Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Từ nhỏ những câu ca dao, dân ca đã đi vào từng lời ru, tiếng hát (từ ghép chính phụ) của bà, của mẹ và cùng chúng ta lớn lên từng ngày. Đặc biệt, những bài ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình thật đẹp và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Tình cảm gia đình luôn là một điều gì đó làm cho chúng ta mỗi khi nhớ đến thì vô cùng xúc động. Những bài ca dao ấy đã nói lên được tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm anh em (từ ghép đẳng lập) trong gia đình. Những tình cảm đó đi vào những câu hát lại nó đẹp hơn mấy phần. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ câu " Công cha như núi Thái Sơn...." câu ca dao đã nói lên công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái là không gì sánh được nhưng đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta cần có trách nhiệm đối với những công lao đó của cha mẹ.
Em tham khảo:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Lời bài thơ giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng, như lời ru gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này. Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò của người mẹ ví với đất hoặc ví với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống. Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ . Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông(từ láy) không thể nào đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn. Công cha, nghĩa mẹ được đúc kết lại ở Cù lao chín chữ. Lời nhắn nhủ chan chứa ân tình về công cha, nghĩa mẹ, về đạo làm con dần dần thấm qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái, cứ từng ngày, từng ngay nuôi dưỡng tâm hồn và nhan cách của mỗi chúng ta(Đại từ).
Em tham khảo:
Bài ca dao nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói. Cách thầy phán là kiểu nói dựa, nước đôi. Thầy nói rõ ràng(từ láy), khẳng định như đinh đóng cột cho người đi xem bói đang hồi hộp chăm chú lắng nghe. Nhưng nói về những sự hiển nhiên, do đó lời phán trở thành vô nghĩa, ấu trĩ , nực cười. Bài ca đã phóng đại cách nói nước đôi đó để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy. Bài ca dao phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát(từ ghép), lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, nó(đại từ) châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học. Vì vậy bài ca vẫn còn ý nghĩa thời sự.
Em tham khảo:
"Công cha như núi ngất trời" là bài ca dao tiêu biểu nhất, hay nhất trong chủ đề ca dao về tình cảm gia đình(Từ ghép). Bài ca dao là lời ru của mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở con công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống tròn đạo hiếu nghĩa. Trước hết, hai câu đầu nói đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ vĩ đại của cha mẹ. Lời ca đã lấy hình ảnh "núi ngất trời" và "biển rộng mênh mông" để liên tưởng, ví von với công cha nghĩa mẹ. Cách so sánh thật dễ hiểu. Núi và biển là biểu tượng cho sự lớn lao, vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên nên so sánh với công cha nghĩa mẹ thì thật là hay và phù hợp quá. Không chỉ có thế, tiếp nối đến câu thứ ba, tác giả dân gian đã nhấn lại hình ảnh "núi cao", "biển rộng" khiến núi càng cao, biển càng rộng mênh mông, vĩ đại và công cha càng lớn, nghĩa mẹ càng sâu. Nói cách khác, núi không bao giờ mòn, biển không cao giờ vơi cạn giống công ơn cha mẹ là bất diệt, vô biên không thể đong, đo, đếm và không thể kể hết nổi. Cách nói ẩn dụ, điệp ngữ "núi cao, biển rộng" thật hàm súc, càng tô đậm công cha, nghĩa mẹ. Hơn thế, lời ca đã khéo sử dụng thành ngữ "cù lao chín chữ" để nhắc đến chín chữ khái quát cho công lao cha mẹ nuôi con vất vả(Từ láy) nhiều bề để người đọc thấm nhuần lời dạy hơn. Mặc dù vậy, trong thực tế cuộc sống, để nuôi dạy con nên người thì công lao cha mẹ.
Mn ơi mn ghi xong () chú thích sang bên cạnh giúp mình cũng đc ko cần gạch đâu , camon mn !
Từ nhỏ những câu ca dao, dân ca đã đi vào từng lời ru, tiếng hát (từ ghép chính phụ) của bà, của mẹ và cùng chúng ta lớn lên từng ngày. Đặc biệt, những bài ca dao, dân ca, những câu hát về tình cảm gia đình thật đẹp và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Tình cảm gia đình luôn là một điều gì đó làm cho chúng ta mỗi khi nhớ đến thì vô cùng xúc động. Những bài ca dao ấy đã nói lên được tình cảm mẫu tử, phụ tử, tình cảm anh em (từ ghép đẳng lập) trong gia đình. Những tình cảm đó đi vào những câu hát lại nó đẹp hơn mấy phần. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ câu " Công cha như núi Thái Sơn...." câu ca dao đã nói lên công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái là không gì sánh được nhưng đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta cần có trách nhiệm đối với những công lao đó của cha mẹ.
Có mấy số hả mày