K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2017

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.

Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.

9 tháng 12 2018

Dàn ý

Mở bài

Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Thân bài:

Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu.

– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:

+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).

+ Địa điểm tổ chức lễ hội.

+ Nguồn gốc,lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).

– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.

+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).

+ Chuẩn bị về địa điểm…

– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.

+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.

+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)

– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

Chú ý: bài văn viết đúng với phong cách của văn thuyết minh, có thể kết hợp thêm các yếu tố miêu tả (đặc điểm, tiến trình của lễ hội), biểu cảm (nêu cảm nhận về ý nghĩa của lễ hội).

Tham khảo nhé !

 

Ngày tết trên quê hương em mới thật đẹp làm sao. Tất cả mọi người đều hối hả, khẩn trương chuẩn bị cho một năm mới sắp đến. Người thì quét dọn, trang hoàng lại nhà cửa sao cho tinh tươm, đẹp đẽ, người thì nô nức đi chợ Tết để sắm cho mình những bộ quần áo mới, những vật dụng cần thiết. Em thích nhất là được đi chợ hoa ngày Tết cùng bố bởi đến nơi đây người ta mới thật sự cảm nhận ngày Tết đến gần như thế nào. Đến những ngày Tết, nhà nào nhà nấy đèu sum họp bên nhau, cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Ngày Tết quê em luôn là kỉ niệm mà em nhớ nhất. 

27 tháng 2 2021

Tham khảo:

Tết! Tết đến thật rồi.Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Khi Tết đến em được về quê, được ăn cỗ và được lì xì. Tết đến khi mùa xuân đến. Mùa xuân cho ta một không khí ấm áp. Mùa xuân cũng là điểm khởi đầu của một năm mới. Xuân đến những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại châm chồi, nảy lộc. Tết đến, người ta đi chợ sắm Tết, chuẩn bị những cành đào đẹp, mổ lợn, giã giò, gói bánh chưng, trang hoàng câu đối Tết... Trong ngày Tết, các cụ già được con cháu mừng thọ, các cháu nhỏ thì nôn nóng được lì xì và mặc áo đẹp. Tết đến, em được cùng người thân đi du xuân đón năm mới, được đón giao thừa trong đêm 30. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi của mọi người sau một năm lao động mệt nhọc, là thời khắc đón chào một năm mới với bao điều hạnh phúc và ước mơ. Ai ai trong chúng cũng đều mong chờ ngày Tết đến, một cái Tết thật trọn vẹn. Chúc cho tất cả mọi người đón một năm mới thật vui vẻ và hạnh phúc.

23 tháng 12 2018

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ôn. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

23 tháng 12 2018

Lễ hội là tín ngưỡng văn hoá của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tồ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mồng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế ki XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Dàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngàv mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấn no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hoá đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hoá ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hoá ấy, đặc biệt là những lễ hội ttruyền thống mang đậm nét văn hoá dân tộc vào những ngày đầu xuân.

4 tháng 2 2022

THAM KHẢO :

 

Tế Hanh (1921 – 2009), tên thật là Trần Tế Hanh. Ông là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà.

Bắt đầu sáng tác từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, góp mặt trong phong trào Thơ mới chặng cuối với những bài thơ về nỗi buồn, tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, ông bền bỉ sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến; luôn hướng ngòi bút về nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất.

Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, thơ Tế Hanh mang giọng điệu dung dị, khiêm nhường, không rực rỡ, tân kỳ, không bất ngờ, ào ạt. Thơ ông cũng như con người ông, nhỏ nhẹ và mực thước, vừa đủ để tạo nên dấu ấn riêng. Nói cách khác, thơ ông như dòng sông quê hương bình dị, trôi chảy êm đềm mà đậm chất trữ tình, ân nghĩa. Sau nhiều năm cầm bút, ông đã để lại rất nhiều bài thơ hay được giới phê bình đánh giá rất cao, được độc giả ghi nhận. Vượt lên số bài thường thường bậc trung, thi sĩ Tế Hanh để đời bằng những tứ thơ đằm thắm tình người, tình đời, man mác những nhớ thương, yêu thương, ước nguyện. Không chỉ thành công ở vị trí nhà thơ Tế Hanh còn được biết đến trên tư cách dịch giả và nhà phê bình, người giới thiệu nhiệt tình các giá trị thi ca (đặc biệt từ nguồn thơ Pháp ngữ) đến với nền thơ Việt hiện đại.

Giới thiệu về tác giả Tế Hanh và tác phẩm Quê hương

“Quê hương” in trong tập Hoa niên 1945 là một trong số những bài thơ xuất sắc của Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác khi tác giả mới tròn mười tám tuổi, đang theo học trung học ở Huế. Bài thơ là nỗi nhớ, là tình yêu nồng nàn đối với quê hương.

Bài thơ được viết theo thể tự do với bố cục ba phần. Tám câu đầu giới thiệu chung về “làng tôi” và cảnh dân chài ra khơi, tám câu tiếp theo là cảnh thuyền cá về bến cuối cùng tác giả bộc lôk tình cảm của mình dành cho quê hương ở những dòng thơ cuối.

Xuyên suốt bài thơ ta có thể thấy phần lớn là câu thơ miêu tả, song toàn bộ hình ảnh miêu tả đó đều nằm trong dòng tưởng nhớ của chủ thể trữ tình. Tất cả tình cảm da diết đó đã biến miêu tả thành một yếu tố phục vụ cho biểu cảm. Cũng chính tình cảm ấy đã thổi hồn vào từng câu chữ, làm sống động bức tranh quê hương yêu dấu. Từ một vùng qua bình dị qua nỗi nhớ của một người con xa quê đã mang một vẻ đẹp lớn lao, bất ngờ và đầy lãng mạn. Các hình ảnh xuất hiện trong bài thơ vừa chân thực, cụ thể, vừa độc đáo, bay bổng, lãng mạn, có khả năng gợi những trường liên tưởng phong phú ở người đọc. Bằng giọng thơ mộc mạc, chân thành, hình ảnh thơ giàu tính sáng tạo và gợi cảm, Tế Hanh đã khắc họa được bức tranh tươi sáng, khỏe khoắn, đầy sức sống về cuộc sống lao động của làng quê miền biển đồng thời cũng thể hiện được tình yêu tha thiết mà tác giả dành cho quê hương mình.

Có thể nói, “Quê hương” đã minh chứng rất rõ cho lời nhận định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh, Hoài Chân khi nhận xét về thơ Tế Hanh: “Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi”

4 tháng 2 2022

thiếu tác giả?

29 tháng 4 2020

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Bài này ngắn lắm rồi bạn

29 tháng 4 2020

thanks bạn nha

11 tháng 3 2020

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

       Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

         Sự hấp dẫn của vùng đất này là hình sông thế núi, được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh, với những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non ngoạn mục vươn sát bờ sông tạo thành những lát cắt phóng khoáng, trùng điệp, đó là tặng vật của thiên nhiên để con người gây dựng nên những xóm làng trù mật và thanh bình. Từ đây, những khát vọng về sự yên ấm thơ mộng được đặt cho các tên làng, trở thành dấu ấn không thể phai nhạt như Châu Quế, Yên Hưng, Lan Đình, Cổ Phúc, Yên Lương, Âu Lâu, Bình Phương, Linh Thông, Minh Quân, Nga Quán…Những tên làng nhắc tới là biết ngay đất Yên Bái.

         Dải đất này trầm tích bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu nhất tương ứng với thời kỳ đá Sơn Vi tìm thấy ở Mậu A, được các nhà khảo cổ đánh giá là di chỉ có những đặc trưng nổi trội nhất. Dọc lưu vực sông là quê hương của thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh nổi tiếng quốc gia cùng vô số đồ đồng phát lộ, được người xưa chôn dấu dọc dải đất hai bên bờ sông. Vùng đất này cũng là vùng còn chứa nhiều bí ẩn đầy ký ức của cư dân cổ xưa, đang rất cần được các nhà khoa học khám phá.

        Cùng với trí tuệ và bàn tay tạo dựng của con người, nhiều nơi ngoài việc trồng lúa nước còn phát triển các làng nghề: trồng dâu nuôi tằm, đan lát thủ công làm miến, kéo mật, cùng với những rừng quế bạt ngàn, những nương chè ngút ngát xanh tươi. Các làng văn hóa được tạo dựng, chính là nơi giữ gìn cảnh quản môi trường thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian được bao thế hệ lưu truyền. Ở đây có thể bắt gặp cái lạ và độc đáo của khèn "ma nhí", sáo "cúc kẹ" dân tộc Xa Phó, cũng như sự huyên linh trong "tết nhẩy" của dân tộc Dao và các giá trị phi vật thể khác đang tiềm ẩn trong nhân dân. Đó là kết quả của lao động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân các dân tộc sáng tạo nên.

         Đồng hành cùng với lịch sử, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình đền miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng. Những đền chùa nổi tiếng trong vùng như đền Đông Cuông, Tuần Quán, Nhược Sơn, chùa Bách Lẫm, Ngọc Am được tu bổ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và cũng là các di tích văn hóa gắn với các truyền tích được người dân lưu giữ. Các dấu tích đình đền còn gắn với các sự kiện lịch sử từng xẩy ra trên mảnh đất này đó là, đền Nhược Sơn gắn với tên tuổi Hà Bổng, Hà Chương thời kỳ chống Nguyên Mông; Đền Đông Cuông (còn gọi là đền Thần Vệ Quốc) gắn với khởi nghĩa Giáp Dần (1914) của đồng bào Tày, Dao địa phương chống thực dân Pháp, đền Tuần Quán gắn với khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 của các chí sĩ yêu nước tụ họp ở đây trước khi khởi sự. Thành phố Yên Bái còn nổi bật di tích lịch sử văn hóa Lễ đài nơi Bác Hồ nói chuyện với các nhân dân các dân tộc Yên Bái (ngày 24/9/1958) giữa trung tâm thành phố,một địa chỉ quen thuộc với cả nước là di tích lịch sử văn hóa: Lăng mộ Nguyễn Thái Học và các nhà yêu nước hy sinh năm 1930 trong khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp nổi tiếng đương thời, được tọa lạc trong công viên Yên Hòa khoáng đạt.

        Trung tâm Yên Bái còn là nơi cửa ngõ nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc của Tổ quốc, có đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân Nam - Trung Quốc. Nơi đây còn có chiến khu Vần Dọc của thời kháng chiến chống Pháp, có bến phà Âu Lâu đã trở thành di tích lịch sử văn hóa của địa phương.

        Có thể tự hào rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã giác ngộ, giáo dục, tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, sức mạnh của cả đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh làm nên kỳ tích anh hùng - một tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, vững bước đi lên cùng cả nước trong sự nghiệp đổi mới - công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

           "Lịch sử là dòng chảy, truyền thống là hành trang", chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh những năm qua là niềm tự hào về những chiến công, những thành tích đã đạt được, đồng thời cũng nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, mục tiêu trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.​

học tốt

11 tháng 3 2020

Bn Nguyễn Ngọc Linh ơi có bài nào ngắn hơn ko

11 tháng 3 2020

 Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

       Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

         Sự hấp dẫn của vùng đất này là hình sông thế núi, được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh, với những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non ngoạn mục vươn sát bờ sông tạo thành những lát cắt phóng khoáng, trùng điệp, đó là tặng vật của thiên nhiên để con người gây dựng nên những xóm làng trù mật và thanh bình. Từ đây, những khát vọng về sự yên ấm thơ mộng được đặt cho các tên làng, trở thành dấu ấn không thể phai nhạt như Châu Quế, Yên Hưng, Lan Đình, Cổ Phúc, Yên Lương, Âu Lâu, Bình Phương, Linh Thông, Minh Quân, Nga Quán…Những tên làng nhắc tới là biết ngay đất Yên Bái.

         Dải đất này trầm tích bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu nhất tương ứng với thời kỳ đá Sơn Vi tìm thấy ở Mậu A, được các nhà khảo cổ đánh giá là di chỉ có những đặc trưng nổi trội nhất. Dọc lưu vực sông là quê hương của thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh nổi tiếng quốc gia cùng vô số đồ đồng phát lộ, được người xưa chôn dấu dọc dải đất hai bên bờ sông. Vùng đất này cũng là vùng còn chứa nhiều bí ẩn đầy ký ức của cư dân cổ xưa, đang rất cần được các nhà khoa học khám phá.

        Cùng với trí tuệ và bàn tay tạo dựng của con người, nhiều nơi ngoài việc trồng lúa nước còn phát triển các làng nghề: trồng dâu nuôi tằm, đan lát thủ công làm miến, kéo mật, cùng với những rừng quế bạt ngàn, những nương chè ngút ngát xanh tươi. Các làng văn hóa được tạo dựng, chính là nơi giữ gìn cảnh quản môi trường thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian được bao thế hệ lưu truyền. Ở đây có thể bắt gặp cái lạ và độc đáo của khèn "ma nhí", sáo "cúc kẹ" dân tộc Xa Phó, cũng như sự huyên linh trong "tết nhẩy" của dân tộc Dao và các giá trị phi vật thể khác đang tiềm ẩn trong nhân dân. Đó là kết quả của lao động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân các dân tộc sáng tạo nên.

         Đồng hành cùng với lịch sử, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình đền miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng. Những đền chùa nổi tiếng trong vùng như đền Đông Cuông, Tuần Quán, Nhược Sơn, chùa Bách Lẫm, Ngọc Am được tu bổ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và cũng là các di tích văn hóa gắn với các truyền tích được người dân lưu giữ. Các dấu tích đình đền còn gắn với các sự kiện lịch sử từng xẩy ra trên mảnh đất này đó là, đền Nhược Sơn gắn với tên tuổi Hà Bổng, Hà Chương thời kỳ chống Nguyên Mông; Đền Đông Cuông (còn gọi là đền Thần Vệ Quốc) gắn với khởi nghĩa Giáp Dần (1914) của đồng bào Tày, Dao địa phương chống thực dân Pháp, đền Tuần Quán gắn với khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 của các chí sĩ yêu nước tụ họp ở đây trước khi khởi sự. Thành phố Yên Bái còn nổi bật di tích lịch sử văn hóa Lễ đài nơi Bác Hồ nói chuyện với các nhân dân các dân tộc Yên Bái (ngày 24/9/1958) giữa trung tâm thành phố,một địa chỉ quen thuộc với cả nước là di tích lịch sử văn hóa: Lăng mộ Nguyễn Thái Học và các nhà yêu nước hy sinh năm 1930 trong khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp nổi tiếng đương thời, được tọa lạc trong công viên Yên Hòa khoáng đạt.

        Trung tâm Yên Bái còn là nơi cửa ngõ nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc của Tổ quốc, có đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân Nam - Trung Quốc. Nơi đây còn có chiến khu Vần Dọc của thời kháng chiến chống Pháp, có bến phà Âu Lâu đã trở thành di tích lịch sử văn hóa của địa phương.