K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2021

Virus corona là loại virus đã từng gây ra đại dịch SARS (năm 2003), MERZ (năm 2012). Có chủng virus corona khác nhau thường gặp ở động vật, bao gồm lạc đà, mèo, dơi. Trong đó, 7 chủng có thể lây nhiễm sang người. Điển hình như SARS, MERS và mới đây nhất là COVID-19 gây viêm phổi cấp. Thực tế, các chủng virus corona thường gây bệnh liên quan đến đường hô hấp.Ở người, virus corona lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Virus này cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa tay lên miệng, mũi, mắt họ. Khi nhiễm virus, cơ thể có các triệu chứng như ho, sốt cao, khó thở,.. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) đã gây nhiều thiệt hại to lớn đến nhân loại. Vì vậy, chúng ta cần chung tay ngăn chặn dịch bệnh.

27 tháng 11 2021

Thanks

12 tháng 1 2022

Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, Hội chứng hô hấp Vũ Hán, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV), là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Trung Quốc, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona ARN liên kết đơn chính nghĩa. Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19, các nhân viên nghiên cứu đã phát hiện chủng virus này sau khi họ tiến hành đo lường kiểm tra axit nucleic và dò tra trình tự bộ gen ở mẫu vật lấy từ người bệnh

thiếu tham khảo :>

29 tháng 1 2016

:)=)

Ký sinh trùng sốt rét (danh pháp khoa học: Plasmodium) là một chi sinh vật đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật để tồn tại và phát triển. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả[1][2].

Trong số trên 200 loài đã biết của chi Plasmodium thì ít nhất 11 loài ký sinh trên người. Các loài khác ký sinh trên các động vật khác, bao gồm khỉ,động vật gặm nhấm, chim và bò sát. Các sinh vật ký sinh này luôn luôn có 2 vật chủ trong vòng đời của chúng: một vật chủ muỗi và một vật chủ là động vật có xương sống.

Ở ngoài cơ thể, Plasmodium cần những phương pháp nuôi cấy đặc biệt hoặc giữ ở nhiệt độ lạnh để sống còn. Khi vào cơ thể người, ký sinh trùng sốt rét ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu,Plasmodium chính là nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét. Đời sống của ký sinh trùng sốt rét ngắn nhưng chúng sinh sản nhanh và nhiều do vậy tồn tại lâu dài trong cơ thể[3]. Plasmodium có 2 phương thức sinh sản, sinh sản vô tính thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những động vật khác) và sinh sản hữu tính ở vật chủ chính là muỗi Anopheles. Plasmodium có cấu tạo đơn giản, cơ thể gồm thành phần chính là nhân, nguyên sinh chất và một số thành phần khác, chúng không có không bào nên mọi hoạt động di dưỡng đều thực hiện qua màng tế bào, do không có bộ phận di động nênPlasmodium thường phải ký sinh cố định.

Ký sinh trùng sốt rét ký sinh ở người không phải chỉ bao gồm một loài duy nhất, ngược lại chúng gồm nhiều loài, có hình thái và khu vực sinh sống khác nhau, sau đây là những loại chính:

1. P.falciparum: Gặp nhiều ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao. Loại ký sinh trùng sốt rét này hay gặp ở châu Á (đặc biệt là vùng Đông Nam Á), châu Phi, châu Mỹ La Tinh và ít gặp hơn ở châu Âu. Hiếm gặp P.falciparum ở nơi có bình độ cao.

2. P.vivax: Gặp nhiều ở châu Âu, còn châu Á và châu Phi chỉ gặp nhiều ở một số nơi.

3. P.malariae: Xuất hiện nhiều ở châu Âu, châu Phi, ít hơn ở châu Mỹ, còn châu Á rất hiếm gặp.

4. P.ovale: Nói chung hiếm gặp trên thế giới, chủ yếu gặp ở trung tâm châu Phi[3].

Chu kỳ của các loại Plasmodium ký sinh ở người[sửa | sửa mã nguồn]

Cả bốn loại ký sinh trùng sốt rét trên tuy có khác nhau về hình thái học nhưng diễn biến chu kỳ ở người và muỗi truyền bệnh tương tự nhau, gồm 2 giai đoạn[3]:

  • Giai đoạn sinh sản và phát triển vô tính trong cơ thể người.
  • Giai đoạn sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles truyền bệnh.

Trong đó người là vật chủ phụ, muỗi là vật chủ chính, thiếu một trong 2 vật chủ này thì Plasmodium không thể sinh sản và bảo tồn nòi giống được.

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn sinh sản vô tính trong cơ thể người chia làm hai thời kỳ, thời kỳ phát triển trong gan và thời kỳ sinh sản vô tính trong hồng cầu. Quá trình cụ thể như sau: muỗi Anopheles mang mầm bệnh (thoa trùng) đốt người, thoa trùng từ nước bọt của muỗi truyền vào máu ngoại biên của người. Thoa trùng chủ động tìm đường xâm nhập vào gan, vì tại giai đoạn đó máu không phải là môi trường thích hợp cho thoa trùng tồn tại và phát triển, thời gian chúng ở trong máu chỉ dưới 1 giờ đồng hồ.

Thoa trùng xâm nhập tế bào gan và bắt đầu phân chia, đến một lượng nhất định làm tế bào gan bị vỡ ra giải phóng những ký sinh trùng thế hệ mới, đây là giai đoạn phát triển của nhiều thoa trùng. Từ gan vào máu, ký sinh trùng xâm nhập hồng cầu, chúng sinh sản vô tính tại đây đến mức độ đầy đủ làm vỡ hồng cầu giải phóng ký sinh trùng, đại bộ phận những ký sinh trùng này sẽ lại thâm nhập vào hồng cầu khác để tiếp tục sinh sản vô tính.

Nhưng một số mảnh ký sinh trùng khác trở thành những thể giao bào đực cái, nếu muỗi hút những giao bào này, chúng sẽ phát triển chu kỳ hữu tính ở trong dạ dày của muỗi, nếu không được muỗi hút thì sau một thời gian sẽ bị tiêu hủy. Khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu tùy từng chủng loại Plasmodium, có thể từ 40 đến 72 giờ, đo đó trong khoảng thời gian này cơ thể người thường bị sốt rét cách nhật. Sốt rét cách nhật thường xảy ra hàng loạt sau mỗi 24 tiếng đồng hồ.[3]

Giao bào đực và cái được muỗi hút vào dạ dày sẽ phát triển thành những giao tử đực và cái, qua sinh sản hữu tính sinh ra thoa trùng. Các thoa trùng đến tập trung trong tuyến nước bọt của muỗi là tiếp tục truyền bệnh cho người khác.

 

    14 tháng 12 2021

    giúp mình với ,plss

    13 tháng 4 2019

    Như chúng ta đã biết thì thực vật có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, động vật,... nó có vai trò gián tiếp và trực tiếp. Chúng ta hãy thử dự đoán xem điều gì sẽ sảy ra khi thực vật ko còn tồn tại trên trái đất để làm rõ tầm quan trọng của thực vật. Thực vật chính là nguồn cung cấp ô xi duy nhất trên Trái Đất, nếu ko có thực vật thì tất nhiên con người cx sẽ ko tồn tại. Ko có thực vật thì ko có thức ăn, nước uống, các nguyên liệu trong sản xuất,...Thực vật có vai trò quan trọng đối với sự sống trên trái đất nên chúng ta cần bảo vệ thực vật, tránh khai thác quá nhiều vì hiện nay, một số loài thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.

    Viết một bài thuyết trình ( đoạn văn ) Nói về sự cần thiết của nước đối với cây ( sinh học lớp 6 )Lớp em chuẩn bị dự giờ nên em cần gấp lắm ạ ! Mấy anh chị cứ tra mạng thoải mái nhưng làm sao cho bài chỉ dài khoảng từ 6 - 12 câu thôi nha ( lố 1 - 2 câu cũng được ; em có tra nhưng ko được ạ ) VD :Mở bài : - Dẫn chứng :+ Cơ thể con người có ..... % là nước và cây thì có khoảng...
    Đọc tiếp

    Viết một bài thuyết trình ( đoạn văn ) Nói về sự cần thiết của nước đối với cây ( sinh học lớp 6 )

    Lớp em chuẩn bị dự giờ nên em cần gấp lắm ạ ! Mấy anh chị cứ tra mạng thoải mái nhưng làm sao cho bài chỉ dài khoảng từ 6 - 12 câu thôi nha ( lố 1 - 2 câu cũng được ; em có tra nhưng ko được ạ )

    VD :

    Mở bài :

    - Dẫn chứng :

    + Cơ thể con người có ..... % là nước và cây thì có khoảng ..... % là nước.

    Thân bài :

    + Nước giúp cây sinh trưởng, phát triển.................

    + Nước ko thể thiếu đối với cây

    + Ko có nước thì cây sẽ .................

    Kết bài :

    + Kết luận :

    + Nước rất cần thiết cho cây

    + ....................

    ( Có thể tham khảo SGK sinh học 6 trang 75 ( dòng thứ 7 ( kể từ phần 1. Những điều kiện........... quang hợp )

    LÀM TỪ GIỜ ĐẾN TỐI CHỦ NHẬT NGÀY 6/11/2016 NHA !

    0
    19 tháng 12 2017

    Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con.

    19 tháng 12 2017

    Hôm nay là thứ năm, em có hai tiết kiểm tra môn văn ở trường. Do cô Tú đã nói trước nên em đã chuẩn bị bài khá tốt lúc ở nhà nhưng vẫn có một chút hồi hộp và lo lắng. Khi đến lớp em thấy các bạn tụm ba, tụm bảy tạo thành một nhóm để ôn bài. Một số bạn nam thì đi chơi đá cầu. Bỗng tiếng chuông vào lớp vang lên “Reng, reng, reng”. Các bạn ngồi vào chỗ của mình, lấy bút, giấy ra điền tên rồi vào chỗ ôn bài. Hết mười lăm phút đầu giờ, cô Tú bước vào lớp, các bạn đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trên tà áo là những bông hoa màu hồng thắm. Cô cười thật tươi để chào chúng em, rồi cầm viên phấn viết đề lên bảng. Dòng chữ to và mềm mại hiện lên: “Em hãy tả lại quang cảnh lớp học trong giờ kiểm tra Tập làm văn”. Cả lớp reo lên “ồ”, vẻ mặt ai cũng vui mừng vì bài này cô đã cho chứng em làm nhiều lần rồi. Cô đọc lại đề rồi căn dặn chúng em: “Cácem đọc kĩ đề rồi làm bài, nên nhớ đây là bài văn miêu tả chứ không phải kể”. Cô vừa nói xong bốn mươi sáu cái đầu cặm cụi xuống mặt giấy, em và các bạn bắt đầu làm bài. Lớp học im ắng không một tiếng động đến nỗi em nghe được cả tiếng chim hót, ngọn gió và cây cũng hòa mình vào giai điệu. Những chiếc lá đập vào nhau nghe xào xạt. Trong lớp học mọi người cũng đang làm bài. Tiếng ngòi bút viết trên giấy cũng phát ra âm thanh xột xoạt. Khuôn mặt cô Tú nghiêm khắc. Thỉnh thoảng, cô đưa mắt nhìn xung quanh xem có bạn nào trao đổi bài hay không. Rồi cô lấy bút viết ra chấm bài cho các bạn lớp khác. Nhìn xung quanh, em thấy bạn Hiếu rất căng thẳng ngồi suy nghĩ làm bài. Bạn Hạnh thì vui vẻ, có lẽ bạn rất hài lòng về bài làm của mình. Còn về bài của em, do đã chuẩn bị bài rất kĩ rồi nên em cảm thấy rất tự tin, sự hồi hộp đầu giờ kiểm tra cũng đã biến mất. Bài làm của em cũng gần xong, xung quanh em cũng đã vài bạn xong. Mấy bạn định trao đổi bài làm để đọc thì lúc đó, cô Tú đã nhìn thấy và khẽ nhẹ cây thước. Mọi người vẫn tiếp tục làm bài. Bỗng cô Tú nói: “Các em còn năm phút nữa để kiểm tra lại bài làm của mình”. Cô vùa dứt lời cả lớpxôn xao lên vài bạn nói: “Cô ơi, em chưa làm xong”, “Cô ơi, cho thời gian dài thêm được không cô?”. Lúc đấy, em kịp làm làm xong bài của mình và trút tiếng thở dài. Giờ kiểm tra cũng đã kết thúc cô thu bài rồi chào lớp. Em nghĩ bài văn hôm đó mình sẽ được điểm khá và những tiếtkiểm tra sau em sẽ không còn cảm giác hồi hộp và lo lắng nữa mà thay vào đó sẽ là sự tự tin hơn giúp em đạt được điểm cao trong các kì thi và kiểm tra.

    5 tháng 12 2023

    Nguyên tử, phân tử -> Tế bào -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái -> Sinh quyển

    5 tháng 12 2023

    Tế bào -> Mô -> Cơ quan -> Hệ cơ quan -> Cơ thể -> Quần thể -> Quần xã -> Hệ sinh thái -> Sinh quyển

    10 tháng 2 2022

    refer

    Đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội liên quan đại dịch Covid19 - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng

    10 tháng 2 2022

    Chọn đúng môn để các bạn box Văn giúp nhé e