Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua đoạn thơ trên, ta thấy được tình yêu mẹ dành cho con cũng như con dành cho mẹ là vô cùng sâu sắc. Mẹ vất vả, tần tảo làm việc, không quản ngại trời mưa gió để nuôi con ăn học. Còn người con với tình yêu thương mẹ và ước mơ ngây ngô muốn hoàn đám mây để che mát cho mát cho mẹ. Em hiểu được nỗi vất vả mà mẹ phải chịu đựng, muốn làm việc gì đấy để đỡ đần công việc cho mẹ, thể hiện được sự hiếu thảo của một người con. Bản thân em sẽ cố gắng học thật tốt, nghe lời người lớn để ba mẹ vui lòng.
1.thương người như thể thương thân.
2.lá lành đùm lá rách
3.môi hở răng lạnh
4.Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
5. Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”
Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
cop mạng này, Đỗ Trung Quân là ai :v?, bạn tên Vy mà :v
Nhân dân ta có truyền thống yêu thương, lá lành đùm lá rách.
Những người nông dân cả đời vất cả một nắng hai sương trên cánh đồng
Bà siêng năng, thức khuya dậy sớm để làm việc.
tham khảo
Câu ca dao cũng là lời gửi gắm, nhắc nhở đến những người con, cần sống hiếu thuận, yêu thương cha mẹ để bù đắp cho những hi sinh lớn lao mà bố mẹ đã dành cho chúng ta. Giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ huyết thống gần gũi, vì vậy mà tình cảm ấy cũng thật thiêng liêng, cao quý.
Dân tộc ta có một kho tàng ca dao, dân ca vô cùng đồ sộ, uyên bác. Trong đó chứa đựng rất nhiều đạo lý được ông cha ta dùng để nhắn nhủ con cháu đời sau. Trong đó, có rất nhiều câu ca dao nói về tình anh em trong gia đình, tiêu biểu là câu ca dao:
"Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"
Câu ca dao được dùng để nhắn nhủ với con cháu đời sau về cách ứng xử giữa những người anh em cùng gia đình. Nhưng không hề khô khan, mà còn rất nhịp nhàng. Trong câu đầu, đã xuất hiện biện pháp tu từ so sánh. Người anh và người em ruột thịt được ví như tay và chân. Đây là cách so sánh rất gần gũi và tự nhiên. Chân và tay là hai bộ phận rất quan trọng của con người. Chúng phối hợp nhuần nhuyễn với nhau giúp con người sinh hoạt và lao động. Nếu thiếu một trong hai, hoặc không phối hợp với nhau thì con người sẽ gặp khó khăn khi làm việc. Anh em cũng vậy. Trong cuộc sống, những người anh em có cùng chung máu thịt, luôn có nhau, giúp đỡ, phối hợp với nhau trong cuộc sống.
Từ đó, ông cha nhắn nhủ đến chúng ta rằng: anh em với nhau thì phải luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc nhau. Không phân biệt sang hèn. Bởi đó là thứ tình cảm gia đình, máu thịt vô cùng thiêng liêng. Là anh em thì không được căm ghét, xem thường hay xa lánh nhau. Dù anh em của mình có nghèo khó, ốm đau cũng không được khinh khi, bỏ mặc.
Lời dạy thấm thía ấy của cha ông ta vẫn luôn được nhân dân ta vận dụng nhuần nhuyễn. Bao đời nay, nhân dân ta vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, với tinh thần tương thân tương ái. Tuy nhiên, vẫn có một số ít cá nhân chưa thấm nhuần được đạo lí này. CÒn có hành động chưa đúng mực, cần phải thay đổi ngay.
Trong mỗi gia đình, tình anh em luôn là tình cảm đáng quý và cần được trân trọng. Giống như ông cha ta đã dạy: "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần".
Ông cha ta thường nhắn nhủ những người anh chị em sống cùng trong gia đình rằng: “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”.
Mở đầu câu ca dao là một hình ảnh so sánh rất gần gũi và dễ liên tưởng. Tay và chân luôn hỗ trợ, cùng nhau hoàn thành các công việc. Như anh và em, luôn yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.Dù đầy đủ hay khốn khó, dù tài giỏi hay kém cỏi, thì những người anh em vẫn phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Bởi đó là thứ tình cảm thiêng liêng, không gì xóa đi được.
Trong mỗi gia đình, tình anh em luôn là tình cảm đáng quý và cần được trân trọng.Ngày nay, bài học đó vẫn còn giữ nguyên giá trị khi mà trong cuộc sống diễn ra những cảnh tượng ngang trái giữa anh em trong một gia đình.