K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 1 2022

Refer:

Thời xưa những người đã từng trải qua thời kì loạn lạc có mấy ai hiểu được cảm giác tự do của cuộc sống họ suốt ngày phải chịu sự bóc lột của bọn tham quan xấu xa một phần cũng đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nơi đây,họ lo sợ họ có thể bị giết bất cứ lúc nào ,trong tâm thế của một người bị ràng buộc với dây xích không nối thoát thân.Sự tự do được khẳng định chắc nịch ngay từ trong suy nghĩ của nhà thơ. Cuộc sống tự do là được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp làm những thứ mình thích mà không bị ai ép buộc. Bên trong nhà tù thì tối tăm mịt kín ,bên ngoài thì tiếng con tu hú gọi bầy biểu trưng cho người thân của tác giả ngóng trông tác giả chờ một ngày trở về.Còn những hình ảnh:"lúa chiêm đang chín,trái cây ngọt dần ,bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào" thể hiện được sự những ham muốn của tác giả khi tác giả vẫn còn tự do.còn bầu trời rộng lớn thể hiện cho sự tư do khi có thể bay nhảy tùy thích chứ không chật hẹp và oi bức như căn phòng của nhà tù.còn con tu hú thể hiện cho tác giả ở ngoài bầu trời khi vẫn còn bay nhảy thỏa thích một cách tự do và  không bị trói buộc như bây giờ.Nhìn thấy sự tự do của con chim tu hú mà ta không kìm được lòng bởi sự ham muốn sau bao ngày tháng bị ràng buộc .cuộc sông chật chội, ngột ngạt thật khó mà có thể kìm được nỗi lòng của tâm hồn của người thi sĩ đang bay cao trên bầu trời rộng lớn.con chim tu hú đang trong lồng thì uất ức muốn phá tan lồng sắt để trở về cuộc sống tự do còn những chú chim tu hú ngoài lồng thì mong mỏi chờ một ngày người thân của mình về đoàn tụ

10 tháng 3 2021

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người  tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!

  

10 tháng 3 2021

leuleu sai bạn ơi

 

11 tháng 3 2021

bn lớp 8 hả

11 tháng 3 2021

Mình muốn câu trả lời từ mọi người nên đừng sao chép của ai nhé !

16 tháng 1 2020

Thế Lữ là một trong những gương mặt xuất hiện sớm và nổi bật trong phong trào Thơ mới. Là người mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Thế Lữ không tránh khỏi tâm trạng u uất. Bất hoà sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Thế Lữ khao khát một cái tôi được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống tự do. Tâm sự ấy, niềm khát khao ấy được ông kí thác vào lời con hổ ở vườn bách thú qua bài thơ Nhớ rừng.

Trong bài thơ, Thế Lữ xây dựng một nhân vật trữ tình lãng mạn: con hổ. Toàn bộ cảm hứng lãng mạn của Thế Lữ dồn vào việc miêu tả tâm trạng của con hổ.

Ban đầu là tâm trạng căm uất, ngao ngán:
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Đó là nỗi uất hận của kẻ chiến bại nay sa cơ, bị rơi và cảnh sống giam cầm tù túng, phải chịu nỗi nhục nhằn vì bị tù hãm. Càng nghĩ chứa sơn lâm càng ngao ngán, nó đành buông xuôi bất lực nằm dài trông ngày tháng dần qua.

Trong tâm trạng uất hận và chán ngán đó, cảnh vườn bách thú hiện ra mới tù túng, tầm thường và giả dối làm sao!
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng,
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Cảnh sống ấy, đối với con hổ, sao mà đáng chán, đáng khinh và đáng ghét đến vậy!

Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới mắt con hổ, phải chăng là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bằng những tâm hồn lãng mạn. Và thái độ của con hổ, phải chăng chính là thối độ của họ đối với xã hội đương thời.

Tư trong cảnh giam cầm tù hãm, con hổ nhớ tiếc da diết đến đau đớn cả một thời oanh liệt đã qua.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Một cảnh tượng huy hoàng sống lại trong tâm trí con hổ. Nó sống tự do giữa giang sơn của mình chốn đại ngàn với những gì lớn lao, phi thường, mãnh liệt và dữ dội, hoang vu và bí mật: gió gào ngàn, nguồn hét núi, “bóng âm thầm lá gai cỏ sắc”.

Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra oai phong, lẫm liệt:
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi
Than ôi, cái mà nó tự do vùng vẫy, được tận hưởng cảnh sống khi thì thơ mộng đến diệu kì những đêm vàng bèn bờ suối… đứng uống ánh trăng tan, khi thì rộn rã tưng bừng bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca… tưng bừng khi thì mãnh liệt và dữ dội mưa chuyển bốn phương ngàn, lênh láng máu sau rừng, tất cả đã qua rồi, nay còn đâu? Giấc mơ huy hoàng của con hổ đã khép lại trong một tiếng than đầy u uất:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

Nỗi đau và tâm trạng hoài vọng trong lòng con hổ, phải chống cũng chính là nỗi đau và tâm trạng hoài vọng của những người dân Việt Nam khi đó? Nhớ rừng đã chạm tới dây thần kinh nhạy cảm nhất của người dân Việt Nam mất nước, đang sống nô lệ! Càng nhớ tiếc da diết khôn nguôi quá khứ đẹp đầy kiêu hùng, con hổ càng khát khao trở lại rừng thiêng. Khát vọng đó mãnh liệt và cháy bỏng trong lòng nó:
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn,
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cánh rừng ghế gớm của ta ơi!
Bài thơ khép lại bằng một lời nhắn gửi tha thiết. Lời nhắn gửi đó cứ xoáy sâu vào tâm hồn người đọc, ám ảnh họ mãi. Khát vọng trở lại rừng xưa của con hể cũng chính là khát vọng về cuộc sống tự do của cả một lớp người, của cả một dân tộc.

Lời con hổ trong vườn bách thú thể hiện tâm trạng bi kịch của con hổ hay cũng chính là nỗi niềm của người dân Việt Nam mất nước khi đó. Họ thấy con hổ nhớ rừng chính là tiếng lòng của mình. Bài thơ đã nói hộ họ nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, thái độ chán ghét cái xã hội đương thời, nỗi nhớ tiếc quá khứ oai hùng, oanh liệt đầy tự hào của dân tộc, và cuối cùng là niềm khát khao tự do đến cháy bỏng. Vì thế, có thể coi Nhớ rừng là một áng thơ yêu nước.

Khát vọng tự do và tâm sự yêu nước hoà quyện với vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, được hiểu hiện bằng một bút pháp nghệ thuật đặc sắc, đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho áng thơ bất tử này.

6 tháng 4 2021

Cậu tham khảo nhé !Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:
_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
==>Trong tù không rượu cũng không hoa
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng.
_Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.

12 tháng 3 2023

"Ngột làm sao, chết uất thôi!/Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!".Câu cảm thán cùng với hàng loạt các động từ mạnh như "ngột, chết uất" cho thấy một tâm trạng đau khổ, bứt rứt như muốn chết đi và khát khao đến cháy bỏng được thoát ra ngoài của tác giả! Ấy vậy mà con chim tu hú cứ kêu- hay chính là khát vọng tự do của tác giả vẫn cứ trỗi dậy, vẫn cứ kêu gào trong tâm tưởng của nhà thơ hãy nhanh chóng giành lại được tự do của tuổi trẻ. Khát vọng tự do đang bùng cháy bên trong tâm hồn của nhà thơ, khát vọng ấy dường như cũng là vẻ đẹp của tuổi trẻ, là vẻ đẹp của người tù cách mạng.