Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Tình phụ tử trong câu chuyện Lão Hạc nói riêng và trong cuộc đời của mỗi con người nói chung thật thiêng liêng, cao quý. Người cha có thể không mang nặng đẻ đau, không chăm sóc con gái nhiều như người mẹ nhưng tình yêu thương của người cha thì vô bờ bến. Nếu tình mẹ bao la như biển cả không bao giờ cạn thì tình cha sừng sững như núi Thái Sơn không bao giờ bị mai một, hay bị mòn đi bởi thời gian, mãi mãi đứng đó che chở cho con cái kể cả khi chính bản thân mình cũng không đủ cơm ăn áo mặc, người cha vẫn luôn hy sinh cuộc đời mình để lo cho con cái được bằng bạn bằng bè. Người cha ít khi thể hiện tình cảm của mình nhưng trong sâu thẳm luôn muốn con mình được hạnh phúc. Cả cha và mẹ đều yêu thương con hết mực không có gì có thể sánh được với công cha nghĩa mẹ. Để đổi lấy hạnh phúc và cuộc sống yên bình cho các con, những người làm cha làm mẹ luôn trăn trở, đau đáu một nỗi lòng mà những người con không gì có thể hiểu được.
Em tham khảo:
Tính tự lập có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.(Câu chủ đề) Vậy tính tự lập là gì? Tính tự lập là sự tự ý thức của con người khi làm một việc gì đó mà không cần sự nhắc nhớ, đôn đốc hay dựa dẫm và người khác. Người có tính tự lập luôn luôn là người đạt nhiều thành công trong cuộc sống.(Luận cứ) Thực tế cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tính tự lập. Như Jack Ma, nhờ có tính tự lập mà ông đã trở thành tỉ phú.(Luận điểm). Thử hỏi xem nếu không có tính tự lập thì chúng ta sẽ làm được gì? Sẽ đạt được thành công, sẽ bước trên con đường trải đầy hoa hay không? Tính tự lập giúp chúng ta có động lực để làm việc. Có tự lập, chúng ta mới biết được ngoài kia có biết bao sóng gió, thử thách. Nếu không có tự lập, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì thậm chí hình thành thói ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Hiện nay, có rất nhiều các bậc phụ huynh rất nuông chiều con, không cho con sống tự lập để rồi gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tự lập. Đôi lúc chúng ta vẫn phải hỏi ý kiến của người lớn, những người thân trong gia đình để có hướng đi tốt nhất cho chính bản thân mình. Thật vậy, mỗi người hãy rèn cho mình tính tự lập bới tự lập không phải tự có, xuất hiện trong chúng ta, nó chỉ có khi chúng ta biết trau dồi, biết rèn luyện mà thôi!
Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do vi-rút Corona, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.
Trong đó, nhà trường và giáo viên đóng vai trò then chốt. Việc chia sẻ thông tin chính xác và khoa học về COVID-19 sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng về dịch bệnh và tăng cường khả năng ứng phó của trẻ em trước các tác động gián tiếp của dịch bệnh đối với cuộc sống.
- Tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Tìm hiểu thêm về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước vi-rút Corona và các bệnh khác chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường xuyên, tối thiểu 20 giây/lần. Để dạy trẻ thói quen rửa tay, thay vì dọa dẫm, giáo viên có thể cho trẻ hát theo ban nhạc The Wiggles hoặc nhảy theo điệu nhảy này để vừa học vừa vui. Xem thêm về rửa tay tại đây.
- Xây dựng một công cụ để theo dõi hành vi rửa tay ở học sinh và thưởng cho trẻ nào rửa tay thường xuyên/kịp thời.
- Sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ các triệu chứng bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu, đau bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng lòng thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an toàn).
- Khi ngồi theo vòng tròn, để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ, cho trẻ tập giãn cách nhau một sải tay hoặc tập bắt chước chim vẫy cánh để trẻ biết cách duy trì khoảng cách an toàn với người khác và không chạm vào người bạn.
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
- Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
- Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
- Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn, rồi phân tích các hành vi dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao trong đoạn văn đó và đề xuất phương hướng thay đổi hành vi. Chẳng hạn, một thầy giáo đến trường khi bị cảm lạnh. Thầy hắt hơi và lấy tay che mũi, miệng. Thầy bắt tay với đồng nghiệp. Sau đó, thầy lau tay bằng khăn mùi xoa rồi lên lớp. Thầy giáo đã làm gì dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao? Đáng lẽ, thầy giáo nên làm thế nào?
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
- Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
- Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
- Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
- Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
- Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn, rồi phân tích các hành vi dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao trong đoạn văn đó và đề xuất phương hướng thay đổi hành vi. Chẳng hạn, một thầy giáo đến trường khi bị cảm lạnh. Thầy hắt hơi và lấy tay che mũi, miệng. Thầy bắt tay với đồng nghiệp. Sau đó, thầy lau tay bằng khăn mùi xoa rồi lên lớp. Thầy giáo đã làm gì dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao? Đáng lẽ, thầy giáo nên làm thế nào?
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ.
- Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Nhắc nhở học sinh chia sẻ những hành vi có lợi cho sức khỏe đã được học với các thành viên khác trong gia đình.
- Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.
- Nâng cao tinh thần chủ động của học sinh trong việc tuyên truyền những thông tin xác thực về y tế công cộng.
- Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch và quá trình xây dựng chính sách về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân.
- Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, kênh thông tin của nhà trường hay làm áp-phích.
- Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.
- Lắng nghe và trả lời thắc mắc của học sinh.
- Nhấn mạnh rằng học sinh có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
- Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. . Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.
- Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch, tác động gián tiếp của đại dịch và các chính sách công có thể khuyến khích lòng khoan dung và gắn kết xã hội như thế nào.
- Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua mạng xã hội, đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương.
- Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.
a, Thể hiện cảm xúc tiếc nuối, thương xót cho ông đồ và thời kì hoàng kim của Nho học
b,
Gợi ý cho em các ý:
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống là gì?
Thực trạng của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống:
+ Quên đi việc xin chữ đầu năm
+ Không nhớ đến các phong tục
+ Sính ngoại, coi thường các nét đẹp VH truyền thống
...
Tại sao phải giữ gìn những nét đẹp VH dân tộc:
+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa
+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa
+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc
...
Dẫn chứng:
Một số gia đình hiện nay đã không còn đi xin chữ đầu năm nữa
Mở rộng vấn đề:
Nêu giải pháp để mọi người mọi nhà luôn giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống dân tộc?
Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
a). Cảm xúc:
+ Buồn tẻ vì sự quên lãng của mọi người dành cho ông đồ.
+ Tiếc thương cho ông đồ.
b).
Đoạn văn:
Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.
Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. Điều này cho ta thấy được việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc không còn được người dân ta xem trọng nữa, thay vào đó người ta chỉ mãi chạy theo sự đổi mới hiện đại.
Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. Theo em, ai cũng cần nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc bởi chúng ta mãi không thể nào quên đi cái đẹp của lịch sử của xã hội xưa.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:
- Em cần xác định, khi em cảm nhận mình đã khôn lớn thì sự khôn lớn ấy được thể hiện qua những yếu tố nào (thể chất, tinh thần, suy nghĩ....)?
- Qua những hoạt động, kỉ niệm nào mà em có thể rút ra được suy nghĩ rằng mình đã khôn lớn?
- Sự khôn lớn ấy được thể hiện ra sao?
Mọi người xung quanh nhìn nhận sự khôn lớn ấy như thế nào?
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
Vào một ngày, tôi bỗng nhận ra sự trưởng thành của mình.
II.THÂN BÀI
1. Miêu tả bản thân khi đã lớn
Đối với các bạn nam
- Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều + Giọng nói: bị vỡ giọng, nghe ồm ồm rất trầm.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, rắn chắc hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
- Tính cách:
+ Bớt hấp tấp, vội vàng hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
+ Quan tâm, chăm sóc bản thân mình nhiều hơn.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
Đối với các bạn nữ
- Vóc dáng, ngoại hình:
+ Chiều cao: cao hơn ngày trước rất nhiều.
+ Giọng nói: thánh thót, trong trẻo hơn.
+ Cơ thể: cơ thể phát triển tốt, trông dịu dàng, nữ tính hơn.
+ Trí tuệ: cảm thấy mình nắm rõ vấn đề hơn, giải quyết vấn đề tốt hơn, nhanh nhạy hơn.
- Tính cách:
+ Bớt hậu đậu hơn trước, làm việc gì cũng đều đắn đo, suy nghĩ kĩ lưỡng hơn.
+ Chải chuốt, chăm lo cho bề ngoài nhiều hơn trước khi đứng trước người khác.
+ Hay thẹn thùng, mắc cỡ trước bạn khác giới.
+ Biết quan tâm đến mọi người xung quanh mình hơn.
2. Kể một kỉ niệm sâu sắc để thể hiện đúng đề bài “...thấy mình đã khôn lớn”
Ví dụ: Trông em cho mẹ đi chợ
- Mẹ đi chợ, tôi phải trông em với biết bao vất vả, cực khổ.
- Lúc nào cũng phải để mắt đến nó bởi vì nó quá nghịch ngợm, hiếu động.
- Phải làm những trò chơi mà nó yêu cầu: làm ngựa cho nó cưỡi, chơi đùng đình,...
- Đút cơm cho nó ăn là một cực hình của một người làm anh, làm chị.
- Tắm rửa cho nó cũng là một điều rất vui và thú vị.
- Khi nó ngủ ngon lành là lúc tôi thở phào nhẹ nhõm.
- Mẹ đi chợ về, khen tôi trông em rất tốt.
- Mẹ nói với tôi rằng: "Con mẹ đã khôn lớn rồi đấy!".
3. Cảm nhận về bản thân mình
- Cần phải cố gắng nhiều hơn và phải rút kinh nghiệm trong cuộc sống của mình.
III. KẾT BÀI
- Khôn lớn đối với tôi là một điều gì đó rất thú vị và hạnh phúc.
- Đã là khôn lớn, tôi xin hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn đề trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng cha mẹ mình nữa.
BÀI VĂN THAM KHẢO SỐ 1
Trong gia đình, tôi là người nhỏ nhất nên luôn được mọi người bên ngoại yêu chiều. Hầu như mỗi lần về ngoại chơi, tôi không phải làm gì hết, chỉ ngồi đó chơi là được rồi. Trái lại với sự yêu chiều ờ bên ngoại, bên nhà nội hình như không mấy ai ưa tôi cả. Tôi không biết vì sao nhưng chắc là tại cái sự yêu chiều đã được nhằm vào em trai họ của tôi.
Cứ mồi lần có gì hay, tôi định chơi thì mấy cô lại không cho tôi chơi. Họ nói là tôi hậu đậu mất công chơi lại hư. Họ luôn nói tôi thụ động, hậu đậu, học không giỏi bằng em họ tôi. Dù hay bị la mắng, bị chê này nọ nhưng tôi không để điều đó làm cho tôi buồn, vì cha mẹ tôi luôn luôn ủng hộ tôi, yêu thương tôi. Tôi lấy điều đó làm động lực để tôi chứng minh cho mọi người thấy tôi không hậu đậu, thụ động, học kém.
Thời gian trôi qua thật nhanh, cái tên gọi “con bé hậu đậu” giờ cũng không còn nữa. Thay vào đó là những lời khen. Tôi không còn là con bé hậu đậu hay bị chê cười nữa mà bây giờ tôi đã là một học sinh lớp tám rồi đấy!
Cha từng nói với tôi: “Con người có ước mơ và có nghị lực kiên trì biến ước mơ thành hiện thực thì mới là một con người thành công”. Cũng chính sau khi nghe nói những lời ấy, tôi đã tự lập ra cho mình những mục tiêu cần phải hoàn thành trong tương lai. Tôi đem cho cha xem, cha cười và bảo tôi: “Giỏi lắm con yêu. Mục đích bây giờ đã có, con hãy cố gắng kiên trì thực hiện nhé!". Những lời nói ấy cũng là động lực cho tôi tiếp tục cố gẳng. Tôi còn nhớ tám năm trước, tôi chỉ là một con bé rụt rè., thụ động, hậu đậu và học không giỏi. Thế mà tám năm sau, tôi bây giờ đã trưởng thành hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, có ý chí hơn. Tôi đã hoàn toàn lột xác bỏ lại cái vỏ bọc của con bé hậu đậu năm xưa. Cha mẹ luôn hỏi tôi những câu hỏi:” Lớn lên con định làm gì?”. Câu trả lời của tôi luôn khác nhau theo năm tháng. Hồi học lớp một, tôi ước mơ được trở thành một nàng tiên trong truyện cổ tích. Lớp ba và lớp năm thì tôi lại ước mơ được làm nhà khoa học. Nhưng đến lớp tám, tôi chắc chắn ước mơ của mình chính là trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng. Lúc ấy, tôi cảm thấy tôi rất cần trả lời chính xác cho ước mơ, dự định của tôi trong tương lai. Tôi cảm thấy, mình đã lớn khôn.
Không chỉ lớn khôn về mặt thể xác mà tôi còn thấy mình lớn khôn về mặt suy nghĩ. Tôi không còn thích những nơi ồn ào, không còn hứng thú những trò chơi điện tử mà tôi từng dành thời gian suốt ngày để chơi với chúng, tôi không còn thích xem những bộ phim hoạt hình, đọc những cuốn truyện vô bổ nữa mà bây giờ tôi thích những nơi yên tĩnh, trầm lắng hơn. Tôi bắt đầu thích việc viết nhật kí, đọc những quyển tiểu thuyết, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn. Tôi có thể dành thời gian hàng giờ chỉ để ngắm một vật hay một cơn mưa. Trước đây, tôi làm nhiều điều mà không nghĩ đến hậu quả nhưng bây giờ trước khi nói một lời nói, làm một việc gì đó, tôi đều suy nghĩ thật kĩ trước khi làm.
Trước đây, tôi từng làm cha mẹ phải buồn, phải lo lắng và thất vọng. Tôi lúc đó không hề biết những việc mình làm sẽ ảnh hưởng hay tổn thương cha mẹ ra sao. Cứ thích cái gì là làm thôi. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một điều ước, tôi sẽ ước : thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm mình đã gây ra. Tôi đã thực sự ý thức được việc mình làm có thể gây tổn thương cho những người yêu thương tôi nhiều như thế nào. Phải chăng, tôi đã lớn?
Tôi cảm thấy mình đã khôn lớn về mọi mặt: Thể xác lẫn tâm hồn. Lớn khôn không chỉ trong suy nghĩ mà còn về từng lời nói, cử chỉ hay cả suy nghĩ về tương lai và cuộc sống của mình. Tôi cũng đã học được rất nhiều bài học, suy nghĩ thận trọng hơn và có ý chí cho tương lai sau này. Có lẽ tôi đã lớn thật rồi.
(Bài làm của học sinh)
BÀI VĂN 2
Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thể chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giống như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.
Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng… Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.
Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tôi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng để cho bố mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước đế rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thế mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều tò các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thế hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế tự lo cho mình. Không giống như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thể không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.
Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muốn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muốn mình có thế làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ để tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muốn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.
Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn… Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Chu Văn An thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi cũng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.
Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chị sống ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ở nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà để bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm bác đã khen tôi làm bố tôi rất vui và hài lòng. Tối hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:
– Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!
Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bố mẹ tự hào về mình – có nghĩa là tôi đã lớn khôn. Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách rất xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cố gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.
(Bài làm của học sinh)
BÀI VĂN 3
Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng, mình đã lớn khôn. Đối với tôi, điều đó đã trở thành hiện thực. Đúng là như vậy, tôi đã lớn khôn.
Tuổi thơ của tôi thật hạnh phúc, một tuổi thơ êm đềm. Không giàu sang phú quí, nhưng tôi được sống trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. Từ bé đến giờ, tôi chưa phải chịu một nỗi khổ cực nào, bởi vì tôi luôn được ba mẹ săn sóc, bảo vệ. Cứ thế, tôi đã lớn dần. Tôi càng phát triển, càng cao lớn, thì ba mẹ tôi lại dần dần già đi. Tôi đã từng làm cho mẹ khóc bởi vì tôi đã hỗn láo với mẹ, tôi đâu có biết rằng những giọt nước mắt kia là vì tôi, là vì những sai trái mà tôi đã gây ra, những giọt nước mắt kia sẽ làm cho mẹ tôi thêm già, và có khi nào, nó sẽ đưa tôi đến gần ngày xa mẹ hơn. Tôi đã từng làm ba tức giận đến mức không thể kìm nén, ba đã mắng tôi rất nhiều, đã đánh tôi vài cái, nhưng trong thâm tâm của ba chỉ muốn tôi nên người. Vậy mà tôi đã từng suy nghĩ rằng, ước gì mình lớn thật nhanh để có thể sống riêng, không phải ở chung với ba mẹ, một cuộc sống tự do tự tại, không ai có thể ngăn cấm mình điều gì, và không cần phải nghe nhưng lời răn mắng của ba mẹ nữa.
Đúng vậy, tôi đã từng nghĩ như vậy đấy. Một ý nghĩ thật tệ hại, một ý nghĩ ngu xuẩn và của một kẻ vô ơn. Ngồi một mình trong phòng riêng của mình, tôi tự vắt tay lên trán suy nghĩ. Chỉ hai mươi, ba mươi năm nữa thôi, đến lúc tôi đã trưởng thành, thì ước mơ lớn nhất của đời mình chính là mong những năm tháng ngốc nghếch làm ba mẹ buồn lòng sẽ trở lại để tôi sửa chữa, để tôi làm cho ba mẹ vui, lại được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, nghe lời chỉ bảo của ba, tôi sẽ mong mỏi điều đó đến phát khóc, bởi vì có lẽ, lúc đó, ba mẹ chỉ còn trong kí ức của bản thân tôi. Tôi thoáng nghĩ đến điều này, mà trước đây tôi chưa từng nghĩ tới, bởi vì một điều rằng, tôi đã khôn lớn rồi.
Tôi đã khôn lớn vì lời răn dạy của ba mẹ. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết cảm nhận được nỗi đau về thể xác khi ba mẹ phải vất vả nuôi tôi khôn lớn, nỗi đau tinh thần khi nghe những lời hỗn láo từ đứa con đã rứt ruột đẻ ra của ba mẹ. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết suy nghĩ vì những lỗi lầm của chính bản thân mình gây ra, thay vì đổ lỗi đó cho người khác. Tôi đã khôn lớn bởi vì tôi đã biết yêu thương mọi người, chia sẻ cho mọi người, giúp đỡ mọi người thay vì chỉ đón nhận tình yêu thương, sự chia sẻ và giúp đỡ của người khác. Tôi đã khôn lớn vì tôi đã biết vui trước niềm vui của người khác, biết buồn trong nỗi buồn của mọi người, biết căm phẫn trước những bất công và biết rơi nước mắt trước những bất hạnh của cuộc đời.
Tôi đã lớn trong cả tâm hồn của mình. Tôi sẽ luôn nâng niu những hạnh phúc như một món quà mà thượng đế đã ban tặng, và trân trọng nó bằng cả trái tim. Thời gian đã trôi qua tôi một cách vô cảm, mà giờ đây tôi thấy nó quí báu như viên kim cương, và sự quí giá của nó tùy thuộc vào tôi.
Không lâu đâu, chỉ vài năm nữa thôi, tôi sẽ bước vào cuộc đời, cuộc đời của chính bản thân mình, không còn vòng tay của mẹ, không còn sự che chở của ba. Tôi sẽ tự mình bước trên con đường riêng của mình, và sẽ tự nắm lấy chìa khóa để mở cánh cửa của tương lai, cánh cửa vươn tới ước mơ của tôi.
(Bài làm của học sinh)
BÀI LÀM 4
Cứ mỗi ngày trôi qua, tôi lại lớn thêm một chút. Năm nay tôi đã mười ba tuổi. Lúc trước còn nhỏ, tôi thường hay suy nghĩ cho riêng mình, nhưng năm nay tôi đã biết suy nghĩ chín chắn hơn, biết suy nghĩ cho mọi người vì tôi thấy mình đã khôn lớn. Mấy năm trước, tôi hay suy nghĩ một cách rất bồng bột, thiếu suy nghĩ nhiều chiều nên hay làm tổn thương đến người khác. Lúc ở nhà, tôi chỉ biết ru rú trong căn phòng của mình bấm điện thoại, không biết phụ giúp gia đình công việc nhà. Nhiều lúc tôi còn nóng giận, hành xử không phải với người thân trong gia đình. Khi ở ngoài đường, tôi chỉ muốn thể hiện bản thân mình một cách nổi bật nhất nên quên hết những người ở xung quanh mình. Có thể nói là tôi cực kì “hổ báo” (theo cách gọi của giới trẻ bây giờ).
Còn bây giờ, khi về đến nhà tôi đã luôn có mặt ở dưới phòng khách xem ti vi chờ mẹ sai việc hay trông em bé phụ mẹ. Tôi đã suy nghĩ chín chắn hơn, nghĩ đến cả hậu quả để không còn hành động sai trái làm người khác phải buồn vì mình nữa. Lúc ngoài đường thì tôi đã biết kiềm chế bản thân cái cảm giác muốn nổ tung để thể hiện mình với người khác. Tôi lịch sự và đối xử lễ phép hơn. Và giờ đây, tôi cảm thấy mình không còn “hổ báo” nữa.
Có thể lí do khiến tôi thay đổi như vậy là vì tôi nhìn thấy và cảm nhận được những ánh mắt ganh ghét lẫn đau buồn, tổn thương sau những gì tôi làm. Lúc trước và bây giờ, tuy chỉ cách nhau một, hai năm nhưng tôi đã thay đổi khá nhiều để người thân sẽ luôn tự hào về tôi hơn, người ngoài sẽ có một cái nhìn khác thân thiện về bản thân tôi hơn.
Tôi sẽ cố gắng sửa đổi bản thân mình hơn cả bây giờ và trong tương lai. Tôi không còn muốn mọi người xem tôi là một đứa con nít bướng bỉnh chưa hiểu chuyện nữa mà hãy xem tôi là một con người trưởng thành và chín chắn hơn trong mọi việc. Vì tôi thấy mình đã thật sự khôn lớn.
(Bài làm của học sinh)
BÀI LÀM 5
Năm tháng dần qua, mỗi ngày tôi lại có thêm một sự thay đổi mới. Mỗi tối trước khi ngủ tôi cứ suy nghĩ rằng: “Sáng mai, khi nhìn trước gương mình sẽ có gì thay đồi” như ngoại hình, vóc dáng, cân nặng, suy nghĩ và hành động của mình. Cứ như thể cho đến khi tôi khôn lớn.
Quả đúng như vậy, mỗi con người chúng ta đều biết rằng, trẻ em khi còn nhỏ luôn có một điều là mong muốn mình ngày càng lớn khôn, chững chạc hơn như bao người xung quanh khác. Cả tôi cũng vậy, từ khi còn nhỏ luôn ba mẹ bồng bế trên tay, cưng chiều như quả trứng còn non dại. Luôn được mọi người trong gia đình chăm sóc, lo lắng, yêu thương hết mực. Nhắc đến chuyện quá khứ, tôi nhớ lúc tôi được một tuổi thì bị sốt. Ba mẹ đã rất lo lắng, chăm sóc cho tôi từng chút một không phút ngơi nghỉ. Nhưng đổi ngược lại bây giờ, khi mắc bệnh thì phải tự chăm sóc cho bản thân mình. Không chỉ vậy, năm tôi lên sáu tuổi, chập chững bước vào lớp một, trong lòng tôi luôn thấy khó chịu, bồi hồi và lo sợ. Khi bước vào lớp, mẹ buông tay tôi và sau đó đi về. Lúc đó, tôi cứ khóc suốt nhưng rồi tôi cũng nín khóc và làm quen với các bạn xung quanh mình. Từ đó đến nay, tôi đã xóa sạch những giọt nước mắt mỗi khi vào lớp đầu năm học. Cứ nghĩ đến những chuyện đó, tôi lại thấy mình rất trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên. Không phải lúc nhỏ mà mãi đến nay tôi mới thấy có sự thay đổi về chính mình. Không chỉ ngoại hình, mà tính nết cũng có nhiều phần thay đổi. Trong lời nói có sự thay đổi rất lớn là luôn cẩn trọng và lịch sự hơn chứ không cụt ngủn nữa. Thái độ và cử chỉ với mọi người có sự thay đổi là không còn cộc cằn như trước, hay nóng giận vô cớ, dễ giận dỗi nữa. Còn nhớ lúc trước, tôi hở một tí là hờn giận còn bây giờ thì không còn điều đó nữa. Vóc dáng tôi trở nên cao ráo hơn, thon gọn hơn và còn điệu đà trong cách ăn mặc nữa. Tóc tai được chải chuốt gọn gàng. Điều đặc biệt hơn nữa là khi thầy, cô giảng bài trên lớp thì tôi thấy mình tiếp thu bài giảng của thầy cô rất dễ dàng.Trong khi ngày trước, mỗi khi thầy cô giảng bài là tôi đều ngủ gật. Đọc câu chuyện Thánh Gióng, suy nghĩ muốn lớn như thổi khiến tôi ăn cơm rất nhiều đến nỗi tức bụng quá ngủ không được, thế là bị mẹ la cho một trận. Ôi! Nghĩ đến những kí ức xa xưa, sao tôi thấy mình ngốc nghếch và hồn nhiên quá. Và bây giờ, tôi mới ngẫm nghĩ kĩ rằng mình bây giờ đã thật sự khôn lớn.
Qua những kỉ niệm ấu thơ, qua những lần vụng về, hậu đậu, tôi thấy mình tuy khôn lớn phần nào trong con người của mình nhưng tôi luôn tâm niệm một điều rằng sẽ luôn cố gắng phấn đấu học tập tốt để tương lai xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.
(Bài làm của học sinh)
BÀI LÀM 6
Một buổi sáng thức dậy, tôi nhìn bóng mình trong gương rồi ngỡ ngàng với chính mình. Tôi đây ư? Đâu rồi cái hình ảnh con nhỏ thấp bé, nghịch ngợm, suốt ngày chạy lăn xăng khắp nhà… Trước mắt tôi giờ đây là một cô gái cao lớn, khoẻ mạnh, đầy tự tin và có phần chững chạc. Tôi đã lớn rồi sao?
Có lẽ, theo năm tháng, suy nghĩ của con người cũng có phần thay đổi. Tôi không còn thích những nơi quá ồn ào, đông đúc; không còn thích những game điện tử mà tôi từng nghĩ sau này lớn sẽ dành hết thời gian để luyện tập; không còn thích những cuốn truyện tranh vớ vẩn hay sưu tầm đĩa của những bộ phim hoạt hình… Tôi thích những gì trầm lắng hơn, sâu sắc hơn. Tôi bắt đầu viết nhật kí, vẽ tranh khi vui cũng như khi buồn; tôi sẵn sàng vắt sạch nước mắt khi xem một bộ phim hoặc một cuốn sách cảm độnghay dành hàng giờ ngồi ngắm một cơn mưa buồn về chiều quen thuộc trên mảnh đất cao nguyên Đà Lạt. Chỉ vài năm trước thôi, tôi sẽ sẵn sàng làm bất cứ việc gì đơn giản là vì tôi muốn mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao. Nhưng bây giờ, mỗi lời nói, mỗi việc làm đều được tôi suy nghĩ, chọn lọc kỹ càng. Lẽ nào, tôi đã lớn rồi sao?
Trước đây, tôi đã từng làm ba mẹ phải buồn, rất buồn và vô cùng thất vọng, lúc đó tôi không hề có ý thức về việc tôi làm tổn thương họ ra sao. Còn lúc này đây, nếu cho tôi một đề văn ” Nếu có một điều ước bạn sẽ ước gì?” tôi sẽ đặt bút mà viết không cần suy nghĩ, tôi ước có thể làm thời gian quay trở lại để tôi sửa chữa mọi lỗi lầm ngốc nghếch tôi đã gây ra, tôi thực sự ý thức được việc tôi làm gây tổn thương những người yêu thương tôi đến nhường nào.
Có ai đó đã hỏi tôi:” Bạn nghĩ gì về tương lai của mình?” nếu là trước đây, tôi sẽ sẵn sàng trả lờ: việc tương lai thì cứ để sau này hãy tính, suy nghĩ nhiều chỉ thêm nhức đầu. Nhưng giờ đây, tôi biết, tất cả những gì tôi học được, làm được hôm nay có ảnh hưởng rất lớn, nó là nền móng vững chắc, là chiếc chìa khoá để tôi mở cánh cửa tương lai của chính tôi. Phải chăng, tôi đã lớn?
Tôi thấy mình đã khôn lớn không chỉ về thể chất mà là trong cả tâm hồn. Tôi thấy mình khôn lớn trong từng suy nghĩ, từng lời ăn, tiếng nói, cả trong cách cảm nhận cuộc sống. Ai cũng từng mắc lỗi, nhưng người chiến thắng là người không chạy trốn mà sẵn sàng đối diện, sẵn sàng sửa đổi. Tôi đã lớn lên từ sự nghiêm khắc có phần độc đoán của ba, tình yêu thương dịu dàng của mẹ. Có lẽ, tôi đã lớn thật rồi.
đó là đầy đủ các bài trong lời giải hay đấy cậu nhớ tham khảo nghe
chúc cậu học tốt
Mỗi một ngày trôi đi với biết bao sự kiện, bao nhiêu thăng trầm khiến cho con người ta ngày càng trưởng thành hơn, tôi cũng như vậy. Tôi nhận thấy bản thân mình ở hiện tại có rất nhiều điểm khác so với quá khứ ngây ngô đến ngờ nghệch trước kia. Tôi đã khôn lớn thật rồi. Những thay đổi trong tôi đa số đều theo hướng tích cực, để tôi kể cho các bạn nghe về quá trình trưởng thành của tôi.
Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thế dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thế giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng... Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đối với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.