Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.
Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.
tham khảo
Hôm đó, một ngày chủ nhật, ánh nắng mặt trời trải khắp không gian chiếu lên những giọt sương còn đọng trên lá cỏ làm nó lung linh như những viên pha lê. Một ngày được nghỉ ngơi thư giản sau một tuần học tập và làm việc vất vả của mọi người. “Một ngày rảnh rỗi mà không đi chơi thì thật là lãng phí thời gian” chỉ nghĩ thôi tôi thấy lâng lâng trong người. Tôi vừa đi ra phòng khách vừa hát “Một ngày mới nắng lên, ta đưa tay chào đón…là…la…lá…lá…la..” thì thấy ba mẹ lăng xăng làm chuyện gì đó, tôi tò mò hỏi “Ba mẹ đang làm gì vậy ạ?” “À! Ba mẹ chuẩn bị đi thăm bạn cũ, đã lâu rồi không còn gặp con à” ba tôi đáp. Mẹ nói với thêm vào “Hôm nay con trông nhà và giúp ba mẹ làm việc nhà nhé! Chiều ba mẹ về có quà cho con”. Nghe mẹ nói xong tôi cảm thấy cụt hứng, những dự định được đi chơi tan biến, chưa làm việc gì mà cảm thấy mệt mỏi. Trước giờ tôi có động tay, động chân vào mấy việc này đâu, có thời gian rảnh là đi chơi với đám bạn nên mệt mỏi là phải rồi.
Ba mẹ tôi vừa ra khỏi nhà thì lũ bạn tôi chạy ùa vào “Linh ơi! Đi thôi!”, một đứa trong bọn la lên, tôi ngạc nhiên hỏi “Đi đâu?” “Mày không nhớ hôm nay là ngày gì à?” Ngân hỏi lại, nó nhìn cái mặt ngơ ngác của tôi và nói tiếp “Hôm nay là ngày sinh nhật Minh Thư lớp mình đấy” Tôi chợt nhớ ra và nói “Chút xíu nữa là quên mất, cảm ơn các bạn nha”. Tôi mời các bạn vào nhà và nói “Chờ tao một chút, đi thay quần áo”. Bước vào trong nhìn thấy nhà còn bề bộn, dơ bẩn tôi chợt nhớ lời mẹ dặn lúc nãy tôi nghĩ bụng “Chết rồi nhà cửa như thế này làm sao mà đi được, với lại buổi tiệc cũng sắp bắt đầu rồi”. Tôi đắn đo cân nhắc có nên đi hay không, nếu đi thì tất cả việc nhà mẹ giao mình không làm chắc mẹ buồn lắm và mẹ phải bắt tay vào dọn dẹp thì càng vất vả. Còn nếu tôi không đi sinh nhật thì Minh Thư sẽ giận và không chơi với tôi nữa, sinh nhật nó bốn năm mới tổ chức một lần vì nó sinh vào ngày 29/2. Tôi phải làm sao đây…? Một đứa ham chơi như tôi đây mà bỏ lỡ một cuộc vui như vầy thì thật là đáng tiếc. Suy nghĩ một hồi lâu, tôi quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Chạy ra cửa nói với đám bạn là tôi không đi được và gởi lời xin lỗi đến Minh Thư. Có thể nó giận và không chơi với tôi thì cũng một thời gian ngắn thôi, thế nào rồi cũng quay lại, tính Thư trước giờ là như vậy.
Cuộc đời mỗi con người ai cũng từng có lúc mắc sai lầm đúng không , tôi cũng vậy . Tôi ngã , vì không học bài ? Không ! Tôi ngã vì đã khinh thường đối thủ của mình...
Đó là năm tôi học lớp bảy , tôi được chọn đi thi học sinh giỏi Văn trong đó có nhỏ A mà tôi ghét . Tôi không ưa cậu ấy lắm . Tôi cho rằng cậu ấy học kém hơn tôi nên tôi đã ung dung ngồi làm bài cho có , câu nào thích thì làm không thích thì để đó lúc gần hết giờ mới làm . Còn đối thủ của tôi thì lại không như vậy , cậu ấy cẩn thận từng tí một , không hề để ý đến tôi đang ngồi cười khinh cậu ấy . Lúc đó tôi cho rằng : " Mình là đứa giỏi Văn nhất lớp , mình hơn nó nhiều , mình giỏi hơn nó về mọi mặt , mình không bao giờ xếp hạng thấp hơn nó nên chả cần phải lo , mình có khi còn hơn nó mấy bậc ấy chưa " . Nhưng đến ngày có kết quả , tôi sững người . Tôi xếp thứ ba còn cậu ấy đứng đầu đội thi học sinh giỏi . Tôi lúc đó không can tâm , tôi không thể đứng sau cậu ấy được . Đáng lẽ tôi cần phải cố gắng hơn nhưng ngày hôm đó cứ như một gáo nước lạnh đổ lên đầu tôi . Tôi bắt đầu thờ ơ với môn Văn vì tôi cho rằng tôi giỏi thế được rồi , tôi sẽ không cần quan tâm đến môn Văn nữa . Và chuyện gì đến cũng sẽ đến , tôi từ đứa giỏi Văn nhất lớp bắt đầu thụt lùi , trở thành đứa học Văn điểm dưới trung bình . Tôi đã khóc , tôi đã khóc rất nhiều , nước mắt ngập hai hàng mi tôi , những giọt lệ tuôn không ngừng . Thử nghĩ xem , một đứa từ điểm Văn luôn luôn trên 8,5 bây giờ chỉ còn có được dưới 6,5 có phải là một cú sốc rất lớn đối với tôi . Tôi chán nản , tôi đã xem rất nhiều video mang tính tiêu cực như " áp lực học hành ..." và rồi chả quan tâm đến việc học nữa . Đối thủ của tôi càng ngày càng tiến lên phía trước , còn tôi ? tôi vẫn ở mức đó , thậm chí là đã thụt lại phía sau . Tôi cứ nghĩ mình sẽ thế này mãi mãi . Nhưng , không ! Đối thủ của tôi không những giúp tôi thoát khỏi sự đau khổ đó , cậu ấy còn chả để tâm đến việc cũ mà còn giúp tôi vươn lên vị trí cũ...
Bây giờ chúng tôi là bạn thân , chúng tôi đã hứa với nhau là tôi sẽ không như lúc trước nữa , sẽ luôn cố gắng hết mình , vì bản thân , vì tương lai và cả vì ba mẹ nữa....
Mik đã in đậm mấy câu miêu tả , biểu cảm nên cậu tự phân loại nhé , chúc cậu học tốt môn Văn , tick đúng cho mik nhé!
- “Khốn nạn… ông giáo ơi! … (yếu tố biểu cảm). Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết (yếu tố kể)… Này ! Ông giáo ạ ! (yếu tố biểu cảm). Cái giống nó cũng khôn ! (yếu tố biểu cảm). Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó “kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à ? (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm)’’. (Nam Cao, Lão Hạc)
+ Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài thở khói…
+ Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc cỏn con ấy.
Các đoạn văn trên có yếu tố miêu tả làm hiện ra trước mắt người đọc cảnh vật, sự việc và có tác động đến những câu văn biểu cảm, làm cho đoạn văn bật ra được ý nghĩa sâu sắc đầy hình tượng.
Một con người sinh ra mang trên mình số phận, địa vị khác nhau nhưng về tính cách lẫn tâm hôn lại là một. Khi bạn biết nhận ra và sửa lỗi cũng chính là lúc bản thân bạn được cảm thấy một phần nào đó nhẹ nhõm, không có sự áp lực cao. Đúng một giá trị lớn lao của con người là khả năng nhận biết ra những lỗi lầm của mình. Nhưng tuy nhiên không hẳn người nào cũng như vậy, giá trị nhân phẩm của mỗi con người đều được đánh giá qua cử chỉ hành động của họ chứ không đơn thuần là sắc nét, hình thể. Họ được sinh ra để làm gì, để công hiến và sửa đổi bản thân. Những người được sinh ra đều được được ông trời cho kiếp người. Vì thế phải làm sao để con người đó trở nên tốt đẹp với bản thân và mọi người xung quanh. Khi bạn biết nhận lỗi cũng là lúc bạn được nhiều người yêu quý, tôn trọng bạn hơn phần nào. Đó là một trong những thứ mà con người chúng ta chưa bộc lộ ra ngoài và có những người còn không có phẩm chất đó.
Chúc bn hx tốt!
Truyện ngắn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp đã đưa chúng ta về với làng nhỏ Ku-ku-rêu của nước cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên-Xô (cũ). Câu chuyện về người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen - người thầy đầu tiên đã trồng hai cây phong nhỏ cùng cô bé An-tư-nai thuở trước. Để bốn chục năm sau, cô bé đã là một viện sĩ danh tiếng, còn Hai cây phong đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức làng quê của biết bao thế hệ dân làng Ku-ku-rêu.
Kỷ niệm gắn bó với hai cây phong được kể lại theo hai mạch dẫn lồng vào nhau: mạch dẫn chuyện trực tiếp của nhân vật "tôi" - một hoạ sĩ đã lớn lên từ chính mảnh đất này và mạch kỷ niệm của cả một thế hệ "chúng tôi". Ký ức thật đậm nét của tuổi thơ đã khiến cho người hoạ sĩ - nhân vật "tôi" đã tái hiện lại thật đẹp và xúc động hình ảnh hai cây phong - biểu tượng của quê hương, một mảnh hồn làng sống động.
Bắt đầu của những ký ức về làng quê là lời dẫn chuyện đưa người đọc trở về một nơi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng, có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Ku-ku-rêu đã hiện ra với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà của tự nhiên nhưng đã từ rất lâu, những đứa trẻ đã biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Để cũng rất tự nhiên, hình ảnh hai cây phong đã trở thành của riêng làng Ku-ku-rêu: "chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi", trở thành mốc định hướng cho mọi người tìm đến.
Riêng đối với "tôi", "mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy". Anh đã dành tình cảm đặc biệt với hai cây phong như với những người bạn, nhìn bằng cặp mắt chan chứa tình cảm yêu thương, nên dù khó nhìn đến mấy, anh bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ . Hai cây phong đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn của người hoạ sĩ.
Bằng tình yêu ấy, anh đã tạo nên một bức tranh thật sinh động, đẹp đẽ. Một bức tranh ngân nga cả những giai điệu "tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất". Đoạn văn miêu tả hình ảnh hai cây phong đẹp như một bài thơ về một loài cây "có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Có lẽ chính tình yêu quê hương của người hoạ sĩ đã đem đến cảm giác choáng ngợp say sưa ấy: "Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào". Ngay cả khi thời tiết thay đổi khắc nghiệt, hai cây phong ấy vẫn như một con người bền bỉ kiên cường đối chọi với sức mạnh tàn phá của bão dông, "nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực". Cảm nhận của tuổi thơ đã được người họa sĩ ấy trân trọng gìn giữ, ngay cả khi khám phá ra điều bí ẩn về hai cây phong bằng những giải thích chính xác khoa học thì : "việc khám phá ra chân lí giản đơn ấy vẫn không làm tôi vỡ mộng xưa, không làm tôi bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ mà tôi còn giữ đến tận ngày nay". Bởi lẽ cây phong ấy đã gắn với cả một thời tươi đẹp: "Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh...". Hình ảnh thời ấu thơ đã tạo thành không gian cổ tích rất riêng, phải chăng chính từ tình yêu và sự gắn bó với hai cây phong, đã làm cậu bé năm xưa lớn lên trở thành họa sĩ với mong muốn vẽ lại linh hồn nồng thắm của làng quê?
Hai cây phong ấy còn là kỷ niệm chung của chúng tôi - bọn con trai tinh nghịch ở làng Ku-ku-rêu, những người bạn cùng trang lứa của người họa sĩ. Đó là tất cả những ngày tháng được vui chơi, chạy nhảy giữa núi đồi rộng lớn , trong bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền của hai cây phong. Đẹp làm sao khoảnh khắc những cậu bé ấy được nâng lên cao từ những cành cao ngất, cao đến ngang tầm chim bay, một thế giới khác đã được mở ra, vượt ra khỏi giới hạn của làng quê Ku-ku-rêu nhỏ bé, "như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng". Hai cây phong trở thành bệ đỡ, nâng cánh ước mơ cho những đứa trẻ, mở tầm nhận thức về một thế giới đầy những điều mới lạ cần khám phá, hướng về "những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia". Cũng như bạn bè của mình, "tôi" - chú bé sau này là họa sĩ cũng trải qua cảm giác "tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia". Hai cây phong đã trở thành người bạn lớn, người bạn tâm tình thân thiết đem lại những niềm vui vỡ oà hạnh phúc cho tuổi thơ.
Khi hưởng thụ niềm vui trong bao tháng ngày hồn nhiên thơ mộng bên hai cây phong ấy, không cậu bé nào đặt câu hỏi về người đã vun mầm, ấp ủ những niềm hi vọng, đem lại hạnh phúc tuổi thơ. Đó cũng là điều bình thường với bất cứ em bé nào. Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân, đoàn viên thanh niên cộng sản Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau cách mạng tháng Mười đã trở thành chứng nhân cho sự lớn khôn của bao thế hệ. Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng, đã trở thành một ông lão đưa thư mẫn cán Đuy-sen, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là "Trường Đuy-sen" như bao dân làng, có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy-sen, người đem đến ánh sáng cách mạng góp phần xoá tan đi bóng tối cho bao cuộc đời? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh lặng thầm của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngại ngần cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương thay da đổi thịt. Tình cảm yêu mến hai cây phong của "tôi", của "chúng tôi", của những người dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính là vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp, người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ, hi vọng cho những trò nhỏ của mình.