K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2020

Con người ta ai sinh ra trong đời chẳng muốn trở thành một người có ích, một người tài giỏi cho xã hội? Muốn vậy, thì cách duy nhất là phải có tri thức, có hiểu biết, và muốn có điều ấy, chúng ta phải học, giống như V.I.Lenin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói ấy đã đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc đời của mỗi người. “Học” là hành động tiếp thu kiến thức, cái mới, những điều hay lẽ phải để con người trau đồi bàn thân, vốn trí thức của mình, học còn là say mê với điều mới, học hỏi suốt đời, không giới hạn tuổi tác, sức khoẻ, học không ngừng nghỉ, luôn không ngừng tiếp thu thêm mọi điều xung quanh ta. Như vậy, với cách nói tăng tiến, Lenin đã đưa ra một chân lý đanh thép mà đúng đắn vô cùng, đó là trong cuộc sống, con người ta luôn phải không ngừng học tập, rèn luyện, tiếp thu tri thức nhân loại.

27 tháng 1 2022

Tham Khảo 

https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-biet-them-mot-ngoai-ngu-la-biet-them-mot-the-gioi-176215

27 tháng 1 2022

Từ hàng triệu năm trước, nhờ vào lao động, loài vượn cổ dần dần vươn mình đứng thẳng, sử dụng đôi chân để di chuyển và đôi tay ngày càng khéo léo để kiếm tìm thức ăn và chống lại kẻ thù. Song, ý nghĩa lớn lao của lao động không chỉ ở chỗ thúc đẩy quá trình tiến hóa ấy mà còn là tiền để quan trọng cho não bộ phát triển, loài vượn cổ biết hoạt động “theo kiểu người”, đạt đến “trình độ người” mà cột mốc đánh dấu là ngôn ngữ. Đây là nét đặc trưng lớn nhất để con người trở thành động vật bậc cao. Ngay từ khi xuất hiện, ngôn ngữ đã rất đa dạng, sinh động. Mỗi quốc gia có một thứ tiếng riêng mà với tất cả tình yêu và tự hào, chúng ta trìu mến gọi “tiếng mẹ đẻ”. Nhưng liệu rằng, chỉ biết riêng tiếng nước mình như vậy có đủ? Bàn về vấn đề này, có người cho rằng: “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài”. Người khác lại nói: “Biết thèm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”.

 

Mỗi người một lối suy nghĩ với lí lẽ và quan điểm riêng. Những người cho rằng “Tôi chỉ sống ở Việt Nam, tôi không cần biết tiếng nước ngoài” là bởi họ cho rằng, ngôn ngữ chỉ để giao tiếp với những người cùng chung sống trong biên giới quốc gia của mình, mà cụ thể là Việt Nam. Hiểu như thế, họ vô tình tự bó chặt mình trong một môi trường nhỏ hẹp và chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tại một số nước trên thế giới, không biết ngoại ngữ bị coi là mù chữ. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện để giao tiếp mà còn là công cụ để tư duy. Đây cũng là lý do nhiều người cho rằng: “Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới”. Ngoại ngữ hướng chúng ta đến thế giới bên ngoài, đưa chúng ta đến gần hơn với những thành tựu của một quốc gia khác với một thứ tiếng khác.

Biết thêm một ngoại ngữCàng biết thêm nhiều ngoại ngữ, những đường biên giới càng nới rộng ra, thế giới càng rộng mở, chúng ta càng có khả năng giao tiếp với nhiều người, tiếp cận với nhiều cuốn sách chứa đựng những chân trời mới. Nhìn nhận ngôn ngữ đúng với vai trò của nó, ta mới thấy biết thêm một ngoại ngữ thực sự là biết thêm một thế giới.

 

Ngoại ngữ với vai trò giao tiếp, là con đường kết nối chúng ta và những người bạn trên toàn cầu, mà mỗi người bạn ấy sẽ là một người thầy dạy cho chúng ta những điều bổ ích. Còn gì tuyệt vời hơn nếu trong một buổi triển lãm tranh chúng ta có thể trao đổi cảm nhận của mình với một người Ý – một người con sinh ra và lớn lên trong cái nôi của hội họa Phục Hưng, để cùng sẻ chia cảm nhận cá nhân và cũng để có cái nhìn toàn diện hơn khi rung cảm nghệ thuật được soi chiếu bằng cả văn hóa phương Đông và phương Tây. Cũng tương tự như vậy với mọi ngành nghệ thuật và khoa học khác.

Hơn thế nữa, ngoại ngữ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Có thể bạn sẽ chỉ sống ở Việt Nam, không đặt mục tiêu làm việc hay du lịch đến một đất nước khác, nhưng bạn có chắc rằng sẽ không bao giờ gặp một du khách nước ngoài hỏi đường hay nhờ giới thiệu về danh thắng quê hương. Bạn tin chắc rằng, trong buổi tiệc chào mừng bạn mình là một du học sinh về nước sẽ không có một vị khách nước ngoài nào? Trong buổi tiệc của công ty sau này cũng chỉ toàn người Việt Nam? Những lúc ấy ta mới thấy, thế giới của bản thân nhỏ bé và hạn hẹp đến mức nào khi không có ngoại ngữ. Còn gì lạc lõng hơn việc cô đơn giữa một đám đông nói cười trao đổi bằng một ngôn ngữ chúng ta không thể hiểu ngay trên quê hương mình?

 

Hơn thế nữa, ngoại ngữ với vai trò là phương tiện của tư duy sẽ giúp chúng ta có thể tiếp thu với kho tàng tri thức của nhân loại. Đặc biệt là trong giai đoạn ngày nay, khi internet đã trở nên phổ biến và các công cụ tìm kiếm trên mạng ngày càng được mở rộng, hoàn thiện. Ta có thể dễ dàng tìm thấy các công trình nghiên cứu, các tài liệu khoa học về bất kì ngành nào mà mình quan tâm. Tuy nhiên, có một thực tế rằng phần lớn tài liệu này được viết bằng tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế hiện nay. Khi đó, nếu chúng ta sử dụng thành thạo tiếng Anh, thì chẳng phải chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại hay sao. Tất nhiên, sẽ có người nói chúng ta có thể tìm đến người phiên dịch hoặc dựa vào các công cụ chuyển đổi ngôn ngữ. Nhưng tất nhiên, trong chúng ta ai cũng biết công cụ chuyển đổi ngôn ngữ được lập trình sẵn nên dịch theo kiểu đơn lẻ, từng từ một. Do đó, rất khó để hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của văn bản chúng ta cần. Nhờ người phiên dịch có thể sẽ dễ hiểu hơn, nhưng sẽ chẳng bao giờ bạn được khám phá vấn đề trực tiếp bằng cảm quan của mình mà luôn vay mượn góc nhìn, góc cảm nhận của người khác.

Trong xu thế toàn cầu hóa, mà biểu hiện rõ rệt nhất là sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn thế giới đã tác động mạnh mẽ tới từng cá nhân trong mỗi quốc gia. Đó không chỉ là hợp tác về kinh tế, mà còn là sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, nên việc biết ngoại ngữ đang dần trở thành xu thế tất yếu và bắt buộc. Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới, không chỉ là qua sự tìm hiểu trên sách báo của đất nước họ mà còn là tấm vé “thông quan” để chúng ta trực tiếp trải nghiệm đời sống, văn hóa của họ, tham gia lao động trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có đối tác nước ngoài. Đó không chỉ là thế giới trên bản đồ địa lí mà còn là thế giới sống động trước mắt bạn và trong tinh thần của bạn.

 

Mặc dù có ý nghĩa to lớn như vậy nhưng thực trạng học ngoại ngữ của chúng ta hiện nay chưa mấy khả quan. Đại đa số học sinh học tiếng Anh suốt nhiều năm tại trường nhưng không thể sử dụng tiếng Anh với tư cách là một ngôn ngữ. Nhiều người chỉ có thể làm các bài tập về cấu trúc ngữ pháp mà không thể nói một câu ngoại ngữ đơn giản. Phần lớn mọi người cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi học tiếng Anh và bỏ cuộc giữa chừng.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có thể do phương pháp giáo dục tại các trường chỉ chú trọng đến cấu trúc ngữ pháp để vượt qua các kì kiểm tra. Do số lượng lớp đông nên dù đổi mới phương pháp thì cũng chỉ có thể phù hợp với một số học sinh chứ không phải tất cả. Và bản thân môn tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác cũng là một bộ môn khó. Nhất là đối với những trường ở vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn khó khăn, phương tiện học tập còn thiếu thốn.

Song nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là do chúng ta chưa nhìn nhận vai trò quan trọng của ngoại ngữ một cách đúng mực. Mặc dù ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kì thi trung học phổ thông quốc gia, nhưng nhiều bạn còn học đối phó hoặc trì hoãn “để mai tính”. Đi kèm với nó là thái độ học sao nhãng, chưa kiên trì và khả năng tự học chưa cao. Sự e dè, ngần ngại giao tiếp cũng trở thành rào cản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Lối suy nghĩ ỷ lại chỉ sống ở Việt Nam nên không cần biết ngoại ngữ đã ăn sâu vào rất nhiều người, khiến chúng ta quên mất rằng chỉ sống ở Việt Nam nhưng có thể sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện, một công cụ phục vụ chúng ta trong học tập, vui chơi và đời sống sau này. Rất nhiều người nhờ ngoại ngữ đã thay đổi cuộc sống, nhận học bổng từ các trường học danh tiếng, dễ dàng có một công việc cho bản thân, thỏa sức khám phá và trải nghiệm nền văn hóa khác, trở thành một công dân toàn cầu. Muốn hiện đại cần có giá trị truyền thống làm nền tảng nhưng không thể thiếu sự thúc đẩy của ngoại ngữ. Bởi vậy, giải pháp để cải thiện tình hình ngoại ngữ là điều cần thiết.

 

Mỗi chúng ta đều có ít nhất bảy năm học ngoại ngữ trên ghế nhà trường. Bởi vậy, sự cập nhật, đổi mới phương pháp giáo dục trong các nhà trường là giải pháp đầu tiên cần thực hiện. Các hoạt động ngoại khóa sẽ là sân chơi bổ ích và là nơi để mỗi học sinh giao lưu, học hỏi lẫn nhau và thực hành tiếng. Sự cách biệt giữa các vùng miền phải được rút ngắn bằng cách chú trọng đầu tư cho những vùng còn khó khăn. Và hơn hết, mỗi chúng ta cần tự ý thức về tác dụng to lớn của ngoại ngữ và thế giới mới mẻ, tươi đẹp mà ngoại ngữ mang lại để có ý thức trau dồi ngoại ngữ, kiên trì và cố gắng vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Năng động và mạnh dạn trong việc giao tiếp với người nước ngoài, đọc các bài nghiên cứu ngắn về lĩnh vực yêu thích, nghe nhạc và xem các bộ phim ý nghĩa bằng ngôn ngữ gốc. Sử dụng ngoại ngữ như một thế đối sánh để khắc sâu các đặc điểm của tiếng Việt, tiến tới sử dụng đúng, sử dụng hay tiếng nước mình và ngược lại.

Xã hội hiện đại đã khiến ngoại ngữ thành chiếc chìa khóa vạn năng mở ra hàng ngàn thế giới mới. Có nắm bắt chiếc chìa khóa ấy hãy cứ lần lữa, trì hoãn để cánh cửa mãi đóng chặt phụ thuộc vào suy nghĩ, quyết định và hành động của chúng ta ngày hôm nay.

10 tháng 7 2020

2 > Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhớ lại Ebola, SARS bởi hậu quả mà nó để lại thật sự rất khó lường. Nó khiến hàng quán phải đóng cửa, giao thông bị phong tỏa, kinh tế rơi vào trạng thái bất ổn định,... và cùng với đó là việc học sinh, sinh viên không được tới trường - một trong những điều đáng lo ngại nhất. Có người cho rằng, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu sẽ gây ra tình trạng hổng kiến thức nhưng cũng có những ý kiến đồng tình vì sức khỏe chung của cộng đồng. Thực chất, việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học là điều tất yếu phải làm trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và mỗi cá nhân cần có ý thức tự học. Việc chúng ta có bảo đảm kiến thức hay không hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức tự học bởi cho dù có đến trường nhưng lại lơ đễnh, lười nhác thì hoàn toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí dịch bệnh còn lây lan, khó kiểm soát. Chúng ta hãy coi đây là "thời cơ" để bản thân tự tổng hợp, ôn luyện lại những kiến thức trong suốt quá trình học vừa qua, hiện nay, sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức chương trình học trên truyền hình, chúng ta hoàn toàn có thể tự trang bị kiến thức cho mình ngay tại nhà. Tự học cũng chính là biện pháp tốt để chúng ta đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiểu, hạn chế nguy cơ lây lan của vi-rút. "Người lạc quan sẽ thấy cơ hội trong thách thức, sẽ thấy thuận lợi trong cả khó khăn. Vậy nên hãy tranh thủ thời gian để ta tự học và rèn luyện, đồng thời cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

30 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Để có thể vững bước trên con đường đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. "Tri thức là sức mạnh" Chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vượt qua tất cả những điều trong cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Bởi vì thế mà ông cha ta đã có câu "Dao có mài mới sắc, người có học mới nên" chính là muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải đẩy mạnh và đầu tư nhiều hơn cho việc học của bản thân. Ấy vậy mà, hiện nay thái độ của học sinh đối với việc học lại thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Cụ thể học sinh thường hay lơ là, chán nản việc học, chỉ mải mê vào những thú vui vô bổ. Đây là điều đáng lo ngại vì nó không những ảnh hưởng tới chính bản thân học sinh mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, trường lớp và xã hội sau này..

 

Vậy hiện tượng lười học ở học sinh là gì? Hiện tượng này là một trong những vấn đề bức thiết mà không có học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, cố gắng, phấn đấu, Những người học sinh lười học thường là những học sinh tham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Đến lớp thường không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây, làm việc riêng gây mất trật tự lớp. Cá nhân học sinh lười nhát chưa nhận thức được vai trò của tri thức, chưa xác định cho mình mục đích học tập tốt đẹp để phấn đấu. Chỉ biết lơ là việc học, ăn chơi, lãng phí thời gian vô bổ, đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của mình

Nguyên nhân của hiện trạng học sinh có ý thức học tập lơ là hiện nay? Nguyên nhân đầu tiên phải do chính bản thân người học sinh không làm chủ được bản thân, ham chơi dễ bị bạn bè rủ rê. Bản thân không quan tâm tới tương lai mà chỉ quan tâm đến những thú vui trước mắt, không xác định rõ mục đích học tập của bản thân, không xác định được tương lai sẽ đi về
đâu. Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời trang sáo rỗng. Họ lấy sự giá trị tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống cho hiện tại. Việc học vì thế trở nên nhàm chán, vô nghĩa, sa đà vào các mạng xã hội, game.. khiến học sinh lơ là việc
học tập. Đặc biệt là tâm lý xã hội về học tập, những bất công trong xã hội khiến cho học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công. Một phần do chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn khô khan. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến học sinh nhàm chán. Cũng có thể vì tác động từ phía gia đình như cha mẹ quá nuông chiều con cái quá mức khiến chúng cứ nghĩ dù thế nào cũng sẽ luôn có cha mẹ che chở vì vậy việc học là không cần thiết. Cũng có thể là cha mẹ bất hòa khiến con cái có những suy nghĩ tiêu cực, hay là cha mẹ quá áp đặt con cái phải luôn làm theo ý mình không quan tâm đến suy nghĩ của chúng khiến chúng trở nên chán nản. Và vấn đề hỗ trợ tâm lý cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần nhưng không có ai giúp đỡ. Sự khủng hoảng tâm lý lứa tuổi dậy thì khiến những học sinh bất mãn không còn tha thiết đối học tập nữa. Ngoài ra, gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không còn động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn là niềm vui và hứng thú.

 

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng lười học là chuyện mà bất cứ học sinh nào cũng sẽ một -hai lần mắc phải và đó là chuyện bình thường nhưng nếu như học sinh ấy không tự nhận thức được mối nguy hiểm của việc lười học mà cứ lao đầu vào các cuộc chơi vô bổ thì đó là một vấn đề đáng lo ngại. Việc lười học đem lại rất nhiều tác hại đối với bản thân người lười học cùng gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với bản thân học sinh sẽ ngày càng chán nản việc học tập, chỉ thích thú đối với những trò chơi mới lạ, không xác định được phương hướng cho tương lai của mình, lao vào các tệ nạn xã hội biến bản thân trở thành những con người vô tổ chức, vô kỷ luật. Còn với gia đình, ông bà, cha mệ sẽ buồn phiền, mất niềm tin vào con cái, thường xuyên gắt gỏng, đẫn đến việc gia đình bất hòa ngày một trầm trọng hơn. Đối với nhà trường, sẽ ảnh hưởng đến mức độ uy tín của nhà trường đối với những phụ huynh đang muốn cho con học ở ngôi trường đó. Và như chúng ta đã biết học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì xã hội sẽ bị thiếu đi nguồn lao động chất lượng. Học sinh học tủ học vẹt học đối phó.. tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực thật sự và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

Vì vậy mỗi học sinh cần phải nhận biết rõ tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình, phải có trách nhiệm hơn với bản thân, có ý thức học tập và biết xác định rõ ràng tương lai phía trước muốn đi về đâu. Gia đình cần phải quan tâm con cái mình hơn, không đặt quá cao nhu cầu của bản thân lên trước để con cái có thể tự do phát triển ước mơ, tư duy của bản thân. Trường học cần phải có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là lập phòng tâm lý để hỗ trợ kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập hay cảm thấy bị áp lực điểm số. Giáo viên cần tích cực tìm hiểu nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương quan tâm chia sẽ với các em nhiều hơn. Lấy tình yêu thương và khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Đối với xã hội và gia đình cần quan tâm đến việc học và tâm lý của con em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò các em có sự thay đổi tâm sinh lý mãnh liệt của cuộc đời. Các em dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh những hành động bồng bột và sai lầm. Xã hội thì phải tuyên truyền sự quang trọng của học tập, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động kết hợp vui chơi, thay đổi phương pháp học phù hợp với mức độ học sinh, không đặt quá về vấn đề học tập vì như vậy dễ khiến học sinh cảm thấy bị áp lực điểm số mà dần chán nản việc học hơn.

 

Vì là thế hệ tương lại của đất nước, mỗi học sinh đều phải chăm chỉ học tập, không nên lười nhát, thụ động. Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập, học đi đôi với hành, tích lũy kiến thức, rèn luyện nhân phẩm, tránh lối học tủ, học đối phó.. sau mọi nỗ lực đấy sẽ là hành trang quý giá nhất khi ta bước vào đời. Để có thể giúp đỡ xã hội trở nên văn minh hơn và giúp cho bản thân có một tương lai tươi sáng, trở thành người có ích, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

6 tháng 3 2022

tham khảo

Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác bởi cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình.

6 tháng 3 2022

cảm ơn gất nhìu:3

 

24 tháng 5 2020

Help me