Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm Câu 1 Mình ko biết.Xin lỗi nha.
Câu 2.Câu “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”, bé Thu muốn nhờ ba nhưng không chịu nói tiếng “ba”. Việc sử dụng hàm ý của bé Thu không thành công vì tuy hiểu nhưng anh Sáu giả vờ ngồi im.
Câu 3. Qua câu chuyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng chúng ta thấy chiến tranh đã đi qua mấy chục năm nhưng với không ít người, dường như nỗi đau vẫn còn đó. Hình ảnh về cuộc chiến đấu với đạn bom, khói lửa giờ đây đã trở thành ký ức nhưng sự mất mát, giọt nước mắt đau thương vẫn lẩn khuất đâu đó trong tim những người ở lại.Biết bao gia đình, bao nhiêu ngôi nhà những con người đáng thương đã là nạn nhân của chiến tranh ,vợ phải xa chồng ,có những đứa trẻ vừa sinh ra đã phải xa bố tình cảm gia đình chia cách.Thật là sự mất mát đến nghẹn lời.
Em tham khảo dàn ý (Từ đây em có thể viết thành đoạn văn được rồi nhé):
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm " Chiếc lược ngà"
- Giới thiệu tình cảm cha con sâu đậm , thiêng liêng của cha con ông Sáu trong trong giờ phút chia tay.
B. Thân bài
1. Nhân vật bé Thu
- Là một cô bé bướng bỉnh , ương ngạnh nhưng hết mực yêu thương ba
- Lúc đầu khi thấy ông Sáu , Thu không nhận ba và em kiên quyết khước từ mọi tình cảm của ông Sáu : xa lánh , hắt hủi , nói trống không , thậm chí là có hành động hỗn láo với ba.
- Sau khi được bà ngoại cho biết rằng đây chính là ba mình , Thu cảm thấy có lỗi vô cùng
- Sáng hôm sau , khi anh Sáu lên đường nhập ngũ , Thu đã chạy lại gọi ba, ôm ba, giữ ba
2. Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu
- Bé Thu chia tay ba trong tâm trạng đầy tiếc nuối
- Sáng hôm sau , khi ông Sáu lên đường đi nhập ngũ , Thu mới vội vã chạy lại và ôm trầm lấy ba.
- Nó chạy lại ôm lấy ba , túm lấy người ba , hôn lên khắp người ba , kiên quyết không cho ba đi
- “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”, nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
- Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi
- Tiếng " ba" mà Thu đè nén 8 năm nay bật ra thành tiếng gọi nghẹn ngào khiến ai cũng xúc động trước tình cảm của hai cha con trong giờ phút chia tay.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị câu chuyện
- Khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng của ông Sáu với bé Thu.
Tham khảo:
I, Dàn ý tham khảo
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng
+ Là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam
+ Phong cách sáng tác
+ Tác phẩm tiêu biểu
- Giới thiệu tác phẩm: Chiếc lược ngà
+ Xuất xứ
+ Nội dung, nghệ thuật
- Giới thiệu khái quát về tình cảm của bé thu dành cho cha
B. Thân bài
1. Trước khi nhận ông Sáu là cha
- Cô bé đã vô cùng hoảng sợ và phải gọi “Má!Má!”, nó nhìn ông Sáu bằng đôi mắt xa lạ.
- Rồi những ngày sau đó Thu tỏ ra ngang ngạnh, bướng bỉnh, gan lì kiên quyết không gọi ông Sáu là ba. Bị mẹ ép gọi ba vào ăn cơm nó chỉ nói trống không, khi bị đẩy tới bước đường cùng chắt nước cơm nó cũng linh hoạt tự làm một mình.
- Nhất là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát cơm, khiến cơm văng tung tóe.
+ Bé Thu đã bị cha đánh
+ Nhưng bé không khóc mà bỏ chạy sang nhà bà.
=> Đây là sự biểu hiện của một cái tính mạnh mẽ, đồng thời cũng rất phù hợp với tâm lý thường thấy của con người.
2. Sau khi nhận ông Sáu là cha
- Cất tiếng gọi trìu mến "Ba...ba"
+ Tiếng gọi như xé tan khung cảng đượm buồn
+ Tiếng gọi như thổn thức trong ông Sáu.
+ Hai cha con ôm nhau khóc.
- Những ngày sau đó, Thu luôn nhớ về ba.
- Buồn bã khi nhận được tin ba hi sinh nhưng luôn tự hào.
C. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm
HS viết đoạn văn từ 5 – 7 câu nêu cảm nhận về khổ thơ đầu bài Sang thu, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần phụ chú.
Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
+ Bỗng nhận ra => sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước.
+ Hương ổi phả (động từ mạnh) vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ..là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về!
+ Hình như thành phần tình thái diễn tả tâm trạng còn chưa chắc chắc. Tâm hồn thi sĩ có sự cảm nhận thật tinh tế.
→ Cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự biến đổi của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.
Em tham khảo: Lần sau ghi đúng đề nha, NV bé Thu và ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà nhé!
Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Ông Sáu- (TPBL phụ chú) Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông trở về nhà trong sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Chắc hẳn (TPBL tình thái) cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha là bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.