Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
-Giá trị hiện thực:Sự chịu khổ cực của những người nông dân đói nghèo của xã hội thực dân phong kiến đương thời.Mối xung đột gay gắt giữa bọn thống trị và người nông dân lao động trong xã hội ấy.Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân giàu tình yêu thương và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
-Giá trị tố cáo:Tố cáo,vạch trần bộ mặt tàn ác,tham lao và vô lương tâm của của bọn phong kiến thống trị đến bọn địa chủ keo kiệt,bọn hào lí,bọn quan lại dâm ô bỉ ổi và bọn tay sai hung hãn...
Em tham khảo:
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Qua đoạn Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn), tác giả đã lên án, tố cáo chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp và bọn cường hào địa chủ tiếp tay cho chúng bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân ta trở nên bần cùng hóa. Trong đoạn trích, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.
Tham khảo:
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.
Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.
Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Câu chủ đề là: CHị Dậu là một người phụ nữ yêu thương chồng con, tháo vác, thông minh, có tinh thần đấu tranh chống áp bức
Tham khảo!
Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Tham khảo:
Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.
gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu.Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ là 1 thân xác rũ rượi.Được bà hàng xóm cho bát gạo , chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn . Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe và còn đánh chị và trói anh Dậu mang đi. Qúa phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt , quật ngã hai tên tay sai
nếu có hay thì k cho mình nhé
tham khảo:
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
tham khảo
Tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” nằm trong Tắt đèn được coi là tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, tiểu thuyết là một bức tranh xã hội cũ, một xã hội mà con người phải chịu áp bức bóc lột mạnh mẽ, một xã hội thối nát và đáng lên án. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh chị Dậu, một người đàn bàn chịu thương chịu khó một người nông dân nghèo đang trong mùa nộp sưu, nộp thuế, hình ảnh đó nổi lên điển hình một cuộc sống khó khăn, bần cùng của người nông dân khi bị chính cái chế độ thực dân áp đặt lên, cùng tồn tại song song là hình ảnh người nhà lí trưởng, chính những con người như thế đã đem lại cuộc sống bần cùng của người nông dân, một bộ phận hống hách coi tính mạng người nông dân như cỏ rác, coi trọng đồng tiền hơn tất cả những thứ khác. Và con người nông dân phải gắng gượng vô cùng trong một xã hội như thế, sự gắng gượng của chị trong cái chế độ đó cũng không gánh nổi suất sưu cho chồng, rồi cắn răng chịu đựng khi phải bán chính đứa con của mình đi. Thông qua tác phẩm nhà văn đưa đến người đọc cái nhìn cụ thể nhất về số phận con người trong xã hội cũ qua những hình ảnh đối lập, dành tình cảm yêu thương vô cùng đối với những người bị áp bức bóc lột vô lí, với phong cách hiện thực phế phán tác giả đã cho thấy phong cách văn chương của mình khi gửi đến người đoc
e cảm ơn ạ