Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo lazi:
Hà Nội chính là thủ đô thân yêu của chúng ta! Là nơi mang nhiều vẻ đẹp đặc sắc, tiêu biểu của nền văn hóa nước nhà. Có thể kể đến như Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử giám, Hoàng thành Thăng Long,... Hiện nay, ngôi nhà thân yêu ấy đang bị hoành hành bởi dịch bệnh covid 19. Một dịch bệnh đã cướp đi sự sống của biết bao người dân trên thế giới. Có lẽ bởi vậy mà Hà thành đã cấm cửa tất cả các du khách trong và ngoài nước, yêu cầu mọi người dân hãy ở nhà và chỉ ra ngoài đường những lúc cần thiết. Do đó mà trong những ngày tháng này, đường phố Hà Nội vốn sầm uất nay thật hiu hắt và không một bóng người. Các hàng quán cũng đóng cửa hết. Trên phố Hồ Gươm, chẳng còn một ai đi bộ vào mỗi buổi sáng. Một khung cảnh thật là đượm buồn. Thật vậy, Hà Nội của chúng ta mang một vẻ đẹp riêng biệt mà không nơi nào có được. Nó chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi người dân hãy gìn giữ và đừng để nó mất đi "cái duyên dáng, bản lĩnh oai nghiêm" nhé!
Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiên và nó cùng với những chất độc khác gặm nhấm sức khỏe con người gây bênh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi…. Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rười góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.
Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống của con người. Trước tiên, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc, đặc biệt là chất ni-cô-tin. Chất ni-cô-tin có thể gây nghiên và cùng với những chất độc khác thấm sâu vào cơ thể con người gây bênh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi … Điều này lí giải tại sao đa số những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh liên quan đến hô hấp. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá cũng là những nhân tố gây ra thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người xung quanh dù họ không hút thuốc. Những người vô tình hít phải khói thuốc còn phải chịu nhiễm độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc, việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc phải những bệnh nghiêm trọng về tim phổi. Vì thế, hãy dừng ngay việc hút thuốc nếu có thể. “Vì bản thân! vì cả cộng đồng!”
Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.
Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.
Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.
Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.
Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.
Nền ẩm thực nước ta đa dạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Phở là món ăn binh dân được nhiều người ưa thích.
- Ở Hà Nội, từ phố lớn đến ngõ nhỏ, chỗ nào cũng có quán phở bán từ sáng sớm cho tới nửa đêm.
- Những quán phở nổi tiếng rất đông khách.
2. Thân bài:
* Nguyên liệu và cách chế biến:
- Thịt bò: Nạm, gầu, vè, bắp, gân... nấu chín mềm trong nổi nước dùng, vớt ra treo lên cho ráo. cỏ thể thái sẵn (nếu quán đông), cố thể để nguyên, khách ăn đến đâu thái đến đó. Phi lê, thăn bò tươi để làm phở tái.
- Nước dùng: Xương bò rửa thật sạch, cho vào nổi lớn, hẩm cả đêm, vớt bọt cho nước trong, gia vị cho vào nước dùng gồm sá sùng khô, hoa hói, thảo quả, gừng, hành củ nướng, muối, nước mắm... (tuỳ từng quán phở có bí quyết riêng). Nước dùng phải trong, có vi ngọt đậm đà.
- Bánh phở: Được làm từ gạo ngon ngâm mềm, xáy nhuyễn, tráng thành tâm lớn rồi thái nhỏ và dài. Bánh phở phải dẻo mới ngon.
- Cốc gia vị khác ăn kèm: Dấm (hoặc chanh), tòi ngâm dấm, nước mắm ngon, ớt tươi, rau mùi, hành tươi thái nhỏ, hạt tiêu...
* Cách thức làm một bát phở:
- Bánh phở nhúng vào nước sôi, xóc cho ráo rổi đổ vào bát và xếp thịt lên
- Chan nước dùng cho ngập bánh rổi rắc hành lá, rau mùi thái nhỏ lên trên. (Tuỳ ý khách mà chan nước trong hoặc nước béo).
* Cách ăn:
- Nếm thử nước dùng xem vừa miệng hay chưa.
- Cho thêm gia vị (nước mắm, dấm, ớt, hạt tiêu...).
- Đảo đểu một lượt rồi bắt đẩu ăn.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Phở là món ăn thơm ngon, bõ dưỡng, chứng tố sự tinh tế và sáng tạo của người Việt trong nghệ thuật ẩm thực.
- Ăn phở là thói quen và thú vui của người Hà Nội.
- Phở Hà Nội được du khách nước ngoài ưa thích và khen ngợi.
Ngày nay ,túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài.
tham khảo
Nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là địa ngục trần gian, bởi trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày sẽ buộc phải làm công việc lao động khổ sai như đập đá cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã.
Bài thơ thể hiện khí phách của một người xem thường mọi thử thách gian nan, nói về công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh và đầy khí phách của một dũng sĩ thần thoại
Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
Tư thế đứng của con người giữa đất trời: Thể hiện quan niệm nhân sinh truyền thống về “chí làm trai” “Đã sinh làm trai cũng phải khác đời” (Phan Bội Châu), “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông - Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể” (Nguyễn Công Trứ),... Đó là niềm kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người thể hiện chí làm trai của mình: Đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa biển rộng, non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sững. Từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.
Miêu tả công việc đập đá: Bằng nét bút khoa trương nhằm làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người khổng lồ: Khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt; hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “Xách búa”, “ra tay”; sức mạnh thật là ghê gớm, gần như thần kì: “Làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”...
Câu thơ khắc họa hình ảnh người tù cách mạng trong tư thế vươn cao ngang tầm vũ trụ, đã biến một công việc lao động khổ sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì.
Bốn câu thơ cuối tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đây là khẩu khí của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thứ thử thách gian nan, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.
Câu 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan, những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dằng dặc qua năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỉ XX, khi đất nước đang lâm vào cảnh tối tăm do bị thực dân Pháp đàn áp, thì không phải ai cũng tin vào sức người có thể làm được. Những thử thách trên bước đường chiến đấu bị Phan Châu Trinh coi như là những “việc con con”, không làm ông nhục chí.
Phan Châu Trinh (1872-1926) là chiến sĩ cách mạng vĩ đại của dân tộc ta trong ba thập niên đầu thế kỉ XX. Ông còn để lại nhiều thơ văn thấm đượm tinh thần dân chủ và chứa chan tình yêu nước. Bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" đã thể hiện khí phách hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, mang tính hàm nghĩa
sâu sắc:
"Làm trai đứng giữa đất cỏn Lỏn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con".
Nhan đề bài thơ là "Đập đá ở Côn Lôn”, nói về cảnh lao động khổ sai của nhà thơ và các chiến sĩ yêu nước bị thực dân Pháp đày đọa tại nhà tù Côn Đảo. Năm 1908, sau vụ chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân bắt giam và đày ra Côn Đảo với cái án khổ sai chung thân.
1. Bốn câu đầu vừa tả thực cảnh đập đá, vừa biểu lộ một tâm thế, một ý chí. Chí nam nhi, chí làm trai coi việc "đứng giữa đất Côn Lôn", bị tù đày khổ sai là một thách thức nặng nề nhưng chẳng hề nao núng, vản "lừng lẫy làm cho lở núi non". Hai từ "đứng giữa" biểu thị một tư thế hiên ngang, một tâm thế bất khuất trước uy vũ quân thù. Câu thơ thứ hai, nhất là cụm từ "làm cho lở núi non" thể hiện chí khí kiên cường trước cảnh ngộ bị quân thù đày đọa.
Các vị ngữ: "đánh tan" và "đập bể" vừa tả thực sức mạnh đập đá "năm bảy đống" và "mấy trăm hòn", đồng thời ngụ ý một quyết tâm, một ý chí căm thù phá tan chốn ngục tù, lật đổ ách thống trị thực dân tàn bạo. Phép đối, cách dùng số từ, hàm súc, đa nghĩa làm nên giá trị nghệ thuật ở phần thực bài thơ:
"Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"
2. Hai câu 5, 6 đối nhau rất chỉnh. Lấy thời gian bị cầm tù (thúng ngày) đối với gian truân thử thách (mưa nắng) lấy thân dày dạn phong trần (thân sành sỏi) đối với tinh thần cứng cỏi trung kiên (dạ sắt son). Tất cả đã làm hiện lên hình ảnh một chiến sĩ cách mạng có tâm hồn và khí phách cao đẹp. "Thân sành sỏi" và "dạ sắt son" là hai hình ảnh ẩn dụ nói lên một cách hàm súc và hình tượng phấm chất cách mạng của nhà thơ:
"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son"
Các từ ngữ: "bao quản" và "chi sờn" biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận, một quyết tâm dám thách thức với bạo lực quân thù. Tinh thần ấy, ta bắt gặp nhiều trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
"Kiên trì và nhẫn nại,
Không chịu lùi một phân;
Vật chất tuy đau khổ,
Không nao núng ti-nh thần"
(Bốn tháng rồi)
3. Hai câu kết thể hiện bản lĩnh phi thường của những người có chí lớn, mưu đổ đại sự (vá trời) mà khổng thành (lỡ bước). Đó là những anh hùng thất thế mà vẫn hiên ngang, coi chuyện tù đày, gian nan chỉ là "việc con con" không đáng kể, không đáng nói. Câu kết toát lên một phong thái ung dung tự tại, rất ngạo nghễ của nhà chiến sĩ:
"Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con."
"Đập đá ở Côn Lôn" tiêu biểu cho thơ ca viết trong nhà tù thực dân của các chiến sĩ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX. Bài thơ có giọng điệu đĩnh đạc, hào hùng.
Ngôn ngữ hàm súc, vừa bình dị vừa cổ kính trang trọng. Người xưa thường lấy thơ để dãi bày cái tâm, để nói lên cái chí. Sẵn sàng xả thân để cứu nước, sắt son thủy chung với dân tộc, bất khuất hiên ngang trước cảnh tù đày, đó là cái tâm, cái chí của Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" này. Cúi tâm, cái chí của nhà cách mạng tiền bối Phan Châu Trinh là bài học lớn cho chúng ta ngưỡng mộ và noi theo.
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”.
Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ôm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.