Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc, quyết tâm giành độc lập dân tộc và hoài bảo kiến thiết quê hương >>>... khắc phục khó khăn để học tập
2. Chúng ta chỉ có thể dựa vào bản thân mình, ko nên quá tin tưởng ngoại bang. Chủ nghĩa thực dân ko phải riêng 1 nước hay 1 khu vực mà là có sự cấu kết lẫn nhau trên khắp thế giới. Thái độ vị kỷ, hám lợi của 1 số nước đã trở thành 1 trong những nguyên nhân đẩy nhiều nước thuộc địa rơi vào cảnh bế tắc. Sự thất bại của phong trào Đông du đã cho thấy Phan Bội Châu tìm đúng đường nhưng sai hướng, Nhật Bản ko phải là nơi giúp ta tìm ra con đường cứu nước đúng đắn (nhờ rút kinh nghiệm từ phong trào Đông du nên sau này Nguyễn Ái Quốc đã đi sang phương tây)
4. Nhật Bản cũng là 1 nước châu Á nhưng nhờ cuộc Duy Tân Minh Trị mà đã thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược và vươn lên trở thành cường quốc, Phan Bội Châu muốn học hỏi kinh nghiệm từ ng láng giềng này.
Sâu xa hơn, có lẽ PBC còn muốn tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật - ng bạn cùng chung giống nòi Á Đông với Việt Nam trong cuộc chiến chống thực dân phương Tây.
mình rút ra bài học rằng không nên tin đồng bọn của đối thủ ok nha bn.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Quê em có dòng sông Đà chảy qua. Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua vùng Tây Bắc rồi đến vùng trung du chính là nơi em đang sinh sống. Đây là dòng sông hùng vĩ với nhiều thác, ghềnh. Vì thế, những đập thủy điện lớn nhất đều được xây dựng trên con sông này, lợi dụng sức chảy mạnh mẽ của dòng sông để tạo ra điện. Vào mùa mưa, dòng sông mang theo mình lượng phù sa khổng lồ. Nước sông đỏ ngàu, chảy xiết vô cùng dù đã được các đập thủy điện giữ lại rất nhiều. Khác hẳn với mùa đông nước trong vắt, dòng sông hiền hòa, nước chảy êm đềm. Nước chảy xiết như thế cuốn theo cả những cây gỗ to. Các tàu thuyền cũng ít đi lại hơn vì khá nguy hiểm. Đê điều cũng phải được củng cố để phòng chống nước dâng cao gây ngập nhà cửa. Có những ngày mưa, nước sông chảy cuồn cuộn, có cả chỗ nước xoáy rất đáng sợ. Không thể nhìn thấy những bãi cát trắng dài ở trên sông nữa. Sông bây giờ rất sâu và mở rộng ra nhiều. Sóng nước đánh vào bờ y như là sóng biển. Em chỉ dám đứng từ xa để nhìn con sông. Trông nó như một con trăn khổng lồ đang nổi giận, lao đến và đớp lấy con mồi vậy. Là một dòng sông hùng vĩ, vào mùa lũ, sông Đà như chứng tỏ mình có sức mạnh đến nhường nào, có thể cuốn trôi và nuốt chứng mọi thứ. Nếu không được con người chế ngự, chắc hẳn là con sông mùa mưa có thể tàn phá nhiều thứ và gây hậu quả đáng ngờ. Nhưng thật may, con sông mùa lũ vẫn chưa gây ra thiệt hại gì nặng nề cho người dân, mà chỉ là một hiện tượng thiên nhiên hùng vĩ.
Câu 1 : D , Tôn Thất Thuyết
Câu 2 : A , Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta ,mau chóng kết thúc chiến tranh
Câu 3 : - Chống lại "giặc đói":
Để cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước lập "hũ gạo cứu đói", "ngày đồng tâm",... dành gạo cho dân nghèo. .
Khẩu hiệu "Không một tấc đất bỏ hoang !", "Tấc đất, tấc vàng" được treo ở khắp nơi. Những đoạn đê bị vỡ được đắp lại. Dân nghèo được chia ruộng, phấn khởi, hăng hái tham gia sản xuất. Nạn đói từng bước được đẩy lùi.
Đồng bào cả nước đã góp được 60 triệu đồng cho "Quỹ độc lập" và "Quỹ đảm phụ quốc phòng" ; "Tuần lễ vàng" đã thu được gần 4 tạ vàng.
- Chống lại "giặc dốt":
Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi. Trường học được mở thêm, trẻ em nghèo được cắp sách tới lớp.
Câu 4 : Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác khẳng định : “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Lời khẳng định ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của một dân tộc anh hùng, sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta.
Câu 5 : Đại thắng của Quân Đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ còn được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,[8][10] qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn thôi, bài thơ "Nam quốc sơn hà" Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do , đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược, cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập thiêng liêng của dân tộc ta, đã đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Từ ghép: đất nước
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..
Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..
Đất nước ta bốn mùa đều có rất nhiều loại quả, trong đó em rất thích quả dưa hấu. Dưa hấu có rất nhiều loại: quả tròn, quả hình bầu dục, có quả vỏ màu xanh sẫm bóng loáng nhưng cũng có quả sọc trắng sọc xanh nhạt rất đẹp. Cuống nó nhỏ nhưng rất cứng. Bổ quả dưa ra em thấy đẹp, trong ruột là một màu đỏ hồng, có các hạt đen nhánh xen lẫn, cắn miếng dưa là nước chảy vào miệng ngọt lịm thơm mát, miếng dưa như có lớp cát mịn tan ngọt dần đầu lưỡi. Những buổi trưa hè nóng bức, oi ả được ăn miếng dưa hoặc uống sinh tố dưa hấu thì thật là tuyệt vời.
Thần tượng của tớ là Lionel Messi.Anh là 1 cầu thủ bóng đá xuất sắc.Kĩ thuật của anh không cần phải bàn cãi,anh ấy hơi cao một chút,và thi đấu thì anh nở nụ cười.Đó,đó là Messi của Bóng Đá.
I think everyone have a idol and I also have too . My idol name is Camela Cabelo . She is 21 years old. She has a strong singing. I very love her because she is volunteers . She has a lot of famous song such as: Havana,never be the same,... She always my idol . I hope one day I can see her in real life
Nếu mà bạn thấy ko thấy thì cũng ko cần tíck cho minh đâu
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người ngoại trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ong đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ong nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.
“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều đề làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Đầu làng tôi có một cây đa cổ thụ rất to, mấy người ôm không xuể. Bóng cây rộng che khắp một khoảng đất. Những ngày hè oi bức, đi đâu xa về được ngồi nghỉ ở quán nước dưới gốc đa thì bao mệt nhọc tự nhiên tan biến. Bán hàng nước là một cụ già hiền từ, nhân hậu. Ai là khách đã từng ngồi quán cũng phải cảm động vì sự tốt bụng của bà. Bà cụ có lẽ hơn bảy mươi tuổi rồi. Sức nặng của thời gian thể hiện rõ nhất trên cái lưng còng. Những năm tháng vất vả đã đè nặng trên đôi vai run rẩy ấy. Tóc bà đã bạc. Chân tay cũng yếu hơn. Bàn tay bà nhăn nheo xuất hiện những vết đồi mồi. Chân bà cụ bị đau khớp nên ít khi đi lại. Tuy vậy, khuôn, mặt bà vẫn có nét hồng hào nhìn phúc hậu như một bà tiên. Đôi mắt bà vẫn còn tinh tường lắm. Bà cụ rất thích ăn trầu. Mỗi lần nhìn bà bỏm bẻm nhai tôi lại nhớ đến bà ngoại của mình. Bà tôi khi còn sống cũng hay ăn lá trầu không. Bà cụ bán hàng nước hình như không có người thân thích. Bà lão ngồi ở gốc đa này bán hàng từ bao giờ. Chỉ biết từ lúc biết đi, tôi đã thấy bà ở đó rồi. Bao nhiêu năm đã trôi qua, hình ảnh bà cụ gắn liền với gốc đa, với mùa hè. Hàng năm, mỗi khi thấy bà cụ dọn hàng quán là tôi biết, mùa hạ đến rồi.
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí tranh đấu, nghĩa khí và hết lòng tận tụy đóng góp cực kỳ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng dành độc lập của Việt Nam từ tay thực dân Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội (1904) - chủ trương tôn quân và bạo động đánh đổ đô hộ Pháp để khôi phục nền độc lập, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ và khởi xướng phong trào Đông Du (1905) - vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà. Trong 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Thái Thân... để cùng chống Pháp. Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương. Năm 1904, ông cùng 20 người họp mặt tại Quảng Nam để lập Hội Duy Tân. Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để gặp các nhà cách mạng Nhật Bản và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào ông lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của dân Việt. Nghe lời, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước. Tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng thúc đẩy nhiều thanh niên tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp. Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kì Ngoại Hầu Cường Để và 1 số học sinh người Việt sang Nhật. Cũng năm đó ông mời được Phan Chu Trinh đến thăm ông tại Tokyo. Sau 2 tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ. Năm 1907, Phan Bội Châu lập Việt Nam Cống Hiến Hội, 1 phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau. Trong năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được lập để luyện các nhà cách mạng chống thực dân Pháp. Tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi Phan Bội Châu liên quan đến trường này, Pháp đã đóng cửa trường trong gần một năm. Họ cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế năm 1908. Họ còn cho rằng ông có dính líu đến 1 cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội vào tháng 6/1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia cuộc nổi dậy này và bỏ tù hàng trăm người tại Côn Đảo (có Phan Chu Trinh). Tháng 3/1909, Phan Bội Châu bị Nhật trục xuất theo đề nghị của Pháp. Sau đó, ông đến Hồng Kông, Bangkok, Quảng Châu. Những năm này, tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng đến phong trào chống Pháp tại Việt Nam. Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng 1 số nhà cách mạng Việt lưu vong tại Quảng Châu lập 1 tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội là đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền Việt Nam, và lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc". Thời điểm này, Phan Bội Châu đổi chính kiến về thể chế quân chủ. Nhưng, ông vẫn duy trì Kì Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang Phục Hội. Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông tổ chức ám sát, đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Pháp nhờ Trung Quốc giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí. Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt 8 năm sau đó, ông học tập và viết báo sinh nhai ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng tại Việt Nam. Từ 1921 đến 1924, sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), liên minh Quốc - Cộng tại Trung Quốc... ảnh hưởng lớn đến Phan Bội Châu. Ông tìm hiểu về cuộc Cách mạng Tháng Mười, và viết báo tôn vinh Vladimir Ilyich Lenin. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Ngày 30/6/1925, ông bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai, về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp. Năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, đến khi mất năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự. Thời gian này, tư tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu ôn hòa hơn.
Cuộc đời hoạt động:
- Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kì khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.
- Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) án ghi "chung thân bất đắc ứng thí" (suối đời không được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tí (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên.
- Trong 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Thái Thân... để cùng chống Pháp. Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương.
- Năm 1904, ông cùng 20 người họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.
- Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật Bản và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, và được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước. Các tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp.
- Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kì Ngoại Hầu Cường Để và một số học sinh người Việt khác sang Nhật. Cũng trong năm đó ông mời được Phan Chu Trinh đến thăm ông tại thủ đô Tokyo. Sau hai tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ.
- Năm 1907, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Cống Hiến Hội, một phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Việc này có ý nghĩa tượng trưng vì những học sinh có được cơ hội để cộng tác với nhau với tư cách là những người Việt, không phải người Bắc Kì, Nam Kì hay Trung Kì mà người Pháp đã chia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau.
- Trong năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập để huấn luyện các nhà cách mạng chống thực dân Pháp. Các tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi rằng Phan Bội Châu có liên quan đến trường này, Pháp đã đóng cửa trường trong vòng gần một năm. Họ cũng cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng như tại Huế vào đầu năm 1908. Ngoài ra, họ còn cho rằng ông có dính líu đến một cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội vào tháng 6 năm 1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia cuộc nổi dậy này và bỏ tù hàng trăm người khác tại Côn Đảo (trong đó có Phan Chu Trinh).
- Tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu bị Nhật trục xuất theo đề nghị của Pháp. Sau đó, ông đến Hồng Kông, Bangkok và Quảng Châu. Trong những năm này, các tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng đến phong trào chống Pháp ngay tại Việt Nam.
- Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền của Việt Nam, và thành lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc". Trong thời điểm này, Phan Bội Châu đã thay đổi chính kiến của ông về thể chế quân chủ. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì Kì Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang Phục Hội.
- Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Chính quyền Pháp đã nhờ chính quyền Trung Quốc bắt giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí.
- Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt tám năm sau đó, ông học tập và viết báo sinh nhai ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng tại Việt Nam. Trong thời gian từ 1921 đến 1924, sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), liên minh Quốc - Cộng tại Trung Quốc... đã có ảnh hưởng lớn đến Phan Bội Châu. Ông tìm hiểu về cuộc Cách mạng Tháng Mười, và viết báo tôn vinh Vladimir Ilyich Lenin. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng.
- Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai, về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.
- Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự. Trong thời gian này, tư tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu đã ôn hòa hơn. Vào tháng 3 năm 1927, trong dịp kỉ niệm ngày giỗ một năm của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đã viết:
"Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Lúc ông [từ Nhật Bản] về nước [1906], tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy lời sau hết: ‘Từ thế kỉ 19 về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước, gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà nay Bác lại còn dựng cờ quân chủ lên hay sao?’ Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã hơn 20 năm rồi, lời ôn càng lâu, càng nghiệm. Tôi mới biết cái óc suy nghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông! Phỏng ngày nay ông còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới được. Than ôi! Ngày nay những kẻ cúng vái ông, kính mến ông, có phải là chỉ ngắm tượng ông, đọc văn ông góp nhặt năm ba câu làm bộ ái quốc, ái quần đầu miệng mà thôi ư? Phải biết rằng ông Hi Mã mà được danh tiếng lưu truyền với sử xanh là vì ông có chủ trương thiệt, tinh thần thiệt."
- Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.