hội lấy cắp nhưng tôi biết Lan nghi Nam lấy chỉ vì gia đình Nam rất khó khăn, bần cùng. Đến tiết Sinh hoạt lớp, Lan lại còn nói với cô Hoài - GVCN lớp tôi. Các bạn trong lớp đều tin rằng điều Lan nói là có cơ sở. Mọi người bàn tán xôn xao. Nam có giải thích nhưng không ai nghe. Tôi bức xúc, thấy ức, thấy giận thay Nam. Tôi biết Nam không bao giờ làm điều đó. Tôi đứng dậy, nói : "Các bạn không chịu nghe Nam nói, không có bằng chứng thì đừng vội đổ tội cho người khác. Nam là người nhút nhát, khép kín chỉ vì các bạn không chịu mở lòng, luôn coi thường Nam vì gia đình bạn ý nghèo, khó khăn, mẹ là lao công, bố là công nhân sao? Lan nghi Nam lấy cắp mp3 à? Thế bạn không nhớ sáng hôm qua đã cho Huy lớp bên mượn à?" Lan bàng hoàng nhớ lại, vẻ mặt ngượng ngùng, cúi mặt không nói một lời. Tôi nói tiếp "Các bạn có biết Nam vẫn thường xuyên giúp đỡ nhưng em bé đường phố học chữ không? Việc nhà, việc học, lại còn việc dạy chữ nữa, ấy thế mà Nam năm nào cũng là học sinh khá. Đó không phải tấm gương hay sao? Chỉ nhìn bề ngoài, hoàn cảnh mà vội đánh giá người khác thì có quá đáng không? Để nhận xét một người, các bạn không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài. Đó chính là điều tôi và các bạn cần học đấy!" Tôi ngồi xống, im lặng. Buổi sinh hoạt trôi qua nặng nề nhưng tôi biết, cả lớp đều đang suy ngẫm.

2 tháng 1 2022

Tham khảo
 

Như thường lệ, 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức viết báo tường để tri ân thầy cô. Năm nay, sớm hơn mọi năm một tuần, lớp trưởng đã hô hào:

- Lớp mình năm nay viết báo tường theo đề tài “Uống nước nhớ nguồn” nhé, mỗi người viết một bài thơ, bài văn và kèm theo một hình ảnh để minh họa. Sau đó, mọi người nộp cho tớ vào thứ bảy tuần sau trong giờ sinh hoạt lớp.

Cả lớp đồng thanh:

- Đã rõ.

Mọi người bắt đầu nghiên cứu chủ đề của mình. “Chuyến này lại cực rồi đây, với một đứa không có năng khiếu vẽ vời, lại không giỏi văn như mình thì quả là khó khăn, một tuần tới e là phải vật lộn với bài báo tường này”, em thầm nghĩ trong đầu.

- Chà, khó đấy nhỉ. Nhưng mỗi năm có một lần thôi mà, phải cố gắng để không thua kém mới được.

Về nhà, em bắt tay vào việc nghiên cứu, lên ý tưởng cho bài báo tường của mình. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, em cũng hoàn thành với kết quả như ý. Đây là một hoạt động vô cùng ý nghĩa với các bạn học sinh trong quãng thời gian cắp sách đến trường, chúng ta cùng nhau cố gắng một chút để có một ngày ý nghĩa, tri ân thầy cô.

Đối thoại: khi lớp trưởng thông báo đề tài báo tường đến cho mọi người và mọi người đồng ý chấp hành.

Độc thoại: - Chà, khó đấy nhỉ. Nhưng mỗi năm có một lần thôi mà, phải cố gắng để không thua kém mới được.

Độc thoại nội tâm: “Chuyến này lại cực rồi đây, với một đứa không có năng khiếu vẽ vời, lại không giỏi văn như mình thì quả là khó khăn, một tuần tới e là phải vật lộn với bài báo tường này”

11 tháng 8 2016

 Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.

11 tháng 8 2016

đây là đoạn văn nghị luận mà??

 

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12 - 15 dòng) kể về những lời dạy bảo ân cần của người bà, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. Hãy gạch chân dưới những câu văn có yếu tố nghị luận.Gợi ý:1. Hình thức:+ Viết đoạn văn tự sự có độ dài khoảng 12-15 dòng.+ Sử dụng yếu tố nghị luận trong câu chuyện.2. Nội dung:- Mở đoạn:+ Giới thiệu khái quát về bà?+ Tình cảm của mình với bà?- Thân...
Đọc tiếp

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 12 - 15 dòng) kể về những lời dạy bảo ân cần của người bà, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. Hãy gạch chân dưới những câu văn có yếu tố nghị luận.

Gợi ý:

1. Hình thức:

+ Viết đoạn văn tự sự có độ dài khoảng 12-15 dòng.

+ Sử dụng yếu tố nghị luận trong câu chuyện.

2. Nội dung:

- Mở đoạn:

+ Giới thiệu khái quát về bà?

+ Tình cảm của mình với bà?

- Thân đoạn:

- Điều mà bạn ấn tượng ở bà là gì?: Bà là người rất thương con thương cháu, bà

hay dạy con cháu bằng những lời dạy bảo ân cần và sâu sắc.

- Kể lại tình huống, hoàn cảnh, diễn biến câu chuyện gắn với lời dạy bảo của bà?

- Kết thúc câu chuyện như thế nào?

+ Kết đoạn:

- Bài học rút ra qua lời dạy bảo của bà: Những lời dạy của bà cho tới mãi hôm nay

tôi mới có thể thấm thía hết, mới biết nó thật chân tình và chí lý biết bao.

0
18 tháng 12 2018

"Đời người không thể không vấp ngã, con thất bại lần này nhưng lần sau có thể con sẽ thành công. Sự cách biệt giữa thất bại và thành công chỉ cách nhau bởi một con sông, giữa con sông có bắc một cây cầu,cây cầu đo mang tên là "sự cố gắng",ai luôn luôn mang cây cầu ấy bên người dù có thất bại thì sau đó họ nhất định sẽ thành công". Những lời dạy bảo này cứ quanh quẩn,khắc sâu vào tâm trí tôi. Hồi tôi còn bé, lúc cái năm tôi học lớp năm, khi cô giáo phát bài kiểm tra môn toán, thật tệ hại! bài kiểm tra của tôi chỉ đạt điểm 5, tôi buồn lắm và từ ngay giờ phút ấy cho đến hết buổi học tôi như một người mất hồn, cứ thơ thẩn mãi. Về đến nhà, người đầu tiên tôi nhìn thấy là người bà kính yêu của tôi. Tôi đã kể lại cho bà nghe về chuyện bài kiểm tra bị điểm 5, bà thấy tôi buồn rồi bà nhẹ nhàng xoa đầu tôi bảo: "con hãy đứng lên ngay chỗ mà con vấp ngã và hãy vững vàng bước tiếp vì tương lai tươi sáng đang dang tay rộng mở chờ con đấy", và rồi bà nói cái câu mà tôi phải khắc sâu trong lòng ấy. Sau khi nghe bà dịu dàng dạy bảo tôi bắt đầu phấn chấn trở lại. Những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc ấy tôi chẳng thể nào quên được và đến bây giờ khi bà đã mất, tôi vẫn nhớ và tự nhủ mình phải cố gắng.

18 tháng 12 2018

1. Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bậy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sựu hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những ta ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn học sinh có nhiều thay đổi không còn giản dị lành mạnh như trước nữa. Thay vì những bộ đồng phục truyền thống như tà áo dài, quần vài, áo sơ mi,... thì giờ đây các bạn đã lựa chọn cho mình những bộ trang phục lòe loẹt in hình thần tượng,những dòng chữ loằng ngoằng hay những hình ảnh phản cảm trên áo. Những trang phục được các bạn lựa chọn, ưa thích là những trang phục mà các bạn cho rằng đó là đẹp, là thời thượng, là hợp thời, và thể hiện được cái "chất" của các bạn. Những chiếc áo xẻ, bó sát hay những chiếc quần bò xé gấu, thủng gối được các bạn mặc đến trường gây phản cảm nơi học đường. Nhiều bạn còn nhuộm tóc lòe loẹt xanh đen, tím, vàng, tô son trang điểm lòe loẹt làm mất đi sự trong sáng hồn nhiên và sự giản dị đối với lứa tuổi học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn nói đấy là phong cách, là cá tính của các bạn, thể hiện được sự năng động trẻ trung nhưng thực sự khi mặc những trang phục phản cảm, không phù hợp với lứa tuổi của mình, làm ảnh hưởng đến những  người xung quanh, ảnh hưởng đến sựu giáo dục của nhà trường và cái nhìn của xã hội.

Cách đây 2 năm, tôi có gặp một em học sinh, em đang học lớp 8 của một trường THCS tại thành phố. Hôm đó em đến lớp với một bộ trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi của mình: một chiếc quần sooc bò ngắn đến mức không thể ngắn hơn được nữa và một chiếc áo hai dây bó sát. Phía bên ngoài em khoác thêm một chiếc áo voan mỏng tanh, gần như không có tác dụng che chắn gì. Tôi ngạc nhiên hỏi thì em nói vì trời nóng quá với lại đây đang là mốt của năm nay. Em không thể để mình lạc hậu được. Các bạn có thể mặc gì tùy thích thế nhưng trang phục đẹp nhất là khi nó phù hợp với hoàn cảnh, nơi các bạn xuất hiện chứ không phải là thích gì mặc nấy, bất chấp nơi bạn đến là trường học hay những chốn linh thiêng. Hãy luôn nhớ là, cách ăn mặc chính là một loại ngôn ngữ nói lên con người bạn!

17 tháng 11 2018

Ôn tập ngữ văn 9

18 tháng 11 2018

Bạn có một kỷ niệm nào thời đi học thật đáng nhớ và ghi dấu sâu đậm trong trí nhớ của mình không? Đối với tôi, kỷ niệm đáng nhớ ấy không phải là một lần đạt thành tích cao được khen thưởng mà lại là một lần tôi phạm phải lỗi lầm. Đó là vào một kì thi văn hồi tôi học lớp 7. Vì chủ quan cho rằng đề thi sẽ không ra lại vào bài đã thi năm trước, tôi đã bỏ qua và không ôn bài đó. Thật không may, trong đề thi năm ấy vẫn tiếp tục có câu hỏi về văn bản này. Tất nhiên, do không ôn tập kĩ càng nên điểm thi của tôi tệ vô cùng. Khi cô giáo trả bài thi, tôi vô cùng buồn và thất vọng về điểm số của mình. Vậy là chỉ vì sự chủ quan và lười biếng của mình, năm học này tôi đã để tuột mất danh hiệu học sinh giỏi mà mình đã cố găng duy trì suốt nhiều năm. Khi về nhà, tôi chán nản, buồn bã nhốt mình trong phòng và òa khóc. Khi đã thấm mệt, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Lúc tỉnh dậy, tôi thấy mẹ ngồi cạnh giường và vuốt ve mái tóc tôi đầy âu yếm. Mẹ không trách mắng tôi một câu vì điểm thi đáng thất vọng ấy. Trái lại, mẹ ân cần nói với tôi rằng: “Trong cuộc sống, con sẽ gặp phải vô vàn những điều khó khăn và đáng thất vọng. Đây là điều con phải học cách chấp nhận và cố gắng đối mặt, vượt qua nó chứ không phải chán nản, buông xuôi như vậy. Thất bại là mẹ của thành công. Hãy coi đây là một bài học kinh nghiệm để sau này làm tốt hơn con nhé!” Những lời mẹ dạy giúp tôi hiểu ra nhiều điều và trở thành bài học cuộc sống mà tôi ghi nhớ mãi về sau.