Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ , tùy theo sức của mình . Đây là câu nói rất hay của Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp học sinh chúng em . Câu nói ấy của Bác có ý nhắc bảo chúng em : chúng em vẫn còn nhỏ hãy làm những việc vừa sức mình phụ giúp gia đình và cố gắng học tập thật tốt để trở thành một con người có ý nghĩa cho gia đình và xã hội . Là một thành viên trong trường , em càng phấn đấu hơn để các bạn noi theo . Em luôn học tập chăm chỉ , chấp hành tốt quy định mà nhà trường đề ra . Hằng ngày , em làm bài tập đầy dủ và đi học đúng giờ . Trong lớp , em thường giơ tay phát biểu ý kiến , xây dựng bài . Em sẽ học tập thật tốt để trở thành một người có nhiều đóng góp cho gia đình và xã hội .
-------------------------------tự tìm nha-
Chuyển từ Tiểu học sang Trung học cơ sở quả là một thử thách lớn đối với nhiều học sinh lớp 6 trong đó có cả tôi: thầy cô mới, bạn mới, chương trình học mới, phương pháp học mới,… Tôi đã gặp biết bao khó khăn và rắc rối. Nhưng tôi may mắn vì có những người bạn tốt, các bạn đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình để tôi thích nghi với môi trường mới. Quỳnh Anh là một người bạn tốt như thế của tôi. Quỳnh Anh có thân hình cân đối, có vầng trán cao và rộng. Quỳnh Anh học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Toán và môn Ngữ Văn. Các thầy cô đều rất quý Quỳnh Anh. Dù học giỏi nhất lớp nhưng Quỳnh Anh không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo mà bạn luôn chan hoà, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Vì thế, trong lớp ai cũng quý mến bạn. Trái ngược hẳn với Quỳnh Anh, tôi là một học sinh học yếu lại rất hậu đậu. Hôm nào đi học, tôi cũng quên không sách thì vở, bài tập chẳng bao giờ làm được đầy đủ. Cả lớp thường gọi tôi là Nô-bi-ta một cách đầy chế giễu. Các bạn trong lớp chẳng ai thích chơi với tôi cả. Chỉ có Quỳnh Anh là thường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài. Nhưng vì mặc cảm, tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Quỳnh Anh. Chỉ từ khi cô phân công Quỳnh Anh kèm cặp tôi trong học tập thì tôi có trốn cũng không được. Sáng nào đến lớp, bạn ấy cũng kiểm tra bài học và bài làm của tôi. Nếu tôi không làm hoặc không học bài đầy đủ thì bạn ấy sẽ báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Và đương nhiên, cô sẽ gọi điện về báo cho bố mẹ và tôi sẽ bị ăn đòn. Những buổi chiều không phải đi học, Quỳnh Anh lại dến nhà tôi để giảng bài cho tôi. Những phần tôi không hiểu, bạn đều kiên nhẫn giảng đi giảng lại cho đến khi tôi hiểu mới thôi. Dù phải giảng nhiều lần nhưng không bao giờ Quỳnh Anh cáu gắt, quát mắng tôi. Nhờ sự giúp đỡ của bạn ấy, điểm số của tôi dần dần nhích lên. Tôi không còn sợ mỗi khi bị thầy cô giáo gọi đến tên. Các bạn ở trong lớp cũng không còn xì xào, chế giễu mỗi khi tôi lên bảng. Thỉnh thoảng, tôi còn được thầy cô khen trong học tập. Từ việc khó chịu với sự quản lí của Quỳnh Anh, tôi càng ngày càng hiểu và cảm mến bạn. Khi việc học tập của tôi có tiến bộ, thầy giáo lại tiếp tục phân công bạn ấy giúp đỡ một số bạn khác trong lớp. Với ai, Quỳnh Anh cũng nhiệt tình hết sức và nhờ đó, sức học của các bạn tiến bộ trông thấy. Cả lớp tôi ai cũng phục bạn, mọi người hăng hái học tập, thi đua lẫn nhau. Phong trào học tập của lớp sôi nổi hẳn lên. Quỳnh thực sự là một tấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Lan đã giúp đỡ tôi.
Cứ mỗi mùa hè đến, Chúng tôi - những người giáo viên trẻ lại xung phong lên trên vùng núi Hà Giang để dậy học, thay cho các giao viên trên này để về quê thăm gia đình. Bản Tờ O nằm trên một cao nguyên đá dốc dếch, cả bản chỉ có mấy chục hộ. Ngôi trường nằm ở ngay đầu con đường vào bản. Nhìn tưởng như một ngôi nhà cấp 4, có tuổi đời khoảng 50 năm ở dưới xuôi vậy. Bên trong, trang thiết bị còn thô sơ hơn cả vẻ ngoài của nó. Bàn ghế không còn cái nào lành lặn, bảng thì đã tróc hết từng lớp sơn, phải dùng những lõi thỏi pin quét lên, viết không ăn phấn. Mái nhà thì chả khác nào bầu trời, thủng lỗ chỗ. Điều kiện khó khăn là thế, mà những người giáo viên ở trên đây vẫn cố gắng dậy học, họ vẫn đi vận động từng nhà một cho con em đi học, không lúc nào họ ca thán nửa lời.Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu vì một vùng cao có chư. Nghĩ đến đây tôi lại thấy thật đáng khâm phục họ. Là người giáo viên, tôi hứa mình phải thật cố gắng hơn nữa, để có thể san sẻ bớt phần nào những khó khăn của người giáo viên vùng cao.
Bài làm
“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.
Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.
Đây thực sự là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục con người ta, cần phải có cái nhìn tổng thể trước khi đánh giá một việc gì đó.
5 ông đi coi bói voi nhưng không thành còn đạp phải sit voi xem trong sit voi có gì thì một con voi con xuất hiện trong đống phân sau đó vào 5 ông chạy tới húp hết đống phân voi ông con nói nó còn nóng ăn mới ngon
Các bạn yêu mùa thu đẹp như một cô gái; các bạn thích mùa xuân như một cô bạn vui tính, có nụ cười tươi; các bạn yêu mùa hè nóng nực, mạnh mẽ như một chàng trai trẻ; còn tôi, tôi yêu ông già mùa đông. Vì sao thế nhỉ?
Tôi yêu mùa đông vì nhiều lẽ. Điều đầu tiên: nhờ mùa đông, tôi sung sướng được sống nhiều hơn trong tình mẹ. Mỗi buổi sáng mùa đông, mở mắt, tôi đã thấy mẹ chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho tôi rồi. Đặc biệt mẹ thường khoác và cài áo rét cho tôi. Mỗi lần như vậy, mẹ lại âu yếm, ôm đôi vai của tôi và nói: “Con trai của mẹ đã lớn, áo ngắn rồi này”. Khi trời trở lạnh, mẹ hay cho tôi ăn cháo gà vào buổi tối và cảm giác được mẹ đắp chăn bông theo tôi suốt cuộc đời.
Tôi yêu mùa đông, vì cái giá rét làm cho chúng tôi muốn lao động – cuốc vườn không biết mệt. Mùa đông và những bữa cơm ngon ấm cúng tình gia đình mà đi vòng quanh thế giới không tìm ra ngọn lửa nào ấm lòng hơn.
Mùa đông đối với người Hà Nội món phở “lên ngôi”, khách ăn đông nghịt. Mùa đông, buổi tối xem phim về, rẽ vào hàng ăn bát bánh trôi tàu nóng hoặc những chén lục tào xá xinh xinh… Đêm về, cảm giác ngon còn theo vào giấc ngủ.
Học trò chúng tôi yêu mùa đông còn vì món ngô nướng và ốc luộc – vừa túi tiền. Cảm giác cay của ớt và thơm của gừng cùng với ấn tượng vô cùng khi húp xoạt một chút nước chấm.
Cuối cùng, mùa đông giúp chúng tôi được gặp ông già Nô-en với cảm giác hồi hộp, sáng hôm sau trở dậy thấy gói quà ở đầu giường và từ từ bóc ra…
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nơi chôn rau cắt rốn của Gióng là một nơi nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.
Bầu trời đầy sao, trong veo không gợn chút mây. Ở xa xa, dãy núi nhấp nhô như một dải băng tiếp giáp với đường chân trời (Câu so sánh). Gió từ cánh đồng cùng thổi vào làng mát rượi. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Cảnh vật như được rót vào, chan chứa ánh trăng, lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên diệu kỳ. Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao. Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng bạn bè nhảy múa thật vui. Đêm trăng hôm nay thật đẹp!
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Lê Quý Đôn. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
Cụm dt : những cây bàng xanh tươi
Chỉ từ : này
Từ láy : rỗng rãi
Từ đơn : báo
THAM KHẢO NHA
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở ...................... . Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
Cụm dt : những cây bàng xanh tươi
Từ láy : rỗng rãi