Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Hầu hết các quốc gia có có biển (trong đó có Việt Nam) đều rất coi trọng phát triển kinh tế biển; đẩy mạnh khai thác không gian, mặt biển, tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và đặc quyền kinh tế biển.
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Bình quân khoảng 1 km2 đất liền có xấp xỉ 4 km2 vùng lãnh hải; cứ 100 km2 đất liền có 1 km chiều dài bờ biển. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có diện tích 208.560 km2, chiếm 51% tổng diện tích cả nước với dân số hơn 40 triệu người, chiếm gần 50% dân số cả nước.
Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo, phân bố tập trung ở ven bờ Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Một số đảo ven bờ miền Trung và Tây Nam Bộ và 2 quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Diện tích đất dải ven biển chỉ tính các huyện tiếp giáp với biển có gần 6 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 2 triệu ha, đất lâm nghiệp khoảng 1,8 triệu ha. Ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn còn khoảng 250.000 ha phân bố ở vùng ven biển phía Nam và phía Bắc, riêng miền Trung rừng ngập mặn còn lại rất ít. Diện tích đầm phá phấn bố tập trung ở ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, chiếm gần 40.000 ha. Đây là các thủy vực nông có bản chất môi trường nước lợ, mặn và là môi trường phát triển thủy sản rất tốt. Ngoài ra còn có khoảng 290.000 ha bãi triều và hàng vạn ha vùng cát phân bố dọc ven biển miền Trung.
Tài nguyên nước mặt ven biển Việt Nam phân bố trên phạm vi rộng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với nhiều loại hình đa dạng phụ thuộc vào địa hình, địa mạo. Đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý tài nguyên nước. Trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven biển và trên các đảo lên đến hơn 14 triệu m3/ngày, thuộc diện tương đối dồi dào. Tuy vậy, do phân bố xen kẽ các phần diện tích nước mặn nên khó khai thác, song chất lượng nước ngầm ven biển đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Đặc biệt, các bể dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là có triển vọng khai thác, với trữ lượng phát hiện khoảng 4 tỷ m3 dầu quy đổi (tính đến hết năm 2010). Khoáng sản ven bờ biển, trên các đảo cũng được đánh giá có triển vọng tốt, đã ghi nhận trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt; xác định trên 59 mỏ, điểm quặng titan.
Theo kết quả điều tra, đánh giá mới nhất: Ven biển Việt Nam có tổng trữ lượng hơn 600 triệu tấn quặng titan-ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…). Trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò và đánh giá lên đến hơn 144 triệu m3. Vùng ven biển cũng là nơi tập trung nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, xi măng, sét, đá ốp lát… Biểu hiện kết hạch sắt-magan, sa khoáng silmenit-zicon-monazite có casiterit và vàng đi kèm, phi kim loại, khí hydrate dưới đáy biển, vùng biển sâu cũng có tiềm năng lớn và khả năng khai thác.
Hiện trong vùng biển của nước ta cũng đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong tổng số các loài được phát hiện, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, hơn 2.000 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.
Các rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn, thực vật phù du, động vật phù du, sinh vật đáy, cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và trên các đảo. Đó là chưa kể đến tài nguyên vị thế của cảng biển, du lịch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều… cũng đã được phát hiện, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế biển và quốc kế, dân sinh.
Riêng chất lượng nước ven biển, vùng cửa sông, ngoài khơi của Việt Nam nhìn chung còn tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển. Các hệ sinh thái đặc thù như hệ sinh thái đảo, cồn cát, đất ngập nước, cửa sông, đầm nuôi thủy sản, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng - vịnh, vùng triều… tạo nên sự đa dạng, phong phú của biển Việt Nam. Đây là những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn được ghi nhận, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.
Biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm… ... Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
Bảng xếp hạng
Tất cảToánVật lýHóa họcSinh họcNgữ vănTiếng anhLịch sửĐịa lýTin họcCông nghệGiáo dục công dânÂm nhạcMỹ thuậtTiếng anh thí điểmLịch sử và Địa lýThể dụcKhoa họcTự nhiên và xã hộiĐạo đứcThủ côngQuốc phòng an ninhTiếng việtKhoa học tự nhiên
Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của biển và đại dương. Hầu hết các quốc gia có có biển (trong đó có Việt Nam) đều rất coi trọng phát triển kinh tế biển; đẩy mạnh khai thác không gian, mặt biển, tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của biển để phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và đặc quyền kinh tế biển.
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Bình quân khoảng 1 km2 đất liền có xấp xỉ 4 km2 vùng lãnh hải; cứ 100 km2 đất liền có 1 km chiều dài bờ biển. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển có diện tích 208.560 km2, chiếm 51% tổng diện tích cả nước với dân số hơn 40 triệu người, chiếm gần 50% dân số cả nước.
Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo, phân bố tập trung ở ven bờ Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ. Một số đảo ven bờ miền Trung và Tây Nam Bộ và 2 quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Diện tích đất dải ven biển chỉ tính các huyện tiếp giáp với biển có gần 6 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp hơn 2 triệu ha, đất lâm nghiệp khoảng 1,8 triệu ha. Ở khu vực ven biển, rừng ngập mặn còn khoảng 250.000 ha phân bố ở vùng ven biển phía Nam và phía Bắc, riêng miền Trung rừng ngập mặn còn lại rất ít. Diện tích đầm phá phấn bố tập trung ở ven biển miền Trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận, chiếm gần 40.000 ha. Đây là các thủy vực nông có bản chất môi trường nước lợ, mặn và là môi trường phát triển thủy sản rất tốt. Ngoài ra còn có khoảng 290.000 ha bãi triều và hàng vạn ha vùng cát phân bố dọc ven biển miền Trung.
Tài nguyên nước mặt ven biển Việt Nam phân bố trên phạm vi rộng dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, với nhiều loại hình đa dạng phụ thuộc vào địa hình, địa mạo. Đặc điểm này đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý tài nguyên nước. Trữ lượng khai thác nước dưới đất vùng ven biển và trên các đảo lên đến hơn 14 triệu m3/ngày, thuộc diện tương đối dồi dào. Tuy vậy, do phân bố xen kẽ các phần diện tích nước mặn nên khó khai thác, song chất lượng nước ngầm ven biển đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Đặc biệt, các bể dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được đánh giá là có triển vọng khai thác, với trữ lượng phát hiện khoảng 4 tỷ m3 dầu quy đổi (tính đến hết năm 2010). Khoáng sản ven bờ biển, trên các đảo cũng được đánh giá có triển vọng tốt, đã ghi nhận trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt; xác định trên 59 mỏ, điểm quặng titan.
Theo kết quả điều tra, đánh giá mới nhất: Ven biển Việt Nam có tổng trữ lượng hơn 600 triệu tấn quặng titan-ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…). Trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò và đánh giá lên đến hơn 144 triệu m3. Vùng ven biển cũng là nơi tập trung nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, xi măng, sét, đá ốp lát… Biểu hiện kết hạch sắt-magan, sa khoáng silmenit-zicon-monazite có casiterit và vàng đi kèm, phi kim loại, khí hydrate dưới đáy biển, vùng biển sâu cũng có tiềm năng lớn và khả năng khai thác.
Hiện trong vùng biển của nước ta cũng đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Trong tổng số các loài được phát hiện, có khoảng 6.000 loài động vật đáy, hơn 2.000 loài cá, 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 94 loài thực vật ngập mặn, 225 loài tôm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 12 loài thú biển, 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước.
Các rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, rừng ngập mặn, thực vật phù du, động vật phù du, sinh vật đáy, cá biển, chim biển, thú biển và bò sát với nhiều loài có giá trị kinh tế cao, đã và đang được khai thác, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển và trên các đảo. Đó là chưa kể đến tài nguyên vị thế của cảng biển, du lịch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều… cũng đã được phát hiện, khai thác, sử dụng phục vụ phát triển kinh tế biển và quốc kế, dân sinh.
Riêng chất lượng nước ven biển, vùng cửa sông, ngoài khơi của Việt Nam nhìn chung còn tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển. Các hệ sinh thái đặc thù như hệ sinh thái đảo, cồn cát, đất ngập nước, cửa sông, đầm nuôi thủy sản, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, vũng - vịnh, vùng triều… tạo nên sự đa dạng, phong phú của biển Việt Nam. Đây là những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn được ghi nhận, góp phần đưa nước ta trở thành một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới.
Biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm… ... Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.