Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong truyện " Kiều ở lầu ngưng bích ", Nguyễn Du miêu tả nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Kiều.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: “đinh ninh hai miệng một lời song song”. Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công. Hết thương Kim Trọng, Kiều lại thương mình.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Một mình nàng bơ vơ nơi chân trời góc bể nafgn nhó về Kim Trọng nỗi nhớ đau đớn, tình cảm của nàng dành cho chàng Kim chẳng bao giờ phai nhạt. Câu thơ " tấm son gột rửa bao giờ cho phai " vừa sử dụng nghệ thuật ẩn dụ vừa là câu hỏi tu từ. Từ " tấm son " nghĩa là luôn giữ tấm lòng chung thủy, son sắc.
Xót người tựa cửa hôm mai…
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ ?
Nàng sót thương cha mẹ khi sáng chiều " tựa cửa " ngóng tin con, nàng không khỏi day dứt khôn nguôi vì cha mẹ đã tuổi già sức yếu mà nàng không thể tự tay chăm sóc. Tác giả sử dụng thành ngữ " Quạt nồng ấp lạnh" để nói lên tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Kiều.
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Cụm từ " Sân lai, gốc tử " thể hiện tâm trạng xót xa, lo lắng của Kiều. Hình ảnh " cách mấy nắng mưa " vừa gợi sự xa cách vừa gợi sức mạnh tàn phá của tự nhiên đối với cảnh vật. Trong cảnh ngộ như vật Kiều là một người vô cùng đáng thương nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của bản thân để nghĩ về người yêu, nhớ về cha mẹ không biết giờ này họ ra sao. Nàng là một người chung thủy, một người con hiếu thảo, một người phụ nữ có tấm lòng vị tha và đáng trân trọng. Trong bài thơ, còn có một chi tiết vô cùng quan trọng đó là Kiều ẫ bày tỏ nỗi nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau bởi trong cơn gia biến, Thúy Kiều đã hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Với Kim Trọng , Kiều luôn canh cánh bên mình vì cảm thấy đã phụ tình chàng và có lỗi với chàng khi không giữ được lời hẹn ước. Nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Thúy Kiều khiến Thúy Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng. Đọc đoạn thơ, chúng ta không chỉ hiểu được tâm trạng Kiều, mà còn thấy ở Kiều những phẩm chất tốt đẹp. Đó là một con người đầy lòng vị tha. Đồng thời chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm của nhà thơ đối với nhân vật. Và nhất là thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
* đây là mình có tham khảo một chút ở trên mạng ạ *
Chúc bạn học tốt !!!
Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)
- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại
+ Nhớ đêm trăng thề nguyền
+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha
- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa
→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu
Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)
- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ
- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con
- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần
→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa
- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)
Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý
Tham khảo.
Tiếp theo niềm cảm hứng say sưa, bài ca lao động vẫn vang lên khỏe khoắn, ngợi ca cảnh đánh cá trên biển, dưới trời trăng sao. Tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt đẹp:
“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lới vây giăng.”
Tác giả đã sáng tạo khi sử dụng hình ảnh nói quá: đoàn thuyền đánh cá như đi trong sự vây bọc, nâng đỡ của thiên nhiên. Gió – người bạn thân thiết của con người – lái con thuyền ra khơi. Gió thổi phồng căng cánh buồm như vầng trăng khuyết, rồi mây cũng như cao hơn, thoáng đãng hơn,… Tất cả được nhìn từ cặp mắt của những người dân lao động đã dành được quyền làm chủ biển trời quê hương. Cảnh kì vĩ, lớn lao, phóng khoáng bởi con người sảng khoái, tự do. Trong mối quan hệ giao hòa, thiên nhiên càng huy hoàng, lớn lao bao nhiêu thì càng tôn vẻ đẹp con người lên bấy nhiêu. Tầm vóc của họ vụt cao lên, sánh ngang với biển trời vũ trụ, Động từ “ lướt” cho thấy đoàn thuyền chạy rất nhanh trên mặt biển, càng chứng tỏ khí thế phơi phới của người dân làng chài.
Tiếp theo niềm cảm hứng say sưa, bài ca lao động vẫn vang lên khỏe khoắn, ngợi ca cảnh đánh cá trên biển, dưới trời trăng sao. Tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh tuyệt đẹp:
“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lới vây giăng.”
Tác giả đã sáng tạo khi sử dụng hình ảnh nói quá: đoàn thuyền đánh cá như đi trong sự vây bọc, nâng đỡ của thiên nhiên. Gió – người bạn thân thiết của con người – lái con thuyền ra khơi. Gió thổi phồng căng cánh buồm như vầng trăng khuyết, rồi mây cũng như cao hơn, thoáng đãng hơn,… Tất cả được nhìn từ cặp mắt của những người dân lao động đã dành được quyền làm chủ biển trời quê hương. Cảnh kì vĩ, lớn lao, phóng khoáng bởi con người sảng khoái, tự do. Trong mối quan hệ giao hòa, thiên nhiên càng huy hoàng, lớn lao bao nhiêu thì càng tôn vẻ đẹp con người lên bấy nhiêu. Tầm vóc của họ vụt cao lên, sánh ngang với biển trời vũ trụ, Động từ “ lướt” cho thấy đoàn thuyền chạy rất nhanh trên mặt biển, càng chứng tỏ khí thế phơi phới của người dân làng chài.
“Mùa xuân nho nhỏ” là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung. Khao khát đó cháy bỏng, tự nhiên và thuần phác khi nhà thơ lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên giản dị để diễn tả:
Ta làm con chim hótTa làm một nhành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyếnLàm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời. Đặc biệt ước nguyện muốn thóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. Tác giả muốn được cống hiến âm thầm, lặng lẽ điều này làm cho người đọc xúc động trước lời tâm sự của con người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời – Thanh Hải!