Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang trên đà hội nhập với thế giới trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Công việc của chúng ta, những người giữ nhiệm vụ xây dựng đất nước trong tương lai là thu nhận, trau dồi kiến thức để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến làm ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức và nhân cách của học sinh mà ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng nói ra. Đó là hiện tượng quay cóp trong “ngành” học tập. Hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và đang là vấn đề cả xã hội phải quan tâm.
- Những biểu hiện của hiện tượng quay cóp
Chúng ta không ai không biết đến hiện tượng quay cóp, đó là hiện tượng dối trá trong kiểm tra, thi cử. Quay cóp đồng nghĩa với nhìn và chép bài của người khác trong giờ kiểm tra dưới mọi hình thức: giở vở, ghi tài liệu lên bàn, lên giấy đủ kích cỡ.
Dấu tài liệu ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, hộp bút, dán lên đùi, bên cánh tay, dưới giày, trong áo, thậm chí là trong…quần, không những thế, “phe lười học” còn ghi cả tài liệu lên chính làn da mềm mại của mình.
Hiện nay, lại có cả phương tiện hiện đại “ hỗ trợ” cho việc quay cóp, đó là bút tàng hình và điện thoại di động. Nói tóm lại là biểu hiện của hiện tượng tiêu cực này rất phong phú về “chủng loại và cách thức”.
Trước khi kiểm tra, thay vì dành thời gian để học bài, xem lại bài thì ta lại chỉ lo chép tài liệu, photo tài liệu hay mất thời gian thu âm vào điện thoại. Khi kiểm tra, thay vì tập trung làm bài, ta lại nhìn ngang ngó dọc để tìm sự cứu trợ từ các bạn khác, nếu không ai hỗ trợ thì lại ngồi đợi, khi thầy cô không chú ý thì “tự lực cánh sinh” bằng cách giở tài liệu “mật”, lén lút đến vã mồ hôi.
Hành động quay cóp này có thể đem lại cho học sinh những cái “lợi” nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta.
Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao?
Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Những mầm non ấy, sau này sẽ cống hiến được gì cho đất nước? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân?
Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp!
Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.
Nguyên nhân của việc quay cóp, trước hết là do mỗi học sinh chúng ta không tự nhận thức được mục đích và phương pháp học tập. Nhiều bạn chưa ý thức được việc học của mình quan trọng đến mức nào, các bạn hay mang trong mình tư tưởng “được đâu hay đó”, hay “nước đến chân mới nhảy”, nhiều bạn chủ quan trong học tập, nhiều bạn học theo lối học hình thức, chỉ muốn điểm cao nhưng lại không chịu khó học bài, để rồi đến giờ kiểm tra thì loay hoay, nhờ vả hay chép tài liệu để đối phó với điểm số, với thầy cô. Nguyên nhân khác là do ta thiếu lòng tự trọng, không tôn trọng giáo viên và không tôn trọng chính bản thân mình.
Nhưng cũng không thể nói hoàn toàn là lỗi của học sinh, thầy cô cũng là nguyên nhân khách quan, các thầy cô coi thi không lường trước hết các “mánh khoé” quay cóp của học sinh nên không chấn chỉnh được. Khi nhìn thấy bạn mình quay cóp mà không bị xử lí, các bạn khác liền bắt chước làm theo. Cứ như vậy dẫn đến việc “người người giở tài liệu, nhà nhà giở sách” hoặc có thầy cô quá nhân nhượng, vì những lí do khác nhau, không có biện pháp xử lý thích đáng trước những hành động sai trái của học sinh, làm cho học sinh coi thường kỉ cương.
Để tránh việc quay cóp, trước hết bản thân học sinh chúng ta cần phải tự xác định được mục đích học tập là tích luỹ tri thức, kỹ năng để làm hành trang cho mình trong cuộc sống. Để nói không với quay cóp hãy học thật, thi thật. Chúng ta hãy giành thời gian để học bài, giảm bớt thời gian chơi bời, có phương pháp học tập hiệu quả. Đối với những môn khó học bài như Lịch sử, Địa lý, các bạn hãy ghi những ý chính, những từ quan trọng, trên lớp thì tập trung nghe giảng bài, về nhà thì học bài kỹ, làm bài đầy đủ.
Còn về phía nhà trường, các thầy cô nên nghiêm khắc hơn, tăng “mức án” phạt cho mỗi “tội phạm” quay cóp, để cho những “tội phạm” này “cải tà quy chính”.
Quay cóp là hiện tượng xấu trong học đường, là con mọt gặm nhấm kiến thức, phá hoại nhân cách của học sinh, vì vậy hãy nói không với quay cóp. Chúng ta – tất cả học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập để trở thành những người vừa có đức vừa có tài và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn.
!!! ⚠Thαm Khảo⚠ !!!
Từ xưa đến nay, sách luôn được coi là một người bạn lớn của con người, có lẽ chính bởi sách có vai trò hết sức to lớn với đời sống nhân loại. Học sinh tới trường bấy lâu cũng coi sách giáo khoa làm người bạn đồng hành, vì vậy mà trong quá trình học tập dễ xảy ra những ý kiến trái chiều, một trong số đó phải kể đến ý kiến về việc viết, vẽ vào sách giáo khoa: Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, chở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.
Sách là nơi cất giữ những tinh hoa, kiến thức bổ ích mà con người đã dày dặn tích luỹ được trong hàng ngàn năm qua. Sách giúp con người lưu giữ và truyền đạt kiến thức tích góp được đến cho mọi người, lưu giữ những kỳ công mà tốn bao nhiêu mồ hôi công sức mới quy tụ được. Vì vậy, để có thể thu gom, tích luỹ cho bản thân những kĩ năng xã hội, kiến thức thông dụng,…thì chỉ có việc đọc sách mới có thể thoả mãn được nhu cầu ấy.
Việc viết, vẽ vào sách giáo khoa từ lâu đã là một vấn đề tạo nên nhiều ý kiến trái chiều. Bởi nhiều ý kiến cho rằng sách là người bạn của học trò, không nên viết chữ, vẽ tranh lên mặt sách. Hơn nữa, một cuốn sách đẹp, sạch sẽ và phẳng phiu cũng thể hiện những phẩm chất giữ gìn, ngăn nắp của một người học sinh, việc viết vẽ nên sách sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của sách vở. sx
Sau cùng, nếu việc viết, vẽ nhằm mục đích học tập, cá nhân tôi nghĩ đây là quyền, suy nghĩ và lựa chọn của mỗi người. Tuy nhiên, là một người học và tôn trọng tri thức, mỗi học sinh nên lựa chọn nội dung viết, ghi chú vào sách phù hợp như một cách làm nâng niu tri thức, thay vì những bức tranh chỉ mang tính giải trí, không phù hợp với môi trường học tập. Sách là để học, để học tập, hãy để chúng phát huy tác dụng tuyệt vời của mình.
CHÚC BN HỌC TỐT ;)
Hiện nay, học sinh sử dụng xe gắn máy đi học rất nhiều, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông diễn ra phổ biến như: Chưa đủ tuổi điều kiển xe phân khối lớn, không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang,…
\n\nViệc vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh trước hết do các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những nguy hiểm khi tham gia giao thông.
\n\nTrên thực tế, hiện nay rất nhiều trường hợp gia đình học sinh không có người đưa đón, không thuận tiện trong việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
\n\nChỉ rõ: \'\'chữ nghiêng in đậm là trạng ngữ\'\' => là trạng ngữ chỉ thời gian. tick cho mình nếu đúng
\n\n\n\n\n- \n
\n\n\n
Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nước ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc , chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.Với tư cách là một sinh viên chúng tôi xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong vấn đề lớn đạo đức lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay.Khi nhắc đến hai chữ “Sinh viên’Đã có rất nhiều bài viết chỉ ra các nguyên nhân dẩn đến việc xuống cấp đạo đức của học sinh, sinh viên. Có ý kiến cho rằng do gia đình thiếu sự quan tâm, chưa kết hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức của các em. Nhưng trong thực tế, không phải trường hợp học sinh vi phạm đạo đức nào cũng ở trong hoàn cảnh gia đình không quan tâm. Nhà trường thường xuyên giáo dục các em về tính trung thực, phải biết vươn lên bằng chính đôi chân của mình. Nhưng trong thực tế các em lại chứng kiến có quá nhiều người lớn không trung thực nhưng vẫn "thành đạt". Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. Những thứ mà các em đang học trong nhà trường dường như là một mớ lý thuyết không áp dụng được cho cuộc sống. Trong một cuộc họp chuyên môn đầu năm học 2011-2012 ở một phòng GD-ĐT cấp huyện của tỉnh An Giang, một giáo viên dạy toán lâu năm đã đề nghị nên chấp nhận với thực tế, học thật, đánh giá thật, có thể trong một vài năm huyện sẽ thua các đơn vị huyện thị khác, nhưng bù lại chúng ta biết chính xác thực trạng của học sinh mà có hướng nâng chất lượng thật sự. Vị trưởng phòng GD-ĐT huyện trầm ngâm phát biểu "Thế thì chúng ta sẽ thua các huyện thị nhiều lắm". Vậy ra thành tích học tập của các em được xem như là một thứ đảm bảo cho vị trí chiếc ghế của người lớn sao? Ngay cả trong nhà trường các em cũng đã chứng kiến bao nhiêu là điều thiếu trung thực. Chỉ với các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn, chống lưu ban bỏ học, phổ cập giáo dục... cũng đã làm cho những thầy cô của chúng phải chấp nhận với việc ai cũng làm như vậy.
Về vấn đề đạo đức của HS hiện nay (nói bao quát là đạo đức thanh thiếu niên - TTN), dư luận xã hội cho rằng: HS “chưa ngoan” là do “nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS”; và do môn giáo dục công dân (GDCD - tức môn giáo dục đạo đức) chỉ là môn học phụ.
Hai cách hiểu như thế về nguyên nhân khiến HS “chưa ngoan” - theo tôi - là không khoa học và chưa nhìn thẳng và nhìn sâu vào hiện thực đời sống xã hội, mà chỉ là sự nhìn nhận vấn đề một cách quá đơn giản, hời hợt, sơ sài, né tránh những gì mà họ cho rằng “phạm húy”(?).
Như chúng ta đã chứng kiến thường ngày, qua các phương tiện truyền thông và nhận định của Bộ Công an: Tội phạm lứa tuổi TTN nói chung và tội phạm trong HSSV nói riêng đang gia tăng nghiêm trọng và có nhiều kẻ phạm tội rất man rợ, gây kinh hoàng cho xã hội và tạo tâm lý thất vọng về “một bộ phận không nhỏ” TTN đang sống rất buông thả, lười biếng học hành và lao động, yêu đương bừa bãi, ham hưởng thụ, thích quậy phá, coi thường luật pháp (chứ không phải là không biết gì về pháp luật!), sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có tiền và ăn chơi - kể cả cướp của, giết người (thậm chí giết cả ông, bà, cha, mẹ...)!!! Song, nguyên nhân chính của tình trạng suy đồi đạo đức của TTN và HSSV là do đâu? Điều này lâu nay cán bộ các cơ quan có trách nhiệm, các chuyên gia tâm lý - giáo dục và các phương tiện truyền thông còn chưa bắt mạch được đúng; còn né tránh khi giải thích nguyên nhân và chưa nhìn sâu, nhìn thẳng vào vấn đề.
Trước hết, nói về môn GDCD. Đành rằng môn học này, chương trình và số tiết dạy (ở tiểu học và THCS) không nhiều bằng các môn văn, toán, nội dung SGK dù chưa hay, biên soạn chưa tốt, nhưng cũng dạy cho HS những điều cơ bản về đạo đức công dân, về lối sống, cách đối nhân xử thế đúng mực. Nhiều GV dạy môn GDCD có thể dạy chưa giỏi, chưa hay, ít vận dụng những điều nêu trong SGK với thực tế đời sống; nhưng nhìn chung, họ cũng chuyển tải được nội dung SGK đến với HS. Ở THCS và THPT, HS còn phải học các môn khác, nhiều tiết (giờ dạy) hơn, như văn, toán, lý, hóa, sử, sinh, địa, ngoại ngữ... Suy cho cùng, môn học nào cũng dạy HSSV những điều đúng đắn, tốt đẹp, đều hướng các em đến với chân - thiện - mỹ, đặc biệt là các môn KHXH&NV. Thực tế môn lịch sử nhiều năm là môn thi tốt nghiệp THPT, nhưng tại sao HS học rất kém và cũng “chưa ngoan”? Nói khái quát: Nhà trường (cả xưa và nay) không bao giờ xa rời mục đích nhân văn và nhân bản khi truyền thụ kiến thức cho người học. HSSV có tiếp thụ được kiến thức hay không, có trở thành người tốt hay không, còn tùy thuộc vào môi trường gia đình và xã hội. Cho nên, không thể nhận định rằng: Vì môn GDCD (môn đạo đức) chỉ là môn phụ, ít giờ học, dạy không đạt chất lượng, không thi tốt nghiệp, nên HS “chưa ngoan”!
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một điều: Rất nhiều GV hiện nay thiếu quan tâm và rất ngại việc giáo dục đạo đức cho HS. Vì giáo dục đạo đức thì phải căn dặn, nhắc nhở, phê bình và xử lý kỷ luật HS chưa ngoan, nên GV rất dễ bị HS và phụ huynh thù ghét, thậm chí xâm phạm đến danh dự và thân thể người thầy.
Về nhận định thứ hai, cho rằng: “Nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con, trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho HS ...”, tôi thấy cũng là một nhận định phiến diện và rất hời hợt! Đành rằng, có một bộ phận các gia đình - mà trong đó các bậc cha mẹ là những người tử tế (Tôi nhấn mạnh hai chữ “tử tế”, đồng nghĩa với lương - thiện - đích - thực) bận rộn công tác, làm ăn, ít thì giờ dạy bảo con cái. Song, tôi xin hỏi vài điều:
Trong xã hội hiện nay, có bao nhiêu phần trăm các gia đình thực sự tử tế, thực sự sống lương thiện? Đừng dựa vào các con số “hoành tráng” mà vô nghĩa: địa phương nào cũng nhan nhản các “Khu (tổ) dân cư văn hóa”; nơi nào cũng 100% là các “Gia đình văn hóa”! Những con số do “bệnh thành tích” đẻ ra, làm cho những người trung thực, tự trọng và có lương tri cảm thấy nhức nhối, khó chịu và còn thấy xấu hổ! Bởi nó tô hồng, giả tạo, không đúng với thực tế.
Một thực trạng bức bối của xã hội thời kinh tế thị trường sơ khai và do Nhà nước buông lỏng quản lý xã hội, luật pháp không nghiêm! Những cái đó, làm cho đạo đức xã hội ... “lan tỏa” suy đồi nghiêm trọng! Nó làm cho rất đông, rất đông, rất nhiều những người làm ông bà, cha mẹ, anh chị trở nên bất lương, nhiều kẻ trở thành tội phạm nguy hiểm. Ông cha ta có những câu thấm thía: “Rau nào, sâu ấy”; “Giỏ nhà ai, quai nhà ấy”; “Con hư là tại mẹ cha/ Cháu hư là tại cả bà lẫn ông”. Quả thật, loài hổ dữ tất phải sinh “hổ dữ”. Con hổ không thể đẻ ra con thỏ, và ngược lại! Thế thì làm sao mà họ giáo dục được cho con cháu trở nên ngoan ngoãn, chứ chưa nói trở nên người tử tế?
Chủ tịch Hồ Chí Minh có minh triết: “Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có tốt, thì xã hội mới tốt”. Câu ấy cực kỳ đúng đắn, sáng suốt, có đầy đủ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn. Bác Hồ rất quan tâm đến đạo đức gia đình và đạo đức xã hội, cũng như Bác rất chăm lo đến môi trường giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, kết hợp hài hòa với giáo dục nhà trường. Con trẻ được sinh ra trong một gia đình lương thiện, thì rất hiếm khi trở thành kẻ xấu, kẻ ác. Khoa học Âu - Mỹ đã chứng minh: Tội ác (và các tính nết của con người) có gen di truyền. Cố nhiên, theo lẽ biện chứng, thì hoàn cảnh xã hội có tác dụng rất lớn tạo nên tính cách con người.
Cho nên, vấn đề HS “chưa ngoan”, phải đồng thời nêu lên ba nguyên nhân chính: 1- Có rất nhiều gia đình có những ông bà, cha mẹ, anh chị không phải là người tốt. Sự thật (qua các biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày và qua báo chí phản ánh) là có rất nhiều, rất nhiều người lớn không tử tế, không lương thiện. 2- Xã hội đang suy thoái về đạo đức, lối sống - trong đó có “một bộ phận không nhỏ” là cán bộ, công chức Nhà nước - kể cả nhiều người có chức vụ cao và rất cao. Điều này không cần phải chứng minh! 3- Văn bản hệ thống pháp luật còn nhiều yếu kém, sơ hở và xử lý pháp luật không nghiêm. Vì thế, muốn cho TTN và HS chăm ngoan, muốn có lớp trẻ tốt để đưa đất nước phát triển phồn vinh, thì trước hết phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục gia đình (Mỗi người lớn phải làm gương tốt cho con cháu noi theo); phải làm cho đạo đức xã hội thật-sự-trong-sáng, thật-sự-tốt-đẹp, đồng thời phải nâng cao chất lượng biên soạn các bộ luật và việc xử lý pháp luật phải kịp thời, nghiêm minh; bên cạnh đó là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học. Đây là một công cuộc cách mạng nhân văn rất to lớn, một yêu cầu vừa cần kíp vừa lâu dài của đất nước và thời đại, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn dân phải tiến hành thường xuyên, tích cực, bền bỉ.
Có người khuyến cáo rằng: Ngày nay, muốn cho đất nước phát triển, văn minh, thì chớ quá tập trung vào kinh tế mà xem nhẹ việc phát triển văn hóa - giáo dục và xử lý pháp luật nghiêm minh! Tiếc rằng, xã hội ta còn QUÁ HIẾM những con người trung thực và dũng cảm như thế! Chưa kể là còn QUÁ HIẾM những cái tai biết lắng nghe ý kiến của những người trung thực và thông minh!
TTN và HSSV sinh ra từ mỗi gia đình. Thời gian chủ yếu là các em sống với gia đình và giao tiếp ngoài xã hội. Gia đình chính là mái trường đầu tiên của mỗi người và cha mẹ chính là thầy giáo đầu tiên và suốt đời của các em! Thế nên, gia đình và xã hội có tốt, thì TTN và HSSV mới chăm ngoan, mới trở nên con người tử tế và có ích cho đất nước và dân tộc, mới thật sự nâng cao được chất lượng văn hóa và giá trị con người Việt Nam ta.
Dàn ý cho bạn nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận "tự học".
Mẫu: Học hiện nay có nhiều cách học rất hiệu quả giúp cho thành tích học tập của mình tốt hơn. Thế nhưng, "tự học" vẫn là cách học tốt nhất. (Phép liên kết: phép nối)
Thân đoạn:
- Giải thích:
+ Tự học là gì?
-> Hành động tự mình nghiên cứu, tìm lời giải cho những câu hỏi thuộc chương trình học của mình hoặc nâng cao hơn.
-> Cách tìm hiểu những tri thức trên mạng, trong sách.
- Nguyên nhân cần phải tự học:
+ Tập tính tự giác cho bản thân.
+ Hiểu biết nhiều điều hơn.
+ Đỡ cho công sức lo lắng của cha mẹ về việc học của mình.
+ Tương lai bản thân tươi sáng hơn.
+ ...
- Biểu hiện:
+ Lập ra thời gian tự học cho bản thân.
+ ...
- Lợi ích của việc tự học:
+ Giúp đầu óc tư duy tốt hơn.
+ Dễ tiếp thu nhiều kiến thức trên lớp.
+ Bản thân mình học giỏi giang, biết nhiều điều hơn.
+ Học chủ động hơn. + ....
- Phản đề:
+ Phê phán những người học thụ động, không biết cách tự học.
+ Phê phán những bạn học sinh lười biếng.
- Mở rộng:
+ Một số bạn không có điều kiện tự học.
Kết đoạn:
- Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Mẫu tổng: Khép lại, "tự học" là một vấn đề mà không phải bạn học sinh hiện nay nào cũng biết.
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Tự học là một trong những thói quen tốt trong học tập mà bất kì học sinh nào cần có...)
Thân đoạn:
Bàn luận:
Nêu khái niệm tự học là gì?
Vai trò của tự học:
+ Giúp ta biết chủ động trong việc học
+ Giúp ta dễ dàng củng cố được kiến thức, ghi nhớ bài học
+ Rèn luyện tính tự giác
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Tự học trong mùa dịch Covid vừa qua.
Biện pháp để nâng cao tinh thần tự học:
+ Tự nâng cao ý thức tự giác của bản thân
+ Cha mẹ và các thầy cô chú ý quan sát và hướng dẫn học sinh tự học
+ Học sinh tổ chức học nhóm
...
Bàn luận mở rông:
Trái với tự học là gì?
Bản thân em đã bao giờ tự học chưa?
Bài học em rút ra cho bản thân về vai trò của tự học?
Kết đoạn.
Trình bày 1 lần nữa vai trò của tự học.
_mingnguyet.hoc24_
Mẹ thân yêu!
Trước hết con xin mượn một câu danh ngôn như sau: “Con người có thể leo lên đỉnh cao của danh dự, nhưng lại không thể nào sống lâu dài ở trên đó”. Con biết rằng mẹ gửi gắm niềm hy vọng tha thiết vào con, mong con mãi mãi là người con xuất sắc nhất, con cảm thông trước tâm trạng của mẹ mong con có thể như cá chép hóa rồng, trên thế gian này có người mẹ nào mà không mong con cái mình trở thành người con xuất sắc? Nhưng hôm nay con muốn thưa với mẹ rằng, xin mẹ tha thứ cho con không thể lúc nào cũng có thể trở thành đứa con xuất sắc nhất.
Con nhớ hồi con còn nhỏ, mẹ luôn đem con ra so sánh với con cái của người khác... Con nhớ thằng em họ có khi đến nhà mình ăn cơm lại nói: “Nào… đứa nào ăn nhanh nhất nào”. Mỗi lần thấy con ăn xong nhanh nhất mẹ lại gật gật đầu hài lòng.
Con nhớ hồi con tập đàn piano, mỗi lần tập mẹ lại ngồi nghe con đánh cho đến lúc âm điệu các nốt nhạc dưới ngón con trở nên trôi chảy rồi mẹ mới mỉm cười hài lòng và cho phép con rời khỏi cỗ đàn. Tuy con không hẳn ghét chơi đàn piano, nhưng con chán ớn việc thi trình độ chơi đàn piano. Mọi thứ đều từ kỳ vọng quá cao của mẹ.
Khi đứa bạn cùng lớp con cầm lá đơn thành tích được đánh giá trình độ trung bình mà vẫn hớn hở về nhà vì thành tích bạn đó có sự tiến bộ hơn. Nhưng trong lòng con thì lại hồi hộp vì mẹ yêu cầu con lần thi nào cũng phải đạt thành tích 95 điểm trở lên. Cho nên con mới lo sợ mặc dù thành tích của con đã rất tốt so với các bạn cùng lớp rồi.
Mẹ ơi, con mong mẹ có thể hiểu được mà cảm thông với con. Đôi khi áp lực cũng chính là động lực thật nhưng nhiều khi áp lực như quả trứng gà vậy. Trứng gà mà nứt mà bị nứt từ bên trong ra ngoài thì đó là sự sống nhưng trứng gà bị vỡ từ bên ngoài vào trong thì đó là sự diệt vong.
Con mong được mẹ tôn trọng ý nguyện chân thật nhất của con từ trong nội tâm chứ không phải chỉ cứ gây áp lực cho con. Quá trình trưởng thành của con không phải được quyết định bởi ý chí riêng của mẹ đâu. Cũng như nhà tư tưởng nhà văn Pháp Rousseau nói: “Trước khi trẻ em khôn lớn nên người, thế giới tự nhiên mong muốn trẻ em được sống như những trẻ em thực sự”.
Đôi khi con cũng liên tưởng đến các hiện tượng “mẹ hổ cha sói” trong xã hội. Họ là những phụ huynh nghiêm ngặt nhất chỉ mong con cái mình từ nhỏ đã có thể giành thắng lợi ngay trên vạch xuất phát có thể khác hẳn so với số đông người. Thế nhưng con cảm thấy con cái của họ không có niềm vui thực sự.
Mẹ ơi, con biết, mẹ lúc nào cũng thương yêu con. Cái vẻ bên ngoài lúc nào cũng nghiêm nghị của mẹ chẳng qua cũng vì mẹ mong muốn con càng xuất sắc hơn mà thôi. Có lẽ mẹ nên chọn biện pháp khác để chỉ bảo hướng dẫn cho con, động viên con. Con càng mong muốn có thể thấy mẹ của mình là một người phụ nữ dịu dàng hiền hòa.
Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh đại học, rất có thể con đường đời dài dằng dặc sau này sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này muốn thưa với mẹ một câu rằng: lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự. Bất kể kết quả ra sao con cũng không hối hận.
Cảm ơn mẹ!
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.
Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".
Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…
Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng
Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.
Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.
Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.
Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu
I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
- Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
- Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
- Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
- Làm cho gia đình họ bị đau thương.
- Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện.
- Mọi người chê trách.
- Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
- Đây là một hành vi không tốt.
- Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
Đề bài : Viết một bài văn nói về lời ăn tiếng nói của học sinh thời nay .
Bài làm :
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Ngay từ xa xưa, câu ca đó đã được dân gian ta nói ra như một lời dăn dạy đối với bất cứ ai. Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ, tư cách của con người. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hiểu như thế nào về bài học đó để biết được rằng: Đâu là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch?
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động không thể thiếu trong xã hội loài người. Nó là một biểu hiện để phân biệt con người, một sinh thể tiến hóa và phát triển ở trình độ cao nhất so với các loài động vật khác. Nhờ có lao động, con người sáng tạo ra ngôn ngữ. Và rồi, họ sử dụng thứ ngôn ngữ sáng tạo ra đó như một phương tiện đắc lực để giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ trở thành một phần không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, trở thành một tiêu chí để đánh giá con người. Từ đó nảy sinh vấn đề: con người phải làm thế nào để có thể sử dụng ngôn ngữ đó một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để nó thực sự trở thành một phương tiện giao tiếp tối ưu? Lời ăn tiếng nói chỉ thực sự phát huy hết tác dụng của chúng khi con người biết sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Và thực hiện điều ấy thì không hề đơn giản.
Đối với một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, lời ăn tiếng nói thế nào cho phù hợp là một trong những điều kiện quan trọng để trở thành một học sinh văn minh, thanh lịch. Đó là một trong những nét văn hóa ứng xử đặc biệt quan trọng. Lời nói của một người học sinh văn minh thanh lịch trước hết thể hiện qua việc người đó biết sử dụng lời nói một cách phù hợp, đúng nơi đúng chỗ. Đó là người biết nói ra những lời lễ phép, kính trọng với người trên tuổi mình; là người biết đưa ra những lời hòa nhã, chân thành với những người đồng trang lứa; là người biết đưa ra những lời yêu thương gần gũi với những người kém mình lứa tuổi. Văn minh, thanh lịch không chỉ là việc không nói ra những lời nói tục tĩu, thiếu văn hóa. Đó còn thể hiện ở việc người đó biết cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách phù hợp, tế nhị trong từng điều kiện và hoàn cảnh. Dễ nhận thây, những người như vậy sẽ nhận được rất nhiều tình cảm thân thiện của người khác.
Một thực trạng đáng buồn trong giới học sinh, sinh viên hiện nay là tình trạng yếu kém về văn hóa giao tiếp. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi muốn được thể hiện và khẳng định mình kèm theo môi trường tiếp xúc nhiều khi không lành mạnh khiến cho những người trẻ tuổi thường hay “xông pha” vào những lĩnh vực mới. Và thể hiện cá tính của mình trong môi trường giao tiếp là một trong những biểu hiện của mong muốn đó. Không phải là hiếm khi trong môi trường này, chúng ta bắt gặp rất nhiều những ngôn ngữ “tiếng lóng” - ngôn ngữ riêng chỉ có trong giới; nói tục, chửi bậy như một biểu hiện của phong cách và cá tính. Đó là một quan niệm sai lầm. Trong một xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, văn hóa ứng xử của con người luôn được đề cao và coi trọng. Bởi vậy, mỗi chúng ta muôn bắt kịp với những nhu cầu, đòi hỏi mới của thời đại cần phải luôn biết tự rèn luyện cho mình một thói quen ăn nói có văn hóa. Ngay từ thời xa xưa, cha ông ta cũng đã từng răn dạy: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Trước khi nói điều gì phải suy nghĩ thật kỹ xem điều đó đúng hay sai? Nên nói hay không nên nói và nếu nói thì nên nói như thế nào cho phù hợp, cho đạt hiệu quả và dễ đi vào lòng người nhất? Không chỉ hướng tới việc nói đúng những điều cần nói, cao hơn nữa, người học sinh cần phải rèn luyện cho mình thói quen diễn đạt một cách ngắn gọn, cô đọng và thuyết phục nhất những điều cần nói. Tránh diễn đạt vấn đề một cách thô thiển, vòng vo, không lô-gic, gây phản cảm cho người khác.
Lời ăn tiếng nói đối với con người nói chung và học sinh nói riêng là vô cùng quan trọng, bởi vậy lúc nào mỗi chúng ta cũng phải có ý thức trong viêc tự rèn luyện bản thân mình. Hãy để những lời bạn nói ra là những lời nói khiến cho người khác phải mỉm cười...
#Học tốt#