K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
ề thăm quê Bác làng Sen
Mấy gian nhà lá cài phên tre nhà
À ơi! Cánh võng ngày xa
Mẹ ru hồn Bác bay qua cổng trời
Lớn lên trí dũng tuyệt vời
Tìm đường cứu nước cho đời tự do
Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch đàn xanh rì cao vút và phi lao thẳng tắp, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng) – quê hương của Hồ Chủ Tịch. Cái chất làng quên Việt Nam không lẫn vào đâu trong ngôi làng này, những con đường nhỏ quanh co, những mái nhà lợp ngói cổ kính khuất lấp sau vài bụi tre già. Tất cả trong lành và yên bình lạ.
Làng Kim Liên có những hồ sen hai bên đường làng. Đây có lẽ là một trong những nét đặc trưng nhất của ngôi làng này. Sen trong hồ trắng có, hồng có, đẹp e ấp dịu dàng chào đón du khách về với nơi đây. Từng bông sen vươn cao lên mặt nước, rung rinh trước nắng gió miền Trung, lá sen xòe rộng trên mặt nước kín cả mặt ao như những tấm vài tròn màu xanh. Hương sen thoang thoảng vấn vít khó quên, khách đi đường dừng chân ngắm nhìn, hít hà hương sen ngan ngát ấy. Thỉnh thoảng lại có mấy cô thôn nữ nói tiếng Nghệ thật duyên chèo xuống ra hồ ngắt sen mang về.
Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác thật thơ : “Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.” Đoạn văn trên đã gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác để ta thấy được vẻ đẹp trữ tình nên thơ của vùng đất nơi đây. Đâu chỉ có những con đường đất cỏ mọc đôi bờ, đâu chỉ có hồ sen thơm ngát bốn mùa, nơi đây còn có những cánh đồng xanh ngan ngát thơm mùi hương lúa, những hàng râm bụt đỏ au trên những hàng rào.
Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian, lợp tranh. Đây là nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả nhà Người ở, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp , nhỏ bé ,tiêu biểu cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian rộng rãi của thiên nhiên.
Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình. Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Con người nơi đây cũng nhẹ nhàng và dễ mến lạ thường. Họ niềm nở ngọt ngào chào đón những khách du lịch bằng tiếng Nghệ đặc trưng. Người con trai nơi đây thì chất phác hồn hậu, người con gái thì thanh khiết trong veo dịu dàng. Thỉnh thoảng đâu đó tôi lại nghe thấy một câu hò xứ Nghệ trong trẻo vang lên. Người ta vẫn bảo người miền Trung ngọt ngào lắm, mến khách lắm. Đến hôm nay tôi đã cảm nhận được điều này
Đất nước Việt Nam rừng vàng biển bạc, vô ngàn cảnh đẹp, những khu di tích lịch sử trải dài theo chiều dọc đất nước khiến lòng người ngưỡng mộ mê say, bạn bè quốc tế không ngớt lời khen ngợi. Một trong những địa điểm du lịch bổ ích với phong cảnh miền quê đẹp đẽ không thể không nhắc đến đó là quê hương Hồ Chủ Tịch kính yêu. Quê hương Bác Hồ thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời và sống những năm tháng niên thiếu cùng bà con nội ngoại thân thiết. Về thăm nơi đây, khách du lịch được tham quan phong cảnh miền quê Trung bộ với vẻ đẹp dịu dàng, thân thương.
Về thăm quê Bác làng Sen
Mấy gian nhà lá cài phên tre nhà
À ơi! Cánh võng ngày xa
Mẹ ru hồn Bác bay qua cổng trời
Lớn lên trí dũng tuyệt vời
Tìm đường cứu nước cho đời tự do
Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến cây số 13 rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng cây bạch đàn xanh rì cao vút và phi lao thẳng tắp, đến làng Sen, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng) – quê hương của Hồ Chủ Tịch. Cái chất làng quên Việt Nam không lẫn vào đâu trong ngôi làng này, những con đường nhỏ quanh co, những mái nhà lợp ngói cổ kính khuất lấp sau vài bụi tre già. Tất cả trong lành và yên bình lạ.
Làng Kim Liên có những hồ sen hai bên đường làng. Đây có lẽ là một trong những nét đặc trưng nhất của ngôi làng này. Sen trong hồ trắng có, hồng có, đẹp e ấp dịu dàng chào đón du khách về với nơi đây. Từng bông sen vươn cao lên mặt nước, rung rinh trước nắng gió miền Trung, lá sen xòe rộng trên mặt nước kín cả mặt ao như những tấm vài tròn màu xanh. Hương sen thoang thoảng vấn vít khó quên, khách đi đường dừng chân ngắm nhìn, hít hà hương sen ngan ngát ấy. Thỉnh thoảng lại có mấy cô thôn nữ nói tiếng Nghệ thật duyên chèo xuống ra hồ ngắt sen mang về.
Trong cuốn Hồi kí Bác Hồ, hai nhà văn Hoài Thanh và Thanh Tịnh đã tả phong cảnh quê hương Bác thật thơ : “Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.” Đoạn văn trên đã gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác để ta thấy được vẻ đẹp trữ tình nên thơ của vùng đất nơi đây. Đâu chỉ có những con đường đất cỏ mọc đôi bờ, đâu chỉ có hồ sen thơm ngát bốn mùa, nơi đây còn có những cánh đồng xanh ngan ngát thơm mùi hương lúa, những hàng râm bụt đỏ au trên những hàng rào.
Ngôi nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, năm gian, lợp tranh. Đây là nơi gắn bó với thơ ấu của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho một tinh thần yêu nước và tư tưởng lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Đơn giản dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả nhà Người ở, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp , nhỏ bé ,tiêu biểu cho những nếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng những tấm giại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước – gắn liền với không gian rộng rãi của thiên nhiên.
Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt giường thờ và là nơi tiếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian thứ ba là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi nghỉ và sinh hoạt của cả gia đình. Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương , là nơi chứng kiến quá trình học tập , trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đi đầu về lòng yêu nước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước rồi đây của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Con người nơi đây cũng nhẹ nhàng và dễ mến lạ thường. Họ niềm nở ngọt ngào chào đón những khách du lịch bằng tiếng Nghệ đặc trưng. Người con trai nơi đây thì chất phác hồn hậu, người con gái thì thanh khiết trong veo dịu dàng. Thỉnh thoảng đâu đó tôi lại nghe thấy một câu hò xứ Nghệ trong trẻo vang lên. Người ta vẫn bảo người miền Trung ngọt ngào lắm, mến khách lắm. Đến hôm nay tôi đã cảm nhận được điều này.
Một chuyến du lịch tới quê hương Bác Hồ đã cho ta thêm hiểu về một vùng đất nuôi dường con người kiệt xuất Hồ Chí Minh. Ở nơi đó có hững mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru à ơi của mẹ , có câu dân ca mênh mang cùng đồng đất núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vẫn luôn ngát hương tươi đẹp vẻ đẹp làng quê Việt Nam.