Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.
Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.
Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.
Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.
Chào em, dưới đây là gợi ý dàn bài viết bài văn biểu cảm về một người lao động thầm lặng (cụ thể là bác lao công)
1. Mở bài:
- Giới thiệu về bác lao công.
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em với bác lao công.
2. Thân bài:
- Luận điểm 1:
+ Miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về bác lao công
+ Tình cảm, cảm xúc sâu sắc thứ nhất (kính trọng)
+ Lí giải vì sao có cảm xúc đó (bác đã giúp cho đường phố luôn sạch đẹp)
- Luận điểm 2:
+ Miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về bác lao công.
+ Tình cảm, cảm xúc sâu sắc thứ hai (ngưỡng mộ)
+ Lí giải vì sao có cảm xúc đó (bác làm việc thầm lặng, chăm chỉ, không cần ai nhớ tới mình)
- Luận điểm 3:
+ ...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc với đối tượng (kính trọng, ngưỡng mộ)
- Điều đáng nhớ với bản thân (nghề nghiệp nào cũng đáng được trân trọng, miễn đó là nghề nghiệp chân chính; dù làm bất cứ công việc nào cũng cần có tâm huyết, trách nhiệm)
MB: Khu vườn nhà tôi tuy không rộng lắm nhưng cũng trồng được vài 3 loại cây ăn quả. Vào mùa này cây cối đâm trồi nảy lộc muôn hoa khoe sắc dưới ánh nắng của mùa xuân. Ôi trông khu vườn lúc này trở nên thật lại kì!
TB: Chà, khu vườn mới rực rỡ làm sao! Từ xa nhìn lại, khu vườn như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Lại gần cây nào cây ấy đều chọn cho mình bộ quần áo lộng lẫy và kiêu xa nhất. Rậm rạp nhất là bác nhãn già. Bác là người có mặt sớm nhất trong khu vườn này. Thân bác to bằng 2 vòng tay tôi ôm mới xuể. Da bác mầu nâu nẻ tếch nẻ toát có vẻ phong tràn lắm. Cành to cành bé đan sen vào nhau giáng vẻ khẳng khiu. Ấy thế mà tán lá của bác vẫn xanh mượt làm tối cả một góc vườn. Vốn là anh cả nên bác rất nhường nhịn các em. Bao giờ cũng ra hoa kết trái sau nhất đấy. Ngay bên cạnh cô bưởi đâu thua kém gì. Tuy có ít bưởi hơn và phải trống trọi với cái rét của mùa đông, giờ đây cô đã tỉnh dậy trong bộ quần áo xanh tươi tắn. Cô tô điểm dung nhan của mình bằng những chùm hoa trắng muốt, thơm ngan ngát càng làm cho cô kiều diễm, hạnh phúc biết bao! Chị xoài cát cũng đáng yêu không kém. Giờ chị đang phơi phới tuổi thanh xuân, tràn trề sức sống. Chị không cao bằng bác nhãn và cô bưởi nhưng tán chị xòe rộng cành lá xum suê. Chị khoác trên mình chiếc áo mầu xanh mượt mà. Có lẽ năm nay chị mới có được niềm vui lớn nhất trong đời-niềm vui được làm mẹ. Chính vì thế chị không bỏ lỡ một búp nõn nào. Chị đã sản sinh ra hàng trăm, hằng nghìn bông hoa lớn nhỏ phủ khắp các cành cây. Giờ đứng ngắm nhìn chị mới tuyệt làm sao! Chị như một cây bông đứng kiêu hãnh khoe mình dưới anh nắng xuân lộng lẫy.
Đứng trong khu vườn sao mà kì diệu đến vậy! Màu sắc, hương thơm thật quyến rũ và cả những âm thanh lao xao phát ra từ tán cây do không biết bao nhiêu là ong bướm đủ mầu sắc đến đây lấy nhụy làm mật. Tôi như lạc vào thế giới của mùa xuân.
KB: Tôi cảm ơn mùa xuân. Mùa xuân mang lại bao điều kì diệu. Nhờ có mùa xuân đáng quý này mà chẳng bao lâu nữa đâu cả khu vườn sẽ rực lên một màu vàng. Màu vàng của hương thơm vị ngọt mang tới cho đời thưởng thức.
đợi nhé