Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Phở là một trong những món ăn truyền thống của VN. Phở ngon và có thương hiệu nổi tiếng nhất VN là phở Hà Nội, Huế,.. với hương vị tuyệt vời. 1 trong số đó chính là phở trâu (Hải Phòng ). Phở được làm từ bánh phở, thịt trâu đã được luộc chín và những gia vị khác. Phở trâu là một món nước, vì thế sẽ ngon hơn khi ăn cùng với giá. Ăn phở trâu với gia đình không chỉ phản ánh truyền thống của ng Hải Phòng mà còn tạo nên không khí ấm cúng. Vào cuối tuần, tôi và bạn bè thường đi ra tiệm ăn phở vì phở được bán ở rất nhiều hàng quán tại vỉa hè, lề đường Hải Phòng ,.. . Phở trâu là món ăn yêu thích của hầu hết người Hải Phòng và thường được phụ vụ như bữa sáng. Hơn nữa, phở còn phổ bién ở thị trường quốc tế bởi vị ngon và giá thành phải chăng. Du khách nước ngoài đến Hải Phong và họ rất thích hương vị phở ở đây. Tôi rất tự hào về điều đó. Trong tương lai, tôi mong phở trâu sẽ càng nổi tiếng ở các tỉnh ,nước khác để họ có thể thưởng thức và hiểu hơn về văn hoá Việt nói chung và Hải Phòng nói riêng
Tham khảo:
Ở Hà Nội có một món ăn dân dã là bún ốc nguội thì ở thành phố hoa phượng đỏ cũng có một món ăn đặc sản đã gắn bó với người dân từ lâu. Đó là bánh đa cua. Món ăn này được ví von như một thứ quà ngon của người dân Hải Phòng, bởi lúc sáng hay trưa, chiều tối, người ta vẫn có thể thưởng thức món ăn này thay cơm.
Nhìn vào một tô bánh đa cua, người sành ăn có thể đoán ra nguyên liệu làm nên món ăn này không có gì là cao sang, đắt đỏ mà chỉ là những sản phẩm của đồng ruộng như cua đồng, rau muống, rau nhút… Nhưng với sự tỉ mỉ, khéo léo, những nguyên liệu tưởng như quê mùa ấy lại làm nên một món ăn đậm đà tình quê
Trước tiên là nước dùng, có thể dùng nước xương heo nấu chung với cua cho thêm phần đậm đà. Cua đồng phải chọn loại cua béo, phần yếm đầy đặn. Sau khi rửa sạch, thịt cua sẽ được tách ra để riêng, phần thân cua giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Khi gạn nước đã cạn, phần nước cua đem lọc qua rây hoặc vải mịn để lấy nước. Tiếp tục lọc cho tới khi hết phần thịt cua thì đem bỏ phần xác cua đó. Đem nồi nước cua đã lọc đặt trên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để thịt cua không bị dính vào đáy nồi. Tiếp tục khuấy cho tới khi nước gần sôi thì ngừng khuấy, phần thịt cua sẽ đông lại thành từng mảng và nổi lên trên. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Phần gạch cua đem xào lên sau đó cho vào nồi nước dùng càng tăng thêm hương sắc và mùi vị.
Bánh đa cua là món ăn đặc sản của thành phố cảng không chỉ bởi nước dùng ngon mà còn đặc biệt ở sợi bánh đa nâu sậm - loại bánh được làm khá công phu. Sợi bánh không phải để khô lúc nào dùng cũng được mà phải là bánh đa tươi, làm ngày nào phải ăn hết ngày đấy. Vì thế sợi bánh đa có độ mềm và dai ăn rất ngon. Làng Dư, Hàng Kênh được xem là vùng làm bánh đa chính ở Hải Phòng. Bao năm kinh nghiệm từ khâu ngâm gạo, chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lò lửa khi tráng bánh,... đều được chú ý kỹ càng để có thể làm ra những sợi bánh vừa ngon vừa dòn, vừa dai vừa quánh mà không bị cứng.
Một bát bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu sắc: màu hồng nâu của gạch cua, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của rau muống, rau nhút, rau cần và của miếng chả lá lốt, màu vàng của những tép hành khô giòn rụm, màu đỏ của cà chua, của ớt. Tất cả hoà chung vào một tô bánh đa cua có hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn thực khách sẽ không thể không dừng chân ngồi lại thưởng thức. Bánh đa chần sơ bỏ vào trong tô, bày các loại rau, thịt cua, chả lá lốt sao cho đẹp mắt, sau đó chan nước dùng thật nóng là nước xương và nước cua đã gạt hết bọt, mọi người sẽ bị quyến rũ bởi mùi vị của nó.
Ở Hải Phòng, món bánh đa cua kéo người sành ăn trong thời tiết oi bức của mùa hè bởi màu xanh mát rượi của rau muống xanh giòn, vào mùa đông lạnh là vị ấm áp của cua đồng béo ngậy. Thế mới biết không phải món nào đắt tiền mới ngon, mà cái ngon của món ăn thường là thứ quà quê, vì thế nó mới đủ sức lôi kéo khách phương xa mỗi khi đến thăm vùng đất cảng. Bánh đa cua - một thứ bánh mộc mạc, bình dị cũng giống như phẩm chất của người dân nơi đây đã góp phần làm nên nét đẹp quê hương xứ sở.
Món này trong miền Nam chắc biết rõ chứ chị ngoài Bắc chưa được ăn bao giờ :))))
Em tham khảo mở bài của chị nhé, thiếu em cứ nói chị bổ sung:
Mở bài:
Vào mỗi dịp đầu năm mới, nếu như miền Bắc có món thịt đông, miền Trung có món chả bò thì miền Nam lại có món canh khổ qua với mong muốn những điều khó khăn trong năm cũ sẽ qua đi. Món canh khổ qua từ lâu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong dịp tết đến xuân về của người dân Nam bộ.
Kết bài:
Mỗi vùng miền đề có các món ăn ngon với nhiều ý nghĩa khác nhau, món canh khổ qua cũng vậy. Món canh khổ qua không chỉ ngon mà còn mang lại ý nghĩa lớn đối với người dân Nam bộ.
`-` Mở bài : Trên đất nước Việt Nam ta, có rất nhiều các món ăn đặc sắc mang tính chất riêng biệt của mỗi dẫn tộc. Đối với người dân miền Nam, vào những ngày Tết đến xuân về thì luôn có một món ăn vô cùng đặc biệt và quen thuộc. Đó chính là món khổ qua. Đây chính là món ăn gần gũi với mỗi gia đình .
`-` Kết bài : Món canh khổ qua là một món ăn vô cùng độc đáo. Canh khổ qua vô cùng đặc sắc mang hương vị thân thương, độc đáo. Đây là món ăn ngon không thể thiếu trong những mâm cơm gia đình và mâm cổ ngày Tết.
Nếu bạn là một người yêu nước Mỹ, yêu văn học Mỹ, không thể bỏ qua tác phẩm kinh điển này.
“Túp lều của Bác Tôm” là câu chuyện về những người da đen sống tại Mỹ trong thế kỉ XIX. Nước Mỹ tư bản bấy giờ đang trên đà phát triển công nghiệp. Kinh tế lớn mạnh dẫn đến việc thiếu trầm trọng những công nhân lao động. Một lẽ tất yếu sản sinh ra ngành dịch vụ buôn người, mà người ở đây chính là dân da đen từ Châu Phi sang. Và họ đã gọi những người khốn khổ da màu bị bắt đi khỏi đất nước, ngôi nhà, gia đình ấy là NÔ LỆ.
Đến giữa thế kỉ XIX, vì vấn đề chế độ nô lệ đã chia nước Mỹ thành 2 miền chống đối lại nhau. Miền Bắc là nơi có chủ trương xóa bỏ chế độ nay để thu hút công nhân, trong khi ấy miền Nam thì muốn giữ chặt công nhân với ruộng đất, với nghề trồng bông, duy trì chế độ này. Sự đấu tranh về tư tưởng và quyền lợi giữa hai miền đã nảy sinh ra cuộc nội chiến ở Mỹ. Rất nhiều người Mỹ sẵn sàng giúp đỡ nô lệ bỏ trốn, đưa người sang Canada (một đất nước lúc bấy giờ đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ này).
Phải nói ngay từ khi cầm quyển sách lên, nhìn tên tác giả và tên sách, mình đã hình dung đây là một nam nhà văn, và phải đến khi đọc xong hết cuốn tiểu thuyết rồi, quay lại đọc lời mở đầu, mình mới biết được thực ra người viết cuốn sách này lại là một phụ nữ. Thật tuyệt vời! Một điều kì diệu.
Câu chuyện xoay quanh những người nô lệ da đen khốn khổ và cuộc đời chìm nổi của họ. Điểm sáng trong câu chuyện chính là bác Tôm, một người nô lệ nhưng không hề có một trái tim bị nô lệ xiềng xích. Phần đầu câu chuyện bác xuất hiện chỉ như một điểm sáng nhỏ nhoi, không thực sự khiến mình chú ý, và mình nghi ngờ tại sao tên tác phẩm lại đặt là “Túp lều Bác Tôm”, liệu bác ý có thực sự là nhân vật chính không vậy? Nhưng phải đến khi khép lại cuốn sách, dịu đi nhưng cảm xúc dâng trào, mình mới thấu hiểu được dụng ý của tác giả. Càng đọc đến cuối, mình càng ngưỡng mộ con người ấy, tinh thần ấy, trái tim ấy. Một hòn ngọc không gì có thể làm vấy bẩn được. Bác đã khiến mình thay đổi tư tưởng, thái độ, suy nghĩ hoàn toàn về những người da đen, người nô lệ, sự đói nghèo, khổ đau và thất vọng cùng cực.
Một lời khuyên chân thành cho các bạn là đừng đọc bất cứ bài spoil nội dung nào hết, kể cả lời mở đầu. Hãy lao vào ngấu nghiến ngay cuốn sách này, để tận hưởng mọi cung bậc cảm xúc, để thấu hiểu phần nào cuộc sống của những người nô lệ dưới thời thực dân. Để thấy được những ánh sáng của thiên đường, của tình thương, để biết được rằng, ta gieo xuống đất một hạt mầm, chăm sóc, tưới tiêu cho nó, ắt ta sẽ được cả một khu vườn.
good luck #####
Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.
Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.
Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp. Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.
Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.
Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.
Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.
Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).
Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.
Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.
Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.
Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!