K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

.......................................................................................hiuhiu

21 tháng 1 2018

Mình cho bạn tham khảo đoạn văn này nhé! Có lẽ là hơi lạc đề nhưng mình tin đoạn văn của mình sẽ là cơ sở giúp bạn làm tốt mục tiêu văn học của mình. Bạn tham khảo nhé!!! 
Văn học bồi đắp cho ta tình cảm cao đẹp. Trong mỗi trái tim con người dường như cũng ẩn chứ những tình cảm tốt đẹp. "Nhân chi sơ - tính bản thiện". Con người luôn có tình cảm từ những giâ phút chào đời, khi cảm nhận được hơi thở của mẹ thì con người ta đã thế. Đến khi đi học, đọc những dòng thơ, những câu ca dao hay nghe tiếng ầu ơi của bà của mẹ thì ta đã biết thế nào là tình yêu quê hương đất nước, biết dùng chính ánh mắt tình thương "bản thiện" đó. Và rồi, con người bắt đầu có tình cảm từ đây và văn học bắt đầu tiến sâu vào trái tim con người. Nó sẽ mãi là một ngọn đèn hải đăng bất diệt tỏa sáng cho trái tim con người trên con đường văn học giữa đỉnh cao của tình yêu.

21 tháng 1 2018

Văn học dân gian có các thể loại chủ yếu sau: thần thoại, sử thi. truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện, thơ... Và ở mỗi thể loại lại có những tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần lạc quan của nhân dân ta ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tinh thần đó được thể hiện trong các tác phẩm văn học dân gian đó là lòng yêu đời vui vẻ, trong lao động họ hát, hò, đố nhau; trong ca dao tình yêu thì luôn mộc mạc, giản dị; ngay cả trong bị áp bức đau khổ nhất nhân dân ta vẫn không hề bi quan mà luôn lạc quan, tin tưởng hướng về phía trước, về "Mặt Trời hồng". Đặc biệt tinh thần lạc quan đó còn được thể hiện khá rõ nét qua các câu chuyện cổ tích, đó là ước mơ "ở hiền gặp lành", ước mơ hướng tới cái cao đẹp của nhân dân ta.
 
Trước hết tinh thần lạc quan của nhân dân ta được phản ánh qua các câu chuyện cổ tích. Nó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội. "Tấm Cám" là một trong những chuyện cổ tích thần kì phổ biến nhất ở Việt Nam, tiêu biểu cho tinh thần lạc quan của nhân dân ta. Chủ đề chính của truyện "Tấm Cám" là chủ đề xung đột giữa dì ghẻ và con chồng, tức loại chủ đề xung đột gia đinh, vốn chiếm vị trí quan trọng trong truyện cổ tích thần kì. Một chủ đề khác của truyện 'Tấm Cám" là chủ đề đấu tranh bảo vệ hạnh phúc chân chính của những con người chân chính. Cũng như các truyện cổ tích khác, quan niệm con người chân chính là những người hiền lành tốt bụng. Những người như vậy lại thường chịu nhiều nỗi thiệt thòi, gặp nhiều cảnh gian truân. Nhân vật Tấm tiêu biểu cho những người như vậy, và khi Tấm được làm vợ vua tức là có được hạnh phúc, thì đó là hạnh phúc chân chính - Tấm sống trở lại kiếp người, đoàn tụ với vua và trừng phạt mẹ con Cám, đó là sự phản ánh ý thức đấu tranh và nguyện vọng bảo vệ hạnh phúc chân chính của những con người chân chính. Chủ đề này cũng rất phổ biến trong nhiều truyện cổ tích khác. Trong truyện "Tấm Cám" có nhân vặt ông Bụt và mẫu đề nhân vật chết đi sống lại qua nhiều kiếp loài vật và cây cỏ. Nhân vật ấy và mẫu đề ấy có nguồn gốc sâu xa ở quan niệm vạn vật hữu linh, ở tín ngưỡng vật cổ, thời cổ và phản ánh sự phổ biến của đạo Phật ở nước ta. Ý nghĩa nhận thức tham mĩ của nhân vật và mẫu đề ấy là lòng tin vào sự tất thắng của cái thiện. Truyện phản ánh khá rõ số phận của cô gái mồ côi bất hạnh với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phúc. Thông qua truyện, tác giả dân gian muốn thể hiện ước mơ thiện thắng ác, tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân ta.
 
Bên cạnh truyện cổ tích thì trong các truyền thuyết cũng phản ánh rất rõ tinh thần lạc quan của nhân dân ta. Truyền thuyết là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc. Tinh thần lạc quan của nhân dân ta thể hiện trong các tác phẩm của thể loại truyền thuyết không đơn thuần ở sự thể hiện những quan hệ tình cảm đời thường ngay trong lúc cam go nhất. Những chủ đề tình yêu hay sinh hoạt gia đình, tình cảm cha mc con cái., khi đi vào truyền thuyết đều được chi phối bởi cảm quan lịch sử. Truyền thuyết không phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật lịch sử, mà quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó. Vì vậy truyền thuyết thường gắn với lễ hội và phong tục thờ cúng. Tinh thần lạc quan của nhân dân được thể hiện ở ngay trong những nhân vật và sự kiện lịch sử cũng được nhân dân "chỉnh sửa” cho có phần “lạc quan" hơn theo ý muốn chủ quan của mình. Chẳng hạn trong lịch sử kể rằng. Hai Bà Trung sau khi thất bại đã nhảy xuống dòng sông Hát Giang tự vẫn, nhưng trong truyền thuyết, hai bà lại cưỡi hạc bay về trời. Kết cục đó không đúng như lịch sử, nhưng đã làm dịu bớt nỗi xót xa và phù hợp với tình cảm trân trọng của nhân dân đối với hai vị anh hùng dân tộc. Trong truyện "An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê rẽ nước đi xuống biển cũng thể hiện ý trên. Nhân dân không muốn một nhân vật có công lớn với đất nước như An Dương Vương phải chết nên đã mượn yếu tố tưởng tượng kỉ ào để chữa lại kết thúc bi thảm đó.
 
Tinh thần lạc quan của nhân dân ta được thể hiện rõ qua truyện cười dân gian, trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày, truyện cười dân gian được kể (lưu truyền) qua nhiều thế hệ để tăng thêm tinh thần lao động hăng say cho nhân dân. Truyện cười hay còn gọi là truyện tiếu lâm (có nghĩa là rừng cười) là một trong những thể loại tự sự tiêu biểu trong dòng văn học hài hước dân gian, bao hàm những loại truyện khác nhau về tính chất của đối tượng, phản ánh và do đó cả về tính chất hài hước. Ở truyện cười dân gian Việt Nam, đó là các loại truyện khôi hài, cái hài hước nằm trong những hiện tượng trái tự nhiên. Những hiện tượng trái tự nhiên nay mang tính chất hài hước chỉ ở mức độ gây nên những phản ứng về mặt tư duy lô gích chứ chưa phải là những phản ứng về mặt đạo đức xã hội. Ví dụ trong các truyện “Cháy”, “Treo biển”, "Ba anh mê ngũ"... tính chất hài hước của những lời nói, hành vi, cử chỉ của nhân vật có nguyên nhân ở sự hiểu lầm lời nói của nhau hoặc ở một các tật thuộc về sinh lí, chứ không phải do các nhân vật có thói xấu nào trong tính cách. Trong loại truyện trào phúng, cái hài hước nằm trong những con người có những thói xấu đi ngược lại những quan điểm đạo đức xã hội của nhân dân như thói lười biếng, xu nịnh, hách dịch... Ví dụ như các truyện "Trạng Quỳnh", “Trạng Lợn", "Ông Ó", “Tam đại con gà”, …Truyện cười dân gian là một biểu hiện của tinh thần lạc quan, chí thông minh sắc sảo và tinh thần đấu tranh chống lại cái xấu của nhân lân lao động.
 
Bên cạnh truyện cười dân gian là thần thoại. Thần thoại là hình thức truyện kể dân gian cổ nhất hình thành và phát triển trong thời kì đồ đồng, thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hoá, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sông con người. Mác viết: "Bất cứ một truyện thần thoại nào cũng đều khắc phục, khống chế và nhào nặn các lực lượng của tự nhiên trong trí tưởng tượng” và "thần thoại là tự nhiên và bản thân các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô ý thức". Tinh thần lạc quan của nhân dân ta thể hiện ở chỗ: ngay từ trong thời kì đồ đồng gắn với tín ngưởng nguyên thủy, nhân dân ta đã “nường tượng” để giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguồn gốc loài người. Đối với người đời sau thần thoại không những có giá trị như là những tài liệu quý cho các ngành khoa học như dân tộc học, sử học, tôn giáo, mà còn có giá trị thẩm mĩ to lớn, còn hấp dẫn chúng ta bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo vì đã được sản sinh ra trong "những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa"(Mác).
 
Nhóm thần thoại suy nguyên luận gồm những truyện kể nhân cách hóa và giải thích nguồn gốc của vũ trụ, của các quá trình diễn ra trong giới tự nhiên và cuộc sống muôn loài (như thần trụ trời, nữ thần Mặt Trăng, nữ thần Mặt Trời, thần Mưa, thần Gió, thần Biển...)
 
Nhóm thần thoại lịch sử gồm những truyện kể về nguồn gốc dân tộc (các truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ; Quả bầu tiên...), về sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc (thần Tản Viên, Ông Gióng, An Dương Vương...). Truyện thần thoại phản ánh ước mơ của con người: ước mơ sống hoà họp với tự nhiên và chiến thắng tự nhiên (Lạc Long Quân và Âu Cơ), thể hiện ước mơ về một tự nhiên hoà thuận, thể hiện lưỡng hợp mùa màng sinh sôi nảy nở. Cao hơn cả vẫn là ước mơ chinh phục tự nhiên và chiến thắng tự nhiên. Ví dụ: Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Cóc kiện trời thể hiện tình thần lạc quan, đoàn kết của con người và ý chí quyết tâm chinh phục tự nhiên. Đó còn là ước mơ về cuộc sống no đủ và nhàn hạ. Nó phản ánh trực tiếp ước mơ hồn nhiên, giản dị trong nhận thức của con người, mong muốn nhận được sự ưu đãi của tự nhiên để sống nhàn hạ hơn, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm thần thoại.\
 
Thần thoại Việt Nam đã vẽ nên được những nét lớn, một bức tranh thần thoại hoá về đất nước, con người và những sự kiện lịch sử, xã hội quan trọng trong buổi bình minh của lịch sử dân tộc, đồng thời ghi nhận những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc: cần cù xây dựng đất nước, đoàn kết dân tộc, bất khuất kiên cường trong đấu tranh bảo vệ cộng đồng, bảo vệ lãnh thổ.
 
Cũng thể hiện tinh thần trên như thần thoại thì ở truyện thơ lại có những sắc thái biểu hiện riêng. Truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số là những sáng tác truyền miệng mang đậm bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, phản ánh tâm hồn, tình cảm của đồng bào các dân tộc. Phần lớn cốt truyện của truyện thơ được lấy từ truyện cổ tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể, nhưng nhiều câu thơ trong truyện lại mượn từ những câu ca dao, dân ca quen thuộc của mỗi dân tộc. Nghệ thuật kết hợp tự sự và trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả năng phản ảnh khá sâu sắc hiện thực đời sống vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn con người các dân tộc trong hiện thực đó. Không phải dân tộc thiểu số nào cũng có truyện thơ. Một số truyện thơ quen thuộc thường được kể trong các dân tộc như: Út lót - Hồ liêu (Mường); Chàng Lú - Nàng Uá, Tiễn dặn người yêu (Thái)... Cùng với những lời thở than dằng dặc, truyện thơ còn thể hiện thái độ của người lao động nghèo phản kháng những kẻ bóc lột, trừng trị bọn cường hào ác bá, đấu tranh cho chính nghĩa, mong ước được đổi đời, sống ấm no hạnh phúc... phản ánh tinh thần lạc quan, lòng yêu đời, ham sống của người dân lao động các dân tộc.
 
Đặc biệt, tinh thần lạc quan của nhân dân ta còn được thể hiện khá cụ thể trong các thể loại: vè, ca dao, câu đố. Và tinh thần này được nhân dân ta khẳng định ở mọi sinh hoạt của đời sống.
 
Trước hết ở vè. Vè là một thể loại sáng tác dân gian kể truyện bằng văn vần của Việt Nam, một thể loại truyền miệng mang tính chiến đấu, tính quần chúng rõ rệt, chú trọng người thật việc thật, những biến cố có tính chất đột xuất của làng xã ngày xưa (vè thế sự) hoặc những sự việc lớn có vang động đến cả nước như vè lịch sử. Vè sử dụng nhiều hình thức khác nhau như lục bát, hát dặm, nói lối … Tính khuynh hướng của vè rõ rệt, mũi nhọn phê phán thường tập trung vào những tên cường hào gian ác, tham lam: "Ác ngầm thắng mới, nói dối thắng đại, ăn hại thắng hành, ăn tranh thắng quyết" (về nhân vật làng ta). Và một số loại vè khác như: vè đi ở, vè chăn trâu... Thuật ngữ vè còn dùng để chỉ một số bài hát trẻ em (đồng dao). Những bài vè về chim muông, tôm cá, hoa quả, cây cối... đã trở thành những bài sinh vật truyền miệng làm cho các em nhanh chóng tiếp xúc với thế giới xung quanh. Bài hát vừa vui, vừa có tác dụng rèn luyện sự hiểu biết, tập dượt bước vào đời. Khi thực dân Pháp xâm lược và áp bức nặng nề, nhân dân ta vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai, vè chống Pháp vì thế mà phát triển khả nhanh ví dụ: vè Quảng - giang (Bình - Trị - Thiên), vè "Cù Chinh Lan đánh giặc", vè "du kích Nguyễn Thị Chiên"...Trong các thể loại tự sự dân gian, vè có vị trí đặc biệt, cùng với ca dao, vè góp phần quan trọng tạo ra cái nền của truyện thơ dân gian.
 
Đi đôi với thể loại vè là câu đố. Câu đố là một thể loại của văn học dân gian, phản ánh hiện thực bằng lối nói trệch, lối nói một đằng hiểu một nẻo. Phương pháp phản ánh này xuất hiện từ sự quan sát những nét giống nhau thường thấy giữa các sự vật và hiện tượng khác nhau của thế giới khách quan. Ví dụ câu đố: "'vừa bằng lá tre sum soe đánh vật"(Cái kéo). Đối tượng nhận thức của câu đố Việt Nam phần lớn là các sự vật và hiện tượng ở nông thôn có liên quan mật thiết đến công việc lao động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân như công việc lao động sản xuất (Cấy lúa, tát nước, giã gạo, bắt cua...), các vật thường dùng (cày, cuốc, cối xay lúa, võng...), các loại cây cối và con vật quen thuộc (lúa, ngô, cau, dừa, tre,... trâu, bò lợn, gà....). Có thể coi câu đố là những bài học thường thức đầu tiên về thế giới sự vật quanh mình, những bài học có tác dụng kích thích óc suy xét, trí phán đoán. Trong sinh hoạt "đố nhau", nguồn khoái cảm nghệ thuật chủ yếu là ở chỗ phải khéo vận dụng trí thông minh và vốn hiểu biết về thế giới khách quan nhằm khám phá cho được những sự vật và hiện tượng đế câu để trình bày một cách nửa kín nửa hở trong các hình ảnh ẩn dụ. Ví dụ “vừa băng lá tre ngo ngoe dưới nước "(con đỉa), "không vả mà xưng"(cái nhọt)... và vì vậy từ xưa Arixtot đã từng xếp tục ngữ và câu đố vào lĩnh vực “sự bắt trước của nghệ thuật".
 
Và phải đến ca dao, tục ngữ thì tinh thần lạc quan của nhân dân ta mới thực sự được in đậm. Con người ta ai cũng muốn thành đạt nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ:
 
Có công mài sắt có ngày nên kim
 
Hay:
 
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 
Có thể nói có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện đậm nét tinh thần lạc quan ở tương lai mà cha ông ta lưu truyền cho thế hệ sau.
 
Đến ca dao, dân ca thì tinh thần lạc quan của nhân dân ta càng được lung linh toả sáng hơn bao giờ hết. Ca dao cổ truyền Việt Nam có nội dung phản ánh đời sống sâu rộng, có tính trữ tình đậm đà, đồng thời cũng có tính tư tưởng sâu sắc. Ca dao có ba nội dung lớn đó là: ca dao than thân, tiếng hát yêu thương tình nghĩa, ca dao hài hước... Trong ca dao có thể tìm thấy những kí ức dân gian về một số sự kiện và nhân vật lịch sử quan trọng, những bằng chứng về tập quan làm ăn, tập tục gia đình và xã hội, tâm lí và thị hiếu của các tầng lớp nhân dân lao động thời xưa.
 
Trong ca dao yêu thương tình nghĩa ta thấy được truyền thống tốt đẹp của nhân dân trong tình yêu lứa đôi và tình nghĩa đối với quê hương, con người. Những câu hát yêu thương, tình nghĩa là chủ đề nổi bật, xuyên thẳm trong rất nhiều câu hát. "Không chờ đợi thơ chính quy thơ chuyên nghiệp diễn tả hộ cho minh, những người lao động từ thế kỉ này qua thế kỉ khác, diễn tả trực tiếp lòng mình yêu thương sướng vui, đau khổ" (Xuân Diệu).
 
- Cô kia đứng ở bên sông
Muốn sang anh ngã cành hồng cho sang.
 
- Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.
 
Ca dao ra đời và tồn tại là để đáp ứng những nhu cầu bộc lộ tình cảm của nhân dân. Cùng với ca dao yêu thương tình nghĩa, ca dao than thân cũng có số lượng lớn và tiêu biểu cho kho tàng ca dao Việt Nam về nội dung cũng như nghệ thuật. Nhiều bài ca dao không chỉ là lời than thở về cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực đắng cay mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất con người. Đó là thân phận nỗi niềm của người phụ nữ, người nông dân ngày xưa:
 
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
 
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.
 
Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao rất da dạng. Ngoài ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao than thân có không ít những bài ca dao hài hước châm biếm. Cùng với truyện cười, vè sinh hoạt, ca dao hài hước, châm biếm đã thể hiện tập trung các nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm tạo ra tiếng cười giải trí và phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người đáng cười trong xã hội:
- Làm trai cho đáng nên trai
Một trăm đám cổ chẳng sai đám nào.
 
- Anh hùng là anh hùng rơm
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
 
Qua những câu ca dao dân ca trên, ta cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người dân ta. Tinh thần lạc quan yêu đời được toả sáng cả khi cuộc sống còn bộn bề vất vả, thậm chí còn chất chứa cả trong những giọt lệ nóng hổi. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì người dân ta vẫn luôn hướng tới một tương lai tươi sáng, chúng ta thật tự hào khi được sinh ra và lớn lên ở một dân tộc như vậy.
 
Nói tóm lại qua các tác phẩm văn học dân gian đã được học và đọc thêm thì thế hệ trẻ chúng ta ngày nay vô cùng khâm phục và tự hào về tinh thần lạc quan của người dân ta. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc mà mỗi người dân Việt Nam phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tiếp thu và phát huy truyền thống đó. Bởi trong cuộc sống hàng ngày sự tác dộng của hoàn cảnh khách quan của dư luận đối với mỗi con người là điều tất yếu. Song điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào? Nên chủ động tự tin vào mình hay phụ thuộc vào hoàn cảnh? Dĩ nhiên là phải chủ động tự tin và chiến thắng hoàn cảnh phải không các bạn? "Dù ai nói ngã nói nghiêng thì lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân nhé các bạn! Mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao. Chúng ta bắt buộc phải trải qua một quá trình phấn đấu lâu dài gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó và có một niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao dộng, vào mục đích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan. Chỉ có như vậy mới xứng đáng với tinh thần lạc quan mà cha ông ta đã lưu truyền.
 
Các tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là các tác phẩm văn học dân gian thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân ta là lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người không thể thiếu vắng những bài học quý giá đó. Tinh thần lạc quan là cái đưa đến mọi thành công của mỗi con người. Điều đó chắc hẳn ai cũng phải thừa nhận

25 tháng 4 2021

Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Quê hương tôi lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời.

Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa giặt một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về.

 

Tôi mải ngắm nhìn khung cảnh quê hương mà không biết ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả.

Chà, quê mình đẹp quá. Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

24 tháng 4 2021

  Bình minh, dù ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn mang lại thật nhiều cảm xúc. Bầu không khí trong lành và những tia nắng ban mai dịu dàng đem đến cho mỗi người nguồn năng lượng ngập tràn sức sống mới.

    Từ phía xa ngoài khơi, khoảng trời ngay sát đường chân trời, nơi giao nhau giữa mặt biển và bầu trời chợt sáng bừng lên bởi một vùng sáng vàng sắc đỏ, thứ ánh sáng dịu ấm ấy viền lên những đám mây tạo nên những mảng sáng nhỏ hơi chói và lấp lánh, nó từ từ nhuộm dần cả đám mây, từ trên mặt biển vầng hào quang nhô lên mạnh mẽ và rồi Mặt Trời lên! Một vầng vòng cung nhỏ đỏ rực chợt nhô lên khỏi mặt biển, mặt trời lên thật nhanh thoáng một cái cả nửa khối cầu mầu đỏ sắc vàng sáng đã nằm trên mặt biển, một nửa kia hắt trên mặt nước lao xao, lung linh, nhấp nhô theo từng con sóng, khi ba phần tư quả cầu đỏ rực ấy nhô lên khỏi mặt biển cũng là lúc ta cảm thấy khối cầu ấy như muốn bứt lên khỏi một biển nham thạch đang cháy đỏ, cái một phần tư còn lại ấy cứ uốn éo, vặn vẹo, lô xô, nhấp nhô theo nhịp dao động của những con sóng nơi chân trời, nó gây cho ta cảm giác khối cầu ấy như là một thứ chất lỏng tinh khiết, nguyên sơ mà ta có thể luồn bàn tay của mình đỡ lấy nó để rồi từng dòng chất lỏng màu đỏ lung linh ấy chảy tràn xuống dưới mặt biển qua những từng kẽ ngón tay của mình.

    Bầu trời sáng bừng lên và trên mặt biển những con sóng lao xao phản chiếu ánh sáng mặt trời, khoảng không gian thật rộng và bao la dường như vô tận hiện ra trước mắt mọi người.

Nói là ko chép mạng nhưng bạn lên đây hỏi thì cũng là chép mạng rồi đó

Nhà em có nuôi một con chó tên là Bạch Tuyết. Chú năm nay đã 2 tuổi rồi. Chú lớn rất nhanh. Lúc mới nhận chỉ là một chú chó nhỏ giờ đây đã trở thành một cục bông tròn đáng yêu. Tiếng sủa của chú nghe cũng già dặn hơn nhiều so với khi còn nhỏ. Chú rất tinh ý chỉ cần một chút động tĩnh nhỏ là ngay lập tức phản ứng lại ngay. Em rất yêu quý chú chó nhỏ của mình.

25 tháng 4 2018

Mỗi một con người sinh ra đều có một nơi để lớn lên, trưởng thành, là nơi đầu tiên chứng kiến những bước đi chập chững đầu đời, là nơi in dấu nhiều kỉ niệm khó phai mờ. Đó là nhà. Em cũng có một ngôi nhà rất đẹp, em rất yêu quý ngôi nhà của em.

Em đã từng nghe câu thơ: "Nhà em treo ảnh Bác Hồ/ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi". Nhà em không treo ảnh Bác Hồ, ba em có mấy quyển sách tư liệu về Bác mà thôi.

Ba bảo rằng ngôi nhà được xây dựng cách đây 10 năm, lúc em mới chào đời, nhưng được sửa lại cách đây 5 năm nên nhìn khang trang và đầy đủ tiện nghi hơn rất nhiều.

Bên ngoài ngôi nhà em được sơn màu xanh lá cây, đây là màu mà em yêu thích nhích, nó gợi lên cảm giác thanh mát, dịu nhẹ. Còn bên trong được sơn màu vàng nhạt. Ba bảo màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì ba luôn mong gia đình mình hạnh phúc, ấm áp như chính ngôi nhà của mình.

Ngôi nhà gia đình em có 4 phòng, một phòng khách ngay ở giữa rất rộng, hai phòng ngủ của ba mẹ và của hai chị em em, còn lại là phòng bếp với đầy đủ tiện nghi. Căn phòng khách gia đình em có đặt một bộ bàn ghế xa lon màu đất. Đó là nơi mà hai chị em em vẫn hay vui đùa những lúc ba mẹ vắng nhà.

Căn phòng của ba mẹ em trang trí rất đơn giản, mẹ cũng không sắm sửa nhiều vật dụng, vì ba thường xuyên đi công tác vắng nhà. Mỗi lần ba về căn phòng ấy trở nên vui tươi và ấm áp hơn. Căn phòng của em xinh đẹp nhất vì được trang trí với nhiều gam màu đẹp, em tự vẽ những bức tranh và dán lên tường, em dán cả hình của những bộ phim hoạt hình nổi tiếng nữa. Căn phòng em có một chiếc bàn học gắn liền với chiếc tủ. Ở đó em bày biện đồ chơi còn nhiều hơn là sách vở, vì em thích đồ chơi hơn là sách vở.

Có lẽ phòng bếp gia đình em là nơi chứa nhiều vật dụng nhất, vì mẹ bảo rằng để có được những bữa ăn ngon, ấm áp cho gia đình thì mình cần thiết phải sắm sửa đầy đủ những vật dụng cần thiết nhất. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo và đảm đang nhất nhà, mẹ mang đến cho gia đình em những món ăn ngon và hấp dẫn nhất. Đặc biệt là trong những bữa cơm có ba về, mẹ làm nhiều món hơn và ánh mắt mẹ nhìn ba cũng trìu mến, thân thương hơn.

Căn nhà gia đình em nằm sát cánh đồng nên đứng từ những bậc thềm nhìn ra thấy bạt ngàn lúa xanh rì, bầu trời trong xanh và cao vút. Trước cổng nhà em có một giàn hoa giấy xanh um tùm, bám chặt lấy hai cánh cổng sắt. Đến mùa nở hoa, những cánh hoa mỏng manh nhưng rất dẻo dai dù có gió mưa vẫn không rơi rụng. Ba vẫn thích có giàn hoa leo ở trước cổng như vậy, mỗi lần ba đi công tác về ba thường cắt tỉa lại để cây thêm đẹp hơn.

Ngôi nhà gia đình em nhìn từ xa bé xíu nhưng lại gần trông thật lớn. Đối với em thì nhà chính là nơi em lớn lên, được ba mẹ chăm sóc, được học những bài học đầu tiên trong cuộc sống. Em yêu ngôi nhà của em, và sau này cũng vậy.

25 tháng 4 2018

Tích cho mk nha

 

Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong mẹ đến đón về tổ ấm của mình là ngôi nhà nhỏ bé. Nơi ấy, mọi thứ đã quá đôi thân thương đối với em.

 

Đó là một ngôi nhà nằm khiêm tốn trong khu tập thể bệnh viện, cách trường em học khoảng hai cây số. Nó được xây cách đây ba năm nhưng trông còn rất. mới. Tường nhà được phun sơn hồng nhạt nên bền màu và sáng sủa lắm. Cánh cửa chính ra vào mới được bố em sơn lại tuần trước, trông mới và bóng loáng. Cửa kính, cửa chớp đều được me em lau chùi sạch bóng. Ngôi nhà gồm hai tầng. Tầng một là phòng khách và bếp. Tầng hai có hai phòng: một phòng của bố mẹ và một phòng dành riêng cho em nghỉ ngơi và học tập. Giữa phòng khách được kê bộ sa lông màu nâu trông thật trang nhã. Trên bàn, mẹ em đặt một lọ hoa tươi làm cho căn phòng càng thêm sinh động. Trên tường được treo bức tranh phong cảnh một vùng quê ven biển chiều hoàng hôn.

Phía tường đối diện cũng là một bức tranh thủy mặc của Trung Quốc trông thật hài hòa. Kia nữa, chiếc đồng hồ quả lắc ông bà em để lại lâu lắm rồi, sau mỗi giờ lại buông những tiếng chuông thánh thót ngân nga. Phía trong, là gian bếp nấu ăn một bàn ăn đặt cạnh đó. Mẹ em sắp xếp đồ rất gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ: một chạn bát mi ni, một bệ bếp ga nhỏ và tủ lạnh để đồ ăn…

 

Trên tầng hai, phòng của bố mẹ em có kê một giường ngủ, một tủ đựng quần áo, một bàn làm việc. Ồ cửa sổ trông về hướng nam làm cho căn phòng này luôn luôn thoáng mát. Bố mẹ em xếp đặt rất ngăn nắp, trong cãn phòng này lúc nào cũng sạch sẽ ấm cúng. Phòng dành cho em được bố mẹ quan tâm nhiều hơn cả. Năm ngoái, bố mua về cho em một bộ bàn ghế có gắn cả giá sách rất tiện lợi. Em thích lắm. Nằm cạnh chiếc giường xinh xinh là chiếc tủ đựng quần áo. Mẹ ém luôn nhắc nhở và giúp em sắp xếp đồ đạc gọn gàng. Chỗ nào trong ngôi nhà em cũng thấy yêu thích. Tuy nó không có đồ đạc sang trọng nhưng có đủ tiện nghi và thoáng mát.

 Em yêu quý tổ ấm của em. Nó gắn bó với em như ruột thịt. Sống ở ngôi nhà này, cả nhà em đều thương yêu nhau.

Mỗi buổi sáng, tôi lại rảo bước trên con đường tới trường. Đã từ lâu, con đường dường như là người bạn đồng hành gần gũi, chia sẻ với tôi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời học trò. Con đường không đẹp, một vẻ đẹp lộng lẫy huy hoàng nhưng tiềm ẩn vẻ đơn sơ, mộc mạc gắn với cuộc sống yên bình của người dân phố tôi.

Con đường phố tôi chạy thẳng băng, không có nét uốn lượn mềm mại, quanh co. Nó nhỏ và hẹp, cũng dễ hiểu bởi phố tôi là một phố nhỏ nên đường sá cũng không được đầu tư khang trang rộng lớn. Hai bên đường, những ngôi nhà thi nhau mọc lên, mọc lên mãi như những mô hình lắp ráp làm cho con đường vốn đã hẹp nay càng hẹp hơn. Đặc biệt, phố tôi rất thơ mộng bởi hai hàng cây ven đường. Mùa hè, những chùm hoa xoan rụt xuống một màu trắng, vương lại và kết những vòng hoa trên mái đầu lũ trẻ chúng tôi. Những ống khói vươn lên cao, chỉ để lại cho chúng tôi một khoảng trời nho nhỏ, con con.

Bên cạnh bao ngả đường lớn, con đường phố tôi vẫn yên ả nằm đó với một bề mặt mà chỗ lồi, chỗ lõm. Nhưng tôi thấy điều đó chẳng làm con đường xấu đi mà còn làm cho nó thêm nét đơn sơ, giản dị. Hai bên đường, san sát biết bao cửa hàng, cửa hiệu đủ mọi thể loại khác nhau. Những cô bán hàng luôn tay vẫy nước lên những rổ hoa từ ngoại thành mang vào. Những bà hàng cơm, hàng phở mồ hôi bóng nhẫy, luôn tay đơm đơm, thái thái. Vỉa hè phố tôi gạch sứt sẹo nhumg tôi yêu những vết sứt đó vì nó luôn in trong trí nhớ của tôi, gợi cho tôi về hình ảnh con đường từ nhà tới trường. Ở đây cũng đủ loại nhà. Có nhà to, có nhà nhỏ, có nhà cao, nhà thấp. Đi men theo con đường mà tôi đếm được hơn hai chục cửa hàng, cửa hiệu. Họ lấn, họ chiếm rồi làm bục, bệ khiến con đường phố tôi đã hẹp càng hẹp thêm...

Quên sao được những ngày học lớp một, tôi còn rụt rè, bỡ ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường này tới trường. Lúc đó, tôi thấy con đường sao lớn thế còn minh thì bé cỏn còn con. Lớn lên, tôi lại thấy con đường chẳng những không rộng ra mà còn bị thu hẹp lại. Cây hai bên đường xoè tán che mát, đu đưa như reo vui, chim chóc hát ca ríu rít... Ôi, nhớ nhiều lắm, nhiều lắm.

Mỗi lần nhắc đến con đường này là bao kỉ niệm lại hiện về trong tôi, mãi mãi không bao giờ phai.

Con đường đã là một người bạn tốt của tôi từ khi tôi còn học lớp một cho đến bây giờ, nên mỗi khi đi đâu xa, tôi lại thấy nhớ nhung, quyến luyến nó vô cùng. Sau này, dù có may mắn được bước trên những ngả đường lớn ở mọi phương trời thì kí ức về con đường tới trường sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ý nghĩ và trái tim tôi. Và dù mai đây trưởng thành, tôi mơ ước công việc đầu tiên tôi làm là sẽ tu bổ, sửa chữa con đường tới trường này sao cho đẹp và rộng rãi hơn.

"Quê hương" hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương. Tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà, ... nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng. Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược. Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ.... ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ. Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng.Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.