K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi llưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Thánh Gióng là một anh hùng dân tộc vĩ đại tiêu biểu trong những câu chuyện truyền thuyết của dân tộc ta. Chàng sinh ra với sứ mệnh to lớn: đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ hòa bình cho đất nước. Sự ra đời và lớn lên của Gióng mang đậm sự kì lạ, huyền bí. Mãi đến khi đất nước lâm nguy, cần người hùng xuất hiện, chàng mới lột đi vỏ bọc của một đứa trẻ, để gánh lấy nhiệm vụ cứu nước. Đặc biệt, ở nhân vật Thánh Gióng, đã toát lên được sự đoàn kết, yêu thương đùm bọc của nhân dân ta. Cơm Gióng ăn, áo gióng mặc là do người dân cùng chung tay góp sức. Tất cả cùng đồng lòng đồng sức muốn đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Nhân vật Thánh Gióng đã trở thành một bức tượng đài vĩ đại trong lòng em và dân tộc.

31 tháng 7 2018

  Truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và luôn mang trong mình một vẻ đẹp của tinh thần nhân văn cao quý. Câu chuyện, cảnh vật, con người... được nói đến trong truyện cổ dân gian rất gần gũi, thân thiết với cuộc sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Từ truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cho đến truyện cười, truyện ngụ ngôn,... mỗi truyện đều có một sắc thái riêng, ý vị riêng và thật đáng yêu, đáng nhớ.
Thánh Gióng là một trong những truyện cổ phản ánh sức mạnh Việt Nam từ thuở bình minh của dân tộc vào thời đại vua Hùng Vương thứ 6. Hơn thế nữa, Thánh Gióng còn là một truyện cổ tràn đầy tinh thần yêu nước với hình tượng nghệ thuật đẹp, được xây dựng bằng một tầm vóc cao cả, kì vĩ
Trước hết, truyện Thánh Gióng tràn đầy tình yêu nước - đất nước Văn Lang thân yêu bị giặc Ân xâm lăng. Thế giặc như sóng dữ tràn tới. Làng xóm ta bị giặc đốt phá, nhân dân ta bị giặc tàn sát dã man. Nhà vua kêu gọi bậc hiền tài ra đánh giặc cứu nước. Mới lên ba tuổi, Gióng đã đứng lên ứng nghĩa, đáp lại lời kêu gọi của non sông. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói yêu nước, nêu cao khí phách anh hùng, quyết tâm đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước. Một tiếng nói vang dội núi sông đến muôn đời:
- Nhà ngươi hãy về tâu với Đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt, một áo giáp sắt, ta sẽ đánh tan lũ giặc này!
Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới may mặc đã chật. Nhà mẹ Gióng lại rất nghèo. Cả làng thương Gióng, bà con đem cơm gạo, lụa vải đến để nuôi Gióng. Tình tiết ấy nói lên rằng, khi Tổ quốc lâm nguy, nhân dân ta đã biết đoàn kết một lòng, đem nhân tài, vật lực ra đánh giặc cứu nước.
Trên chiến trường, Gióng thúc ngựa sắt xông vào lũ giặc. Ngựa sắt phun lửa. Gióng vung roi sắt đánh cho giặc Ân tơi bời, kinh hồn bạt vía.
Roi sắt gãy khi trận đánh đang diễn ra ác liệt. Gióng mưu trí nhố tre làm vũ khí quật vào quân cường bạo. Giặc chết như ngả rạ. Gióng đã biến cái gộc tre bình dị thành vũ khí vô cùng lợi hại để tiêu diệt kẻ thù.
Hình ảnh người con trai làng Gióng xông pha giữa rừng tên mũi giáo của giặc Ân, lúc thì vung roi sắt đánh giặc, lúc thì nhổ tre quật giặc đã thể hiện tinh thần chiến đấu quả cảm, mưu trí vô song và sức mạnh vô địch của người anh hùng dân tộc trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Đánh tan giặc, Gióng cùng ngựa sắt bay về trời. Vua sai lập đền thờ, truy phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Thánh Gióng đã trở thành một người anh hùng bất tử, được nhân dân ta đời đời ngưỡng mộ và biết ơn.
Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến công. Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
Thánh Gióng còn là một truyện cổ thần kì có hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
Truyện Thánh Gióng bồi đắp tâm hồn tuổi thơ niềm tự hào dân tộc. Thánh Gióng đã đem đến cho ta giấc mơ đẹp:
"Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi llưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!"
(Tố Hữu)

hok tốt~~

26 tháng 8 2018

Truyện kể rằng: vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng, có hai vợ chồng ông lão, tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai.

Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu con trai khôi ngô tuấn tú. Nhưng lạ thay! Tới ba năm sau, cậu bé vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh lắm! Vua Hùng bèn sai người đi khắp nước rao cầu hiền tài giết giặc. Nghe tiếng rao, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mất cũng chẳng no.

Tráng sĩ Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt rồi cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc rồi bay thẳng về trời. Ở đó nhân dân lập đền thờ, hàng năm lại mở hội làng để tưởng nhớ. Ngày nay các ao hồ và những bụi tre ngà vàng óng đều là dấu ấn xưa về trận đánh và là nơi ông Gióng đã đi qua.

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.

@༺༒༺cậu vàng๖²⁴ʱ

HT

Trong truyền thuyết cùng tên, Thánh Gióng là đại diện tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong lòng nhân dân ta. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kỳ lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng mà người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

HT

1 tháng 11 2021

Tham khảo:

Có vô vàn truyền thuyết trong kho tàng dân gian Việt Nam nhưng để lại cho em ấn tượng đặc biệt nhất có lẽ là Thánh Gióng. Gióng tựa như một hình tượng tiêu biểu, người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.

1 tháng 11 2021

có chép mạng ko ạ

14 tháng 10 2018

thánh gióng là một người yêu nước

hok tốt

#sakurasyaoran#

14 tháng 10 2018

Tham khảo nhé : 

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

26 tháng 10 2021

1 câu chuyện truyền thuyết Thánh Gióng là sao em?

26 tháng 10 2021

Trong truyền thuyết cùng tên, Thánh Gióng là đại diện tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong lòng nhân dân ta. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kỳ lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng mà người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

(Tham khảo)

Truyện truyền thuyết cổ tích nằm trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam nước ta. Nó để lại nhiều bài học quý báu cho con người, thể hiện những tâm tư tình cảm của người xưa .

Truyện “Thánh Gióng” thể hiện ước mơ đánh tan giặc ngoại xâm của người xưa. Ước mơ về sức mạnh phi thường giúp người dân có thể lớn nhanh như thổi tạo ra sức mạnh to lớn, không ai sánh kịp.

Trong đó nhân vật Thánh Gióng đã để lại trong lòng người đọc nhiều chi tiết hay, thể hiện nghệ thuật thần thoại hóa của người xưa. Câu chuyện xoay quanh nhân vật một em bé sinh ra đã không biết nói. Nhưng đến năm ba tuổi khi nước ta có giặc ngoại xâm chiếm đánh, quan triều đình ra lời kêu gọi tướng tài gia nhập quân đội giết giặc ngoại xâm thì cậu bé Thánh Gióng lại mở mồm nói được.

Thánh Gióng

Câu nói đầu tiên của một chú bé không phải lời gọi mẹ gọi ba mà lời nói dành cho quê hương đất nướcrằng “Con sẽ đi đánh giặc ngoại xâm” Rồi sau câu nói đó chú bé Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vững mạnh, chắc chắn. Chú bé mặc bộ quần áo giáp sắt vào người, rồi nhổ một bụi tre làm vũ khí lao ra mặt trận.

Sức mạnh phi thường của Thánh Gióng đã phá tan quân thù làm cho chúng phải bỏ chạy toán loạn. Sau chiến thắng cả người và ngựa Thánh Gióng bay thẳng về trời. Thể hiện sự kỳ diệu của người thần thông quảng đại, thể hiện dòng dõi tiên rồng.

Nhân vật Thánh Gióng thể hiện ước mơ của người dân chúng ta thời xưa, ước mơ có được sức mạnh phi thường của trời đất để đánh tan kẻ thù xâm lược.

Ước mơ về sự tự do thái bình thịnh trị, không có chiến tranh, không có cảnh đầu rơi máu chảy mọi người dân đều được sống tự do, hòa bình, no đủ.

Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về cậu bé dù nhỏ tuổi nhưng yêu nước, có ý chí sức mạnh phi thường.

24 tháng 10 2016

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

 Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.
24 tháng 10 2016

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

 

10 tháng 8 2019

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.

Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.

Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

Nguồn : mạng.

=))

Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên.Cậu bé Gióng thật kì lạ,lên ba không biết nói biết cười,đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc.Cậu lớn nhanh như thổi,ăn bao nhiêu cũng không no,áo vừa măc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận.Hình ảnh gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt ,con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc,thích thú.Gióng chiến đấu thật kiên cường,dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng,nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng.Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục,biết ơn.Em mong mọi người đều có sức khỏe như Gióng.

17 tháng 1 2019

Từ lâu, những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích đã trở thành một món ăn tinh thần đối với trẻ thơ, giáo dục chúng những bài học đầu tiên về lẽ sống ở đời. Những bài học đó được truyền từ đời này sang đời khác và vẫn luôn, mãi là nét đẹp văn hóa quý giá mà dân tộc ta cần phải gìn giữ. Truyện Thánh Gióng cũng là một câu chuyện như thế, chuyện kể về một người anh hùng dũng cảm, có công lớn giết giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi dân tộc.

Thánh Gióng là câu chuyện truyền thuyết rất hấp dẫn mang màu sắc ly kỳ với các yếu tố hoang đường, kỳ ảo nhưng lại có sức cuốn hút thật đặc biệt. Nó vừa thể hiện được nguyện ước lớn lao với những mong muốn thầm kín của dân gian vừa khẳng định sức mạnh, tình yêu quê hương đất nước của những người con đất Việt.

Bắt đầu câu chuyện, sự ra đời của Thánh Gióng thật lạ lẫm và khác người. Một cặp vợ chồng hiếm muộn mãi chẳng thể có được một mụn con. Khi đi làm đồng, người vợ thấy một dấu chân to, ướm thử bàn chân mình vào đó và về nhà thụ thai. Sau đó, bà sinh ra một người con trai vô cùng kháu khỉnh, bụ bẫm nhưng lên đến ba tuổi mà đứa bé vẫn chẳng biết nói, biết cười.

Ấy vậy, câu nói đầu tiên mà đứa trẻ nói ra lại chẳng phải là những lời gọi cha, gọi mẹ như bao đứa trẻ thông thường khác. Câu nói đầu tiên đó là câu nói đòi đi đánh giặc, thể hiện ý chí anh hùng, tấm lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa, vì sự sống còn của dân tộc. Sau câu nói đặc biệt ấy, Thánh Gióng vươn vai và trở thành một chàng trai lớn nhanh như thổi với vóc dáng khôi ngô, cao to, tuấn tú. Hoặc áo giáp lên mình, chàng cưỡi ngựa, phi ra chiến trường, lao vào quân giặc.

Chỉ với một cái vươn vai mà từ một cậu bé ba tuổi không biết nói, không biết cười, Thánh Gióng trở thành một chàng trai khỏe mạnh, dũng cảm giống như thần thái của một người vị thần. Điều đó thể hiện mong ước từ ngàn đời nay của nhân dân ta: có một vị anh hùng tài giỏi luôn luôn ra tay hiệp nghĩa để giúp cuộc sống của người dân có được sự yên bình, ấm no và hạnh phúc.