K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2021

Tham khảo:

 Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó. Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác.

 

 

26 tháng 2 2021

"Đi đường" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong "Nhật kí trong tù". Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ" này. Nam Trân đã dịch thành thơ lục bát:

"Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".

Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về người đi đường. Nhân vật ở trong bài chính là bác Hồ Chí Minh trong những ngày tháng gian lao cực nhọc ở trong tù. Mỗi ngày bác đều ở trong tù viết thơ.  Đây chính là bài thơ của bác khi phải đi chuyển nhà tù từ nơi này đến nơi khác.Nhiều khi tưởng chừng không thể chịu đựng nổi vì phải chịu cảnh đày ải rất khổ cực: "tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích... đi mãi đi mãi mà không biết đi đâu về đâu.

Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông... qua gần ba mươi nhà tù" (Trần Dân Tiên). Vì thế, câu thơ được viết lên từ một hiện thực trần trụi của một con người từng trải nên vô cùng thuyết phục. Tới câu thừa đề, nhà thơ chỉ rõ ra sự vất vả, gian lao của đường đi khó. Phải đi từ nơi này đến nơi khác đi từ núi này sang núi khác.Cảnh núi non hiểm trở, trùng điệp cứ nối tiếp nhau chạy ra xa tít tắp mà không có điểm dừng. Vượt qua được dãy núi cao chót vót, trập trùng tưởng chừng đã thoát khổ nào ngờ những thử thách mới lại tiếp tục mở ra và đang chờ ở phía trước.Sự thấm thía về những chặng đường đã đi qua và những chặng đường gian nan đang tiếp tục đi tới. Đó là cả một hành trình không chỉ đòi hỏi con người có được một sức khỏe dẻo dai mà cao hơn còn cần có một ý chí, một nghị lực bền bỉ, một tinh thần vượt khó phi thường. Và cuối cùng Bác đã nỗ lực vượt lên chính mình để đi tới đỉnh cao chiến thắng.

            Vượt qua được biết bao nhiêu là thử thách, vất vả với những chặng đường đi gập ghềnh, uốn khúc quanh co, nỗi nhọc nhằn đã lùi lại phía sau và người đi đường đã leo được lên đỉnh cao chót vót.

          Câu thơ cuối đã phác họa thành công tư thế của con người chiến thắng. Tất cả vạn vật đã bỗng chốc thu nhỏ lại vào trong đôi mắt của người anh hùng. Nỗi nhọc nhằn vất vả vừa qua đã tan biến vào hư vô, thay thế vào đó là niềm vui sướng, hạnh phúc và cả sự đắm chìm hồn người vào trong cảnh vật thiên nhiên. Đó là đỉnh cao của sự chiến thắng, của sự vượt lên chiến thắng chính mình trước những vất vả, gian khó.

           Bài thơ nói tới chuyện đường đi khó, hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ.

12 tháng 3 2021

Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”

       Đường đi chuyển lao gian khó cũng có nghĩa là con đường hoạt động cách mạng nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mất muôn trùng nước non”

ok bạn nha


 

 
14 tháng 12 2021

bài văn hay nha

1 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.


      Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người, của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm,… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:

“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

1 tháng 3 2022

Tham Khảo:

Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.


      Qua bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh, người đọc đã cảm nhận được một nhân cách cao đẹp trong con người, của Bác. Có lẽ trên thế giới ít có vị lãnh tụ nào phải chịu nhiều cảnh tù đày, khổ đau như Bác. Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao? Cùng với tù đày là những nỗi đớn đau tột cùng về thể xác bởi đường đi có quá nhiều gian khó: hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng” gợi đến những cảnh tù đày, bắt bớ, những giam cầm,… Nhưng vượt lên tất cả, tâm hồn Bác toả sáng bởi tấm lòng rộng mở đối với thiên nhiên, và đặc biệt là bởi sự lạc quan với tầm nhìn lãnh tụ. Chỉ điều đó mới giúp Bác vượt qua tất cả những đau đớn về thể xác để có thể hạ xuống câu thơ:

“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

4 tháng 4 2021

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng.