Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc. Với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc: xây dựng tình huống cực đoan vô lí, sử dụng yếu tố gây cười, kết thúc truyện bất ngờ. Trước lời góp ý của những người qua đường lần lượt bỏ đi từng chữ rồi cất luôn tấm biển. Trong khi đó, mỗi chữ trên tấm biển rất đầy đủ, rõ ràng thông tin cần thiết cho việc quảng bá sản phẩm và hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nhưng tấm biển lúc này đã trở nên ko có hiệu quả. Qua câu truyện, chúng ta rút ra bài học phải biết lắng nghe suy nghĩ kĩ tiếp thu trước ý kến của người khác
Bài học trong chuyện " Treo biển "
- Lắng nghe ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc.
- Phải có chủ kiến khi làm việc
Mùa hè năm ngoái, tôi được đi Trà Vinh chơi cùng với bạn tôi là X.Nhi và Nhân. Lúc đó, Trà Vinh đã vào mùa gặt. Năm đó được mùa lớn. Xóm làng quê tưng bừng như ngày hội. Bà con cô bác xóm dưới sóc trên vô cùng mừng vui, hớn hở. Những cánh đồng quê thẳng cánh cò bay, vàng rực một màu lúa chín. Gió thổi, lúa reo, lúa hát trong âm thanh rì rào. Tàu thuyền cập bến, hối hả chở lúa đi, về trong nắng đẹp.
- 3 danh từ chung ở bài 1 là: Tàu thuyền, Xóm làng quê, Gió
- 3 danh từ riêng ở bài 1 là: Trà Vinh, X.Nhi,Nhân
Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.
THAM KHẢO:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có rất nhiều lối sống xấu, đáng chê trách của con người, một trong số đó là lối sống ỷ lại. Sống ỷ lại là phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác, luôn chờ sự giúp đỡ của người khác. Nó giống như một lưỡi dao khiến con người ta ngày càng mất dần khả năng tự lập. Nguyên nhân chính của lối sống này này là do sự lười biếng trong cả tư duy lẫn hành động. Nó có rất nhiều tác hại. Người sống ỷ lại không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo, dễ gặp thất bại trong mọi việc. Những con người không biết vươn lên sẽ kéo sự phát triển của xã hội đi xuống. Vì vậy, mỗi người cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình. Hãy luôn là người có bản lĩnh, chủ động đưa ra những quyết định sáng suốt trong mọi việc.
Tham khảo
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử thật tàn nhẫn với em. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Bài làm
“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.
Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.
Đây thực sự là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục con người ta, cần phải có cái nhìn tổng thể trước khi đánh giá một việc gì đó.
5 ông đi coi bói voi nhưng không thành còn đạp phải sit voi xem trong sit voi có gì thì một con voi con xuất hiện trong đống phân sau đó vào 5 ông chạy tới húp hết đống phân voi ông con nói nó còn nóng ăn mới ngon
Trong nền văn học Việt Nam thì tiếng cười dân gian rất phong phú mang đủ cung bậc khác nhau.Có tiếng cười hóm hỉnh, hài hước giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc, nhưng có tiếng cười trào lộng, châm biếm phê phán những thói hư, tật xấu hay đả kích những con người có tính xấu.Treo biển là một trong những truyện ngụ ngôn chứa đựng ý nghĩa thâm thuý dưới hình thức tiếng cười vui vẻ, nhẹ nhàng như một bài học để răn dạy người đời của tác giả dân gian. Nội dung kể về một ông chủ cửa hàng bán cá treo tấm biển : Ở đây có bán cá tươi. Nội dung tấm biển được một số người qua đường góp ý theo cách “nghĩ gì nói nấy”, ông chủ nghe theo, cứ bỏ dần từng chữ và cuối cùng cất luôn cái biển.Đọc truyện, chúng ta thấy nực cười vì trên đời này không có ai góp ý kiểu như vậy và cũng chẳng có ai dễ dàng làm theo những lời góp ý vớ vẩn như thế. Điều thú vị là truyện lấy cái không thể xảy ra để nói đến hiện tượng có thực trong cuộc sống hằng ngày. Mượn chuyện ông chủ cửa hàng bán cá nghe ai góp ý cũng làm theo, truyện ngụ ý phê phán những người không có chứng kiến riêng của mình.Truyện ngắn gọn nhưng vẫn có đầy đủ cốt truyện và nhân vật. Ngôn ngữ kể giản dị, mộc mạc, gần gũi nhưng hài hước.